Trang chủNewsThế giớiTrung Quốc gặp khó ở 'tiền đồn' nam Thái Bình Dương

Trung Quốc gặp khó ở ‘tiền đồn’ nam Thái Bình Dương


Hôm qua, AP dẫn lời Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka ngày 7.6 cho biết nước này đang xem xét lại thỏa thuận hợp tác an ninh về việc cho phép cảnh sát Trung Quốc đồn trú tại Fiji. Thậm chí, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng New Zealand tại Wellington, Thủ tướng Rabuka còn ám chỉ sẽ đình chỉ thỏa thuận trên.

Trung Quốc gặp khó ở 'tiền đồn' nam Thái Bình Dương
 - Ảnh 1.

Tàu Trung Quốc neo đậu gần bờ ở Fiji

Được ký kết vào năm 2011 và là thành tựu quan trọng của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ở các đảo quốc nam Thái Bình Dương, nhưng thỏa thuận trên gây nhiều tranh cãi trong chính nội bộ Fiji. Thời gian qua, Mỹ còn đạt một số thỏa thuận tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, nhưng dần gặp không ít thách thức khi bị sự cạnh tranh gay gắt từ Mỹ và đồng minh. Vì thế, nếu Fiji ngưng thỏa thuận trên sẽ là một thách thức lớn cho Trung Quốc ở khu vực vốn được mệnh danh là “tiền đồn” vùng Thái Bình Dương.

Từ cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung

Trả lời Thanh Niên ngày 8.6, cựu đại tá hải quân Mỹ Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii Thái Bình Dương) đánh giá: “Khoảng 5 năm gần đây, Mỹ và Trung Quốc có cuộc cạnh tranh chiến lược ở các quần đảo nam Thái Bình Dương. Trước năm 2017, Mỹ thiếu tăng cường quan hệ các quốc gia ở khu vực này, nên Trung Quốc có điều kiện mở rộng ảnh hưởng tại đây. Trong đó, Quần đảo Solomon đã ký kết các thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Sau này, Mỹ mới nhận ra sai lầm và bắt đầu nỗ lực cạnh tranh”.

“Mỹ nhận ra Trung Quốc không chỉ giành được các mối quan hệ an ninh và tiếp cận các quốc gia đó mà còn xây dựng các sân bay, bến cảng và cơ sở hạ tầng khác cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Các căn cứ của Trung Quốc ở nam Thái Bình Dương có thể gây khó khăn cho hoạt động quân sự của Mỹ ở vùng tây Thái Bình Dương, đồng thời cho phép hải quân và không quân Trung Quốc hoạt động bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất”, ông Schuster phân tích.

Thực tế, gần đây, Mỹ dần đạt được một số thỏa thuận và tăng cường hợp tác với các nước ở khu vực này.

Đến sự phối hợp của “Bộ tứ” và Ấn Độ nâng vai trò

Cũng trả lời Thanh Niên ngày 8.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét quyết định trên của Fiji có thể là một bước rất quan trọng đối với an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) vì các lý do sau.

Thứ nhất, vì Trung Quốc đã thành công ở nam Thái Bình Dương, nên quyết định của Fiji là một bước quan trọng để “Bộ tứ” (gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ) phản công. Gần đây, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương. Trung Quốc đã đồng ý với thỏa thuận an ninh với một số đảo quốc ở khu vực này như Solomon. Vì thế, “Bộ tứ” đã tăng cường cạnh tranh. Chẳng hạn, khi Tonga đối mặt với thảm họa núi lửa gần đây, Mỹ – Úc – Nhật đã gửi tàu cứu hộ tới Tonga dù Tonga cách xa đất nước của họ. Và khi Fiji và Papua New Guinea (PNG) cần vắc xin Covid-19, Ấn Độ đã tài trợ. Trong chuyến thăm PNG gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, 2 bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng với PNG. Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng bao gồm Fiji.

Trung Quốc đã có nhiều năm tăng cường ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương. Điều đó nhằm giảm bớt sự ủng hộ của các đảo quốc này đối với Đài Loan, đồng thời lấy khoảng trống mà phương Tây để lại. Điển hình, Bắc Kinh đạt thỏa thuận cho phép cảnh sát Trung Quốc đóng quân tại Fiji. Nhưng gần đây, sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và phương Tây, cùng những lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua các sáng kiến hợp tác khiến Fiji xem xét lại các thỏa thuận với Bắc Kinh.

Các quốc đảo như Fiji cần phải cân bằng dư luận trong nước với những căng thẳng địa chính trị liên quan Trung Quốc, nhưng cũng không tránh khỏi mọi hình thức hợp tác với Trung Quốc. Thay vì từ chối mọi hợp tác với Trung Quốc, Fiji và các quốc đảo khác cần tăng cường tính minh bạch xung quanh các hoạt động của họ và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đều tuân theo luật pháp trong nước.

GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật)

Thứ hai, diễn biến mới xoay quanh quyết định của Fiji có thể tác động tình hình eo biển Đài Loan. Thời gian qua, Bắc Kinh thuyết phục các nước nam Thái Bình Dương thay đổi lập trường ngoại giao đối với Đài Loan. Solomon và Kiribati đã chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc và thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Đây là khu vực vốn có nhiều nước đặt quan hệ chính thức với Đài Loan. Nếu Đài Loan mất quan hệ ngoại giao chính thức với các nước khác, thì khi Trung Quốc sử dụng vũ lực để hợp nhất Đài Loan sẽ trở thành vấn đề nội bộ, chứ không phải vấn đề quốc tế.

Thứ ba, diễn biến lần này ở Fiji là trường hợp đầu tiên mà Ấn Độ góp phần tác động đến quan điểm của các nước nam Thái Bình Dương. Trong nhóm “Bộ tứ” thì Úc là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở khu vực này. Nhưng việc Trung Quốc gần đây tăng cường ảnh hưởng thành công cho thấy ảnh hưởng của Úc chưa đủ. Vì vậy, Mỹ và Nhật đã nỗ lực nhiều hơn nhưng vẫn chưa đủ.

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến thăm PNG. Lẽ ra đây là chuyến thăm lịch sử của một Tổng thống Mỹ đến các đảo quốc nam Thái Bình Dương. Nhưng cuối cùng, chuyến thăm bị hủy (chỉ Ngoại trưởng Blinken đã đến PNG) do ông Biden phải ưu tiên nghị trình chính trị tại Mỹ. Tuy vậy, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm PNG. Đối với PNG, chuyến thăm của ông Modi đã cứu vãn thể diện của lãnh đạo nước này. Do đó, ảnh hưởng của Ấn Độ đang tăng lên.

Kể từ năm 2014, Ấn Độ đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Ấn Độ – các đảo quốc Thái Bình Dương và mở rộng ảnh hưởng tại đây. Năm 2021, Ấn Độ đã tặng nhiều loại vắc xin cho Fiji và PNG. Giờ đây, Fiji đang đổi ý vì Ấn Độ. Một nửa dân số Fiji có nguồn gốc Ấn Độ. Như vậy, Ấn Độ có ảnh hưởng thông qua các mối liên hệ của Ấn Độ.

TS Nagao khẳng định: Trong bối cảnh hiện nay, Ấn Độ thể hiện tầm ảnh hưởng ở nam Thái Bình Dương thì là động thái đáng hoan nghênh đối với các thành viên khác trong “Bộ tứ”. 



Source link

Cùng chủ đề

Ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, lần đầu tiên trong lịch sử, Đức đóng vai trò quốc gia bảo lãnh; ông Zelensky nói...

Ngày 16/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký thỏa thuận an ninh tại Berlin, cùng thời điểm với Hội nghị An ninh Munich khai mạc ở miền Nam quốc gia Tây Âu.

Pháp và Ukraine ký thỏa thuận an ninh tại Paris

Một quan chức Pháp giấu tên cho biết thỏa thuận này nhằm mục đích "cung cấp hỗ trợ lâu dài" cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga cũng như gửi một "thông điệp quyết tâm". Thỏa thuận sẽ bao gồm hỗ trợ tài chính và kinh tế, bên cạnh...

Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác an ninh với các quốc đảo Thái Bình Dương

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác an ninh với các quốc đảo Thái Bình Dương theo các nguyên tắc "chuyên nghiệp, hiệu quả và hữu nghị", "cởi mở, minh bạch và thiện chí".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Mới nhất

14:02:20

Ngây ngất trước non nước như tiên cảnh của Tràng An – Ninh Bình

Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu du lịch Tràng An - nơi được mệnh danh là tiên cảnh chốn nhân gian. Laodong.vn Nguồn

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị...
14:02:22

Ngoạn mục lễ diễu hành trên đầm Thị Nại của các tay đua mô tô nước thế giới

Chiều 24/3, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cùng 55 tay đua mô tô nước giương cao lá cờ tổ quốc diễu hành trên đầm Thị Nại. NGUYỄN GIA - DŨNG NHÂN - TRÀ LYvtcnews.vnNguồn

Mới nhất