Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVaccine ngừa sởi được tìm ra như thế nào?

Vaccine ngừa sởi được tìm ra như thế nào?


Các nhà khoa học vào vùng dịch ở miền Tây nước Mỹ để bẫy virus, hàng chục lần nuôi cấy và chỉnh sửa bán thành phẩm để tạo ra vaccine sởi.

Tháng 1/1954, bệnh sởi hoành hành ở Fay, ngôi trường nội trú dành cho nam sinh lâu đời ở Southborough, Massachusetts (Mỹ). Một bác sĩ kiêm nhà khoa học trẻ mang túi gạc vô trùng và ống tiêm đến bệnh xá, nói với từng học sinh đang ốm: “Chàng trai, cậu đang đứng trước thách thức của khoa học”.

Tên ông là Thomas Peebles, được John F Enders (nhà vi trùng học tại Harvard) cử đến. Enders là một trong ba nhà khoa học được trao giải Nobel về Sinh học và Y học, nhờ khám phá ra virus bại liệt có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy không có các mô thần kinh. Thành tựu này giúp bệnh bại liệt dễ nghiên cứu hơn trong phòng thí nghiệm, mở đường phát triển vaccine bại liệt đầu tiên.

“Bẫy” virus

Enders lấy bệnh sởi làm mục tiêu nghiên cứu tiếp theo. Đây là loại virus dễ lây lan nhất, di chuyển nhanh khi xâm nhập vào cơ thể, sau đó gây sốt cao, phát ban, khiến người bệnh rất khó chịu. Sởi có thể gây viêm não hoặc viêm phổi. Đôi khi, virus gây ra bệnh viêm não xơ cứng bán cấp trong lần nhiễm thứ hai, khiến bệnh nhân tử vong.

Sự bùng phát bệnh sởi ở Trường Fay không hiếm gặp. Giữa những năm 1950, bệnh sởi đã lây nhiễm cho khoảng 500.000 người Mỹ mỗi năm, giết chết khoảng 500 người. Ở những nơi khác trên thế giới, cứ hai hoặc ba năm có một trận dịch lớn và tỷ lệ tử vong cao ở các nước nghèo. Do đó, “phá” được bệnh sởi có thể cứu sống hàng triệu người.

Tại Trường Fay, Peebles cầm miếng gạc, giải thích cho những thiếu niên có làn da đỏ bừng, lốm đốm rằng hy vọng có thể nuôi cấy được virus sởi. Tuy nhiên, virus vẫn trơ lỳ sau nhiều tuần nuôi cấy.

Đầu tháng 2, Peebles đưa một mẫu virus vào bình thí nghiệm nuôi cấy tế bào thận của người, theo chỉ đạo của Enders. Mẫu virus này lấy từ cậu bé David Edmonston. Dưới kính hiển vi, ông nhận thấy cấu trúc của các tế bào thay đổi, dấu hiệu cho thấy virus đang phát triển. Peebles gọi Enders tới. Để xác nhận, họ tiêm thí nghiệm trên khỉ, khiến con vật phát ban, sốt cao. Tiếp theo, họ cần chế ngự virus.





Chuẩn bị sản xuất vaccine sởi từ tế bào trứng gà. Ảnh: WHO

Chuẩn bị sản xuất vaccine sởi từ tế bào trứng gà. Ảnh: WHO

Thử nghiệm và sai sót

Nguyên lý của vaccine là dùng tác nhân tự nhiên, ví dụ mầm bệnh đã suy yếu, đưa vào cơ thể để kích thích phản ứng miễn dịch. Do đó, việc “bẫy” và nuôi cấy được virus là bước rất quan trọng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không có công thức an toàn hoặc lộ trình làm suy yếu mầm bệnh để phát triển thành kháng nguyên. Họ phải liên tục thử nghiệm và học tập từ sai lầm.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu từ nuôi cấy virus trên màng ối xin được từ bệnh viện phụ sản gần đó. Tiến sĩ Samuel L Katz, một thành viên khác của nhóm, nhớ thành công nhân được virus sau 24 lần. Katz viết: “Enders tiếp tục gợi ý nếu virus phát triển trong tế bào màng ối của con người, có thể sẽ nhân lên trong môi trường tương tự”.

Sau khoảng 13 lần thử nghiệm trên tế bào trứng gà, nhóm thu được thành phẩm bán thực nghiệm, tiêm cho khỉ. Kết quả, virus không gây phát ban, không xuất hiện trong máu, tạo kháng thể trung hòa.

Đến năm 1958, nhóm nghiên cứu đánh giá vaccine đủ điều kiện thử nghiệm trên người. Người đầu tiên thử nghiệm đang học tại trường công lập dành cho trẻ em chậm phát triển, được đánh giá là có môi trường sống tồi tệ và thường chịu các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm bất thường.

Những thử nghiệm bước đầu cho thấy sản phẩm của Enders hoạt động hiệu quả, có vai trò dự phòng sởi. Tại một trường học dành cho người thiểu năng trí tuệ, 23 trẻ được tiêm chủng sau đó không có triệu chứng bệnh sởi sau khi gặp đợt bùng phát dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc tiêm chủng cũng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Hầu hết trẻ đã tiêm bị sốt, một nửa phát ban. Tiến sĩ Maurice Hilleman, người điều hành phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học tế bào và virus của Công ty Dược phẩm Merck, đồng thời là người tiếp quản vaccine Enders để thử nghiệm thêm, sản xuất và phân phối thương mại, nhớ lại: “Một số trẻ sốt cao đến mức bị co giật”.

Như vậy, các nhà khoa học chưa tạo ra vaccine, chỉ cung cấp sự bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm. Để có vaccine, kháng nguyên cần rất hiệu quả và an toàn với cơ thể người, cần nghiên cứu thêm. Hilleman là một nhà khoa học xuất sắc, phù hợp cho công việc này.





Vaccine sởi - quai bị - rubella hiện nay. Ảnh: Reuters

Vaccine sởi – quai bị – rubella hiện nay. Ảnh: Reuters

Hilleman đã mời một bác sĩ nhi khoa để nghiên cứu về gamma globulin (phần huyết tương chứa kháng thể). Đến năm 1962, nhóm nghiên cứu xác định dùng lượng nhỏ gamma globulin tiêm cùng lúc với mũi Enders đã làm giảm đáng kể tác dụng phụ của vaccine. Nhờ đó, 85% trẻ em được tiêm chủng đã bị sốt khi không có globulin miễn dịch, chỉ còn 5% tăng nhiệt độ sau khi tiêm.

Tuy nhiên, việc này vẫn gây khó cho tiêm chủng và phân phối. Hilleman tiếp tục cải tiến chủng Enders, bằng cách thử nghiệm thêm 40 lần nữa qua quá trình nuôi cấy phôi gà. Kháng nguyên được làm dịu hoàn toàn và vẫn sử dụng cho đến ngày nay, được tung ra thị trường vào năm 1968. Đến năm 2000, bệnh sởi đã bị loại bỏ ở Mỹ.

Nhưng vào cuối những năm 2010, chiến dịch chống vaccine đã diễn ra sôi nổi, các đợt bùng phát virus mới xuất hiện trên khắp nước Mỹ và thu hút sự chú ý của những người chưa được tiêm chủng.

David Edmonston, hiện 70 tuổi, cho biết hối hận vì từng không tiêm chủng cho con. Ông nhớ lại cơn bệnh sởi của mình, về các cơn sốt lú lẫn, phát ban và nhà nghiên cứu đã đến bệnh xá, trao cơ hội ghi dấu ấn trong khoa học, bảo vệ hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới.

Edmonston cho biết thật “thật xấu hổ” khi biết rằng các ca mắc bệnh sởi đang gia tăng trở lại, khi New York tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do loại virus có thể phòng ngừa được.

Ngày nay, hơn 80% trẻ em trên thế giới được bảo vệ nhờ tiêm tối thiểu một liều vaccine sởi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2000 đến 2015, vaccine đã cứu sống khoảng 17,1 triệu người.

Chi Lê (Theo Gavi, ScienceDirect)




Source link

Cùng chủ đề

Trao 10 giải nhất cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học

Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023 -2024 đã bế mạc ngày 22-3. Kết quả, ban tổ chức đã trao 10 giải nhất, 17 giải nhì, 23 giải ba và 27 giải tư. Năm nay, cả nước có 74 đoàn với 149 dự án dự thi. Cuộc thi do Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn, Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt...

Nhà khoa học Hàn Quốc coi ‘gạo thịt bò’ là nguồn protein bền vững cho tương lai

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Matter trong tháng này. Người đứng đầu nghiên cứu - giáo sư Jinkee Hong của Đại học Yonsei ở Seoul - cho biết "gạo thịt bò" là sản phẩm đầu tiên được tạo ra bằng cách nuôi dưỡng cơ và tế...

Viettel hợp tác cùng Intel nghiên cứu, thương mại hóa AI và 5G

Viettel và Intel sẽ phát triển các khái niệm, thử nghiệm thực tế và triển khai dịch vụ thương mại cho các dòng sản phẩm, giải pháp thuộc lĩnh vực AI, 5G, thiết bị thông minh... Tại hội nghị Di động thế giới MWC 2024 ở Tây Ban Nha, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Intel (công ty công nghệ hàng đầu thế giới về vi xử lý) ký kết biên bản ghi nhớ hợp...

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa lễ hội đầu xuân

Ngày 17-2, Bộ Y tế cho biết, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2024 vừa qua, cả nước không ghi nhận các trường hợp mắc cúm độc lực cao ở người như: cúm A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9)… đồng thời cũng không ghi nhận ca mắc Covid-19, đậu mùa khỉ và MERS-CoV-2. Song, có tới 357 người mắc sốt xuất huyết, 225 ca mắc tay chân miệng và 1 ca tử vong do bệnh dại ở Cà...

Tiến sĩ trồng nấm vân chi đỏ bằng vỏ trấu

Đồng ThápTừ lõi ngô và vỏ trấu, TS Trần Đức Tường nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ thay vì mùn cưa cao su, cho năng suất cao hơn và hoạt chất sinh học tốt hơn. Từ năm 2015, TS Trần Đức Tường, 53 tuổi, Trường Đại học Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu tận dụng lõi ngô, vỏ trấu để trồng nấm vân chi đỏ. Trước đây người trồng nấm thường sử dụng mùn cây cao su nhưng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn vương vị bánh, đậm tình quê hương. Trong chương trình, ông giới thiệu tác phẩm mới nhất - Dư vị...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa...

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Hội chứng Mallory Weiss – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi xuất huyết tiêu hóa cấp tính do vết rách niêm mạc tại thực quản hoặc gần dạ dày hay kết hợp cả hai do áp lực ổ bụng tăng mạnh và đột ngột. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đặc điểm- Hội chứng Mallory Weiss chiếm khoảng 8-15% số trường hợp...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Cùng chuyên mục

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Mới nhất

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

Mới nhất