Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVai trò của Bộ GD&ĐT trong quản lý chương trình phổ thông,...

Vai trò của Bộ GD&ĐT trong quản lý chương trình phổ thông, sách giáo khoa mới


Tôi có theo dõi hoạt động thảo luận của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp toàn thể trên hội trường liên quan đến chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa.

Là người trực tiếp biên soạn chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa, tôi thực sự ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD&ĐT có vẻ đã buông lỏng quản lý nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo.

Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo ngân sách nhà nước. Nghĩa là Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý Nhà nước.

Sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh minh hoạ: H.C)

 Sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh minh hoạ: H.C)

Vì sao Bộ GD&ĐT không nên biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng, nêu đầy đủ các lý do rất thuyết phục. Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa, có phải Bộ GD&ĐT đã buông lỏng quản lý hoặc mất vai trò chủ đạo của nhà nước hay không?

Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu Quản lý nhà nước của Bộ về chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa.

Cụ thể Bộ GD&ĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam”.

Không có thêm yêu cầu nào khác về quản lý chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa. Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm:

Thứ nhất, về quản lý nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD&ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ.

Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định chương trình phổ thông mới giáo dục phổ thông 2018 đến việc, quy định các yêu cầu về biên soạn sách giáo khoa và các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.

Thế nào là thực hiện quản lý nhà nước về chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa?

Trong lần đổi mới này, chương trình phổ thông mới giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, sách giáo khoa chỉ là các học liệu. Việc chủ trì xây dựng chương trình phổ thông mới, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai chương trình phổ thông mới là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý nhà nước về chương trình phổ thông mới.

Bộ GD&ĐT chủ trì chỉ đạo việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa. Bộ trưởng GD&ĐT đã ban hành quyết định thành lập các hội đồng thẩm định quốc gia, xem xét và phê duyệt các bộ sách đủ chất lượng được Hội đồng thông qua… thì có phải thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước không?

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn

Bộ GD&ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục… không phải là thực hiện quản lý nhà nước?

 

Bộ GD&ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai chương trình phổ thông mới giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới 2018.

Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình phổ thông mới linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục, chẳng lẽ không phải là thực hiện quản lý nhà nước?

Có thể dẫn ra rất nhiều bằng chứng khác nữa để thấy việc thực hiện quản lý nhà nước chủ động và chủ đạo của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng chương trình phổ thông mới và biên soạn sách giáo khoa.

Tôi đã công tác trong ngành Giáo dục hơn 40 năm, trong đó 30 năm tham gia biên soạn chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa. Trải qua 3 lần đổi mới chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội… thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa lại bài bản, kỹ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này.

Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội.

Việc biên soạn chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý… nhưng về căn bản chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong nghị quyết 29 của TW và Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Bộ GD&ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ đã buông lỏng hay không giữ vai trò chủ đạo trong trong việc quản lý nhà nước về chương trình phổ thông mới và sách giáo khoa.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Có thể giải thể trường đại học không đạt chuẩn

Từ nay tới năm 2028, các trường đại học phải đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, nếu không có thể bị đình chỉ tuyển sinh và giải thể. Thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nêu tại Hội nghị tập huấn triển khai thông tư 01 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học, ngày 22/3.Thông tư này được Bộ ban hành hồi tháng 2 với 6 tiêu chuẩn để bảo...

Đề tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2024

2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm cũ. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như các năm trước đó.Về nội dung, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Nội dung đề thi có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt...

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xe hoa bốc cháy khi đang diễu hành trên phố Đà Nẵng

Tối 25/3, một xe hoa trang trí tuyên truyền, quảng bá cho Lễ hội Quán Thế Âm 2024 (Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) bốc cháy khi đang diễu hành trên đường Phan Châu Trinh (quận Hải Châu).Khi vụ cháy xảy ra, lực lượng chức năng nhanh chóng dùng bình cứu hỏa để dập lửa nên không gây hậu quả nghiêm trọng.Lãnh đạo UBND quận Ngũ Hành Sơn xác nhận sự việc và cho biết chiếc xe...

HLV Troussier tặng vé xem trận Việt Nam vs Indonesia cho cảnh sát dẫn đoàn

Kết thúc buổi tập chiều 25/3, HLV Troussier đang tiến ra xe di chuyển của đội tuyển Việt Nam thì ông bất ngờ chuyển hướng, đi về phía 2 cảnh sát giao thông. Đây là 2 cảnh sát đảm trách nhiệm vụ dẫn đoàn cho đội tuyển Việt Nam từ sân tập về khách sạn.HLV Troussier tặng vé cho 2 cảnh sát dẫn đoàn. (Video: Minh Anh/Sao Thể Thao)HLV Troussier dành sự quan tâm, hỏi han về công...

Bộ Công an điều tra vụ VNDirect bị tấn công

Tối 25/3, trả lời PV VTC News, đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) cho biết, đơn vị đang điều tra, xác minh việc hệ thống của VNDirect bị tấn công.Trước đó, Công ty chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống bị tấn công từ 10h ngày 24/3, đến sáng 25/3 đã khắc phục và trong quá trình kết nối lại giao dịch. Tuy nhiên,...

Bài đọc nhiều

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng Hàn, bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.Hướng dẫn viên du...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Cùng chuyên mục

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường cấp tài khoản, mật khẩu cho học sinh THPT; các đơn vị dự thi do Sở GD&ĐT quy định cấp tài khoản, mật khẩu cho thí sinh tự do. Nhằm hạn chế sai sót, nhầm lẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống...

Sinh viên có nên làm thêm ca đêm?

Khi lựa chọn công việc làm thêm vào buổi tối, đa phần sinh viên sẽ tìm đến các quán cafe, cửa hàng tiện lợi, quán game. Theo đặc thù, các dịch vụ này sẽ mở qua đêm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vậy sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm không? Sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm?So với ca ngày thì công việc sắp xếp vào ca đêm sẽ có mức...

Mạo danh cán bộ, giảng viên Đại học Huế, ăn chặn tiền lệ phí thi của thí sinh

Xác nhận với VTC News chiều 25/3, đại diện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế cho biết, nhà trường đã báo cáo trực tiếp Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc có người giả danh cán bộ, giảng viên của trường, đưa thông tin lên mạng xã hội để lừa đảo thí sinh khi đăng ký và nộp lệ phí thi năng khiếu tuyển sinh...

Mới nhất

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- Nam

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- NamDự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc– Nam chạy qua địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn vướng mặt bằng, do đó, tỉnh đặt mục tiêu đến cuối tháng 4/2024...

VNDirect “thất thủ” – Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin

VNDirect “thất thủ” - Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin So với vụ tấn công xảy ra tại một công ty chứng khoán cách đây gần 3 năm, sự cố tấn công xảy ra tại VNDirect nghiêm trọng hơn khi việc dừng toàn bộ hệ thống và thời gian phục hồi dịch vụ dài hơn. ...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của...

Tăng chuyến tàu khách Bắc Nam

Cụ thể, tàu SE11 xuất phát ga Hà Nội lúc 21h20, đến ga Sài Gòn lúc 11h20. Chiều ngược lại, tàu SE12 xuất phát ga Sài Gòn lúc 19h25, đến ga Hà Nội lúc 9h20. Giá vé chặng suốt một chiều loại chỗ ghế ngồi từ 958.000 đồng/vé; giường nằm từ 1.170.000 đồng/vé trở lên, phụ thuộc ngày đi,...

Quyền Chủ tịch nước gặp mặt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, từ những hạt giống ban đầu với việc ra đời Câu lạc bộ Doanh nghiệp trẻ Việt Nam - tổ chức tiền thân của Hội và phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam, đến nay, Hội Doanh nhân trẻ đã được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố...

Mới nhất