Trang chủDestinationsHậu GiangVấn đề quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái...

Vấn đề quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe


Cần nhắc lại rằng, ngoài các cơ sở đã nêu ở số báo ngày 10-5 thì cơ sở về mức độ phù hợp với xu thế lập pháp và kinh nghiệm quốc tế, thì sự ra đời của Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ là tất yếu.

Cảnh sát giao thông Hậu Giang tuần tra, điều tiết giao thông ở thành phố Vị Thanh.

Ưu tiên nghiên cứu xây dựng luật về TTATGT đường bộ

Theo đó, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay theo hướng chuyên sâu, điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể để bảo đảm sự phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.

Trong quá trình xây dựng dự án luật, cơ quan soạn thảo đã trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu, tham khảo pháp luật của nhiều quốc gia, cho thấy nhiều quốc gia xây dựng luật về an toàn giao thông (trật tự, an toàn giao thông), luật về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhiều quốc gia xây dựng luật riêng về xây dựng, vận hành đường bộ cao tốc, luật riêng về vận tải đường bộ gắn với dịch vụ logistic. Công ước Viên mà Việt Nam tham gia cũng chỉ điều chỉnh về an toàn giao thông.

Chính phủ cũng nghiên cứu ý kiến việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì có xây dựng luật về các lĩnh vực đường thủy, đường sắt, đường không và đường hàng hải hay không và thấy rằng tai nạn giao thông đường bộ phức tạp nhất, chiếm 97% các vụ so với các loại hình giao thông khác, tính chất điều khiển an toàn tham gia giao thông, mật độ giao thông khác nhau và liên quan trực tiếp, hàng ngày với từng người dân nên ưu tiên nghiên cứu xây dựng luật về TTATGT đường bộ trước. Chính phủ cũng nghiên cứu 5 trụ cột về an toàn giao thông của Liên Hiệp Quốc gồm: (1) Quản lý an toàn giao thông; (2) Đường an toàn và lưu thông an toàn; (3) Phương tiện giao thông an toàn; (4) Người tham gia giao thông an toàn; (5) Ứng phó sau tai nạn và thấy rằng 5 trụ cột là một thể thống nhất trong xây dựng hệ thống pháp luật, không phải trong cùng một luật mới là thể thống nhất.

Tên gọi của dự thảo luật

Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị đổi tên Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thành “Luật An toàn giao thông đường bộ”, “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”, “Luật Quản lý trật tự, an toàn giao thông đường bộ”. Nhiều đại biểu đề nghị đổi tên Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thành “Luật Đường bộ” hoặc “Luật Hạ tầng và vận tải đường bộ”.

Chính phủ nhận thấy đổi tên Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thành “Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ” là phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh và mục tiêu của luật này, đó là bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông, duy trì, bảo đảm trạng thái trật tự, kỷ cương, nề nếp tham gia giao thông.

Đổi tên Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thành “Luật Đường bộ” là phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh và mục tiêu của luật là đầu tư, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng (bao gồm an toàn chất lượng đường sá, an toàn kỹ thuật phương tiện) và kinh doanh vận tải đường bộ, bởi nếu để cụm từ “giao thông” sẽ bao gồm sự đi lại, như vậy sẽ phải có các chế định tương ứng trong luật như quy tắc giao thông, người và phương tiện tham gia giao thông…, dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Ngày 30-1-2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2022, trong đó Chính phủ thống nhất đổi tên dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) thành dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thành dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cảnh sát giao thông Hậu Giang hướng dẫn người dân tham gia, chấp hành các quy định về an toàn giao thông.

Vấn đề quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Có 2 nhóm ý kiến của đại biểu Quốc hội: Ý kiến thứ nhất đồng ý chuyển giao cho Bộ Công an quản lý để tập trung, thống nhất, phù hợp với chức năng quản lý trật tự, an toàn xã hội; đề nghị có lộ trình chuyển đổi, áp dụng cho phù hợp với thực tế, đồng thời xã hội hóa việc đào tạo lái xe cho các cơ sở đủ điều kiện. Ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục giao cho Bộ Giao thông vận tải quản lý vì đang thực hiện ổn định.

Tại dự thảo Luật Bảo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã thống nhất quy định giao Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và là đòi hỏi khách quan để phù hợp với chức năng quản lý con người về trật tự, an toàn xã hội; gắn trách nhiệm chính của Bộ Công an trong công tác bảo đảm TTATGT theo đúng Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”; phù hợp với thẩm  quyền của Chính phủ quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ.

Tuy nhiên, tiếp thu các ý kiến góp ý hợp lý, để bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ hoàn thiện tổ chức bộ máy của Chính phủ trong những năm tiếp theo, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo luật, chỉ quy định nội dung chính sách về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và những vấn đề mang tính nguyên tắc về quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, không quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ. Tại Nghị quyết số 37 ngày 16/3/2022, Chính phủ thống nhất chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Thời điểm trình Quốc hội

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội khóa XIV đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án Luật tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV.

Trên cơ sở hồ sơ các dự án Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện và tiến độ chuẩn bị thực tế, căn cứ yêu cầu thực tiễn tình hình hiện nay, Chính phủ đề nghị Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2023).




Cơ sở chính trị, pháp lý của sự cần thiết phải tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật: Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đó là:


 


Kết luận số 19 ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, phê duyệt Đề án số 292 ngày 20/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV về  Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021-2026), trong đó đề ra nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng dự án Luật điều chỉnh nội dung về bảo đảm TTATGT đường bộ để xem xét bổ sung vào Chương trình năm 2022-2023.


Chỉ thị số 18 ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đề ra yêu cầu: Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTATGT phù hợp với tình hình mới.


Kết luận số 45 ngày 1/2/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 ngày 4/9/2012 trong đó xác định: Công tác bảo đảm TTATGT là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, do tính chất phức tạp của tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng lớn an ninh con người, an ninh xã hội.


Nghị quyết số 13 ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó đề ra một trong những giải pháp chủ yếu là: Sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan để tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng.


Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là việc thực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”; xây dựng hệ thống pháp luật, thể chế pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, với tư duy mới, phù hợp với thực tiễn; bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn; kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó có hệ thống đường bộ; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng.


Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền sống; tính mạng con người được pháp luật bảo hộ (Điều 19); mọi người được pháp luật bảo hộ về sức khỏe (Điều 20); Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (Điều 67).

 

  K.L tổng hợp





Source link

Cùng chủ đề

8 đồ uống giúp tiêu đờm, giảm ho

Dùng mật ong, lá tần ô, cây thường xuân, gừng, tỏi đúng cách có thể làm loãng đờm, thông thoáng đường thở, giảm ho. Đờm xuất hiện do các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp như viêm phổi, nhiễm trùng nhẹ, lao, ung thư phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng. Nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn, nấm. Để loại bỏ đờm hiệu quả cần biết rõ nguyên nhân. Bên cạnh uống thuốc, dùng máy...

Huy động mọi nguồn lực để phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ thế giới

Theo Thành ủy Phú Quốc, qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ thành phố, đạt được một số kết quả quan trọng, đã có 13/30 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội. Riêng năm 2023, kinh tế Phú Quốc phát triển khá nổi bật: Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản đạt 4.530 tỷ đồng, đạt 102,95% so kế hoạch; giá trị công nghiệp-xây dựng 21.077 tỷ...

Hội thảo định vị và xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang trong liên kết vùng đông, tây bắc

Dự hội thảo có Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; ông Shovgi Mehdizade, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong khu vực. Về phía tỉnh Hà Giang có đồng chí Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Trần Đức...

Nhiều lao động nữ muốn rời nhà máy, về quê trước 50 tuổi

"Số đông đồng nghiệp của tôi cho rằng, họ không thể làm việc đến đủ tuổi để về hưu mà họ muốn về quê trước 50 tuổi", đại diện công nhân ở TPHCM nói. Tại hội thảo đóng góp ý kiến Dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ, do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, đa số các đại biểu cho rằng, Luật BHXH (sửa đổi) cần tạo điều kiện...

Nhan sắc gây tranh cãi của người đẹp Saudi Arabia đầu tiên thi Hoa hậu Hoàn vũ

27/03/2024 | 07:32 TPO - Người đẹp Rumy Al-Qahtani xác nhận cô sẽ là đại diện đầu tiên của Saudi Arabia tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024. Ngày 25/3, người đẹp Rumy Al-Qahtani xác nhận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phân nhóm hộ nghèo thật cụ thể, để có hướng hỗ trợ, thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững

(HG) - Là đề nghị của bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại Hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh vào ngày 17-8. Dự hội nghị có ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành. Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại hội...

Đào kinh Xà No, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nông nghiệp

Sau các bước chuẩn bị về tài chính, máy xáng, khảo sát thực địa, năm 1901, Pháp tiến hành đào kinh (kênh) xáng Xà No. Một góc kinh xáng Xà No ngày nay. Đây là sáng kiến của hai điền chủ người Pháp có thế lực là Duval và Guery, trong khai thác cách đồng hoang vu rộng lớn giữa hai tỉnh Cần Thơ - Rạch Giá. Đâu chỉ có lợi ích về nông nghiệp, người Pháp còn nhìn xa...

Một số nguy cơ người dùng đối mặt trên không gian mạng và biện pháp phòng, chống

Trên không gian mạng, con người có thể dễ dàng được kết nối với nhau, được tiếp cận thông tin nhanh chóng và miễn phí, được học hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng mới... Tuy nhiên, cũng từ đây đặt người dùng đứng trước nhiều cạm bẫy, nhiều thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong thời đại số. Sau đây là các thủ đoạn phổ biến và cách phòng chống: Một số...

Cơ hội quảng bá du lịch, văn hóa, ẩm thực Hậu Giang

Trong chuỗi sự kiện chào mừng 20 năm thành lập tỉnh, Tuần lễ Du lịch và Văn hóa ẩm thực tỉnh Hậu Giang năm 2023 là sự kiện được trông chờ, sẽ là cơ hội để Hậu Giang giới thiệu, quảng bá hình ảnh với du khách gần xa. Ẩm thực Hậu Giang hứa hẹn vươn tầm từ sự kiện này. Khát vọng quảng bá, vươn xa                    Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và...

15 vận động viên Hậu Giang đạt đẳng cấp kiện tướng

(HG) - Thể thao thành tích cao Hậu Giang hiện có 15 vận động viên (VĐV) được phong đẳng cấp kiện tướng, tăng 12 VĐV so đầu năm. Judo 5 VĐV (Nguyễn Tường Vy, Vũ Ngọc Gia Huy, Trần Thúy Duy, Nguyễn Công Trung Nam, Danh Hảo), bi sắt 3 VĐV (Thái Thị Hồng Thoa, Trần Lê Thanh Thảo, Trần Lê Lan Anh), jujitsu 4 VĐV (Nguyễn Đăng Thuận, Trần Thúy Duy, Danh Út Kiên, Lê Võ Trí),...

Bài đọc nhiều

Những phim, chương trình đáng xem cho mùa hè

Vào hè, các em nhỏ có thời gian để vui chơi, giải trí và mọi thứ đã sẵn sàng để phục vụ khán giả nhỏ tuổi... Phim truyền hình “Khu vườn bí mật” hứa hẹn tạo dấu ấn. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia phối hợp với Hãng phim hoạt hình Việt Nam, đã bắt đầu chiếu phim hoạt hình đợt 1, từ 28-5 đến 30-6, phục vụ khán giả với giá vé 0 đồng. Các phim đầu tiên được...

Phân nhóm hộ nghèo thật cụ thể, để có hướng hỗ trợ, thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững

(HG) - Là đề nghị của bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại Hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh vào ngày 17-8. Dự hội nghị có ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành. Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại hội...

Kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Long Mỹ

(HG) - Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do đại tá Trần Quí Dương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, làm Trưởng đoàn, vừa đến kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Long Mỹ năm 2023. Đại tá Trần Quí Dương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, khảo sát thực tế tại khu căn cứ chiến đấu. Theo đó,...

Ký kết bổ sung bản thỏa thuận với Đoàn công tác Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Cheorwon (Hàn Quốc)

(HGO) – Ngày 21-6, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp, làm việc và ký kết bổ sung bản thỏa thuận với Đoàn công tác Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc). Hai bên ký kết bản thỏa thuận bổ sung về việc thay đổi độ tuổi của người lao động. Hai đã ký bản thỏa thuận bổ sung về việc thay đổi độ tuổi của người lao động xuất...

Sáng nay, 8.510 thí sinh thi tuyển vào lớp 10

(HGO) – Sáng ngày 9-6, tại 22 điểm thi, đặt tại 22 Trường THPT trong tỉnh, các thí sinh đã bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, THPT chuyên, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh năm học 2023-2024, kỳ thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong 2 ngày 9 và 10-6. Giám thị coi thi gọi tên thí sinh vào phòng thi. Điểm thi Trường THPT chuyên Vị Thanh. Tham gia...

Cùng chuyên mục

Phân nhóm hộ nghèo thật cụ thể, để có hướng hỗ trợ, thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững

(HG) - Là đề nghị của bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại Hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh vào ngày 17-8. Dự hội nghị có ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành. Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại hội...

Đào kinh Xà No, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nông nghiệp

Sau các bước chuẩn bị về tài chính, máy xáng, khảo sát thực địa, năm 1901, Pháp tiến hành đào kinh (kênh) xáng Xà No. Một góc kinh xáng Xà No ngày nay. Đây là sáng kiến của hai điền chủ người Pháp có thế lực là Duval và Guery, trong khai thác cách đồng hoang vu rộng lớn giữa hai tỉnh Cần Thơ - Rạch Giá. Đâu chỉ có lợi ích về nông nghiệp, người Pháp còn nhìn xa...

Một số nguy cơ người dùng đối mặt trên không gian mạng và biện pháp phòng, chống

Trên không gian mạng, con người có thể dễ dàng được kết nối với nhau, được tiếp cận thông tin nhanh chóng và miễn phí, được học hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng mới... Tuy nhiên, cũng từ đây đặt người dùng đứng trước nhiều cạm bẫy, nhiều thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong thời đại số. Sau đây là các thủ đoạn phổ biến và cách phòng chống: Một số...

Cơ hội quảng bá du lịch, văn hóa, ẩm thực Hậu Giang

Trong chuỗi sự kiện chào mừng 20 năm thành lập tỉnh, Tuần lễ Du lịch và Văn hóa ẩm thực tỉnh Hậu Giang năm 2023 là sự kiện được trông chờ, sẽ là cơ hội để Hậu Giang giới thiệu, quảng bá hình ảnh với du khách gần xa. Ẩm thực Hậu Giang hứa hẹn vươn tầm từ sự kiện này. Khát vọng quảng bá, vươn xa                    Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và...

15 vận động viên Hậu Giang đạt đẳng cấp kiện tướng

(HG) - Thể thao thành tích cao Hậu Giang hiện có 15 vận động viên (VĐV) được phong đẳng cấp kiện tướng, tăng 12 VĐV so đầu năm. Judo 5 VĐV (Nguyễn Tường Vy, Vũ Ngọc Gia Huy, Trần Thúy Duy, Nguyễn Công Trung Nam, Danh Hảo), bi sắt 3 VĐV (Thái Thị Hồng Thoa, Trần Lê Thanh Thảo, Trần Lê Lan Anh), jujitsu 4 VĐV (Nguyễn Đăng Thuận, Trần Thúy Duy, Danh Út Kiên, Lê Võ Trí),...

Mới nhất

Nhiều vấn đề “nóng” được giải đáp tại Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương Quý I/2024

Thông tin tại cuộc họp về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2024, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Bùi Huy Sơn cho biết, nhìn chung, cả 3 lĩnh vực chính của ngành Công Thương gồm sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong...

Cuộc họp Tổ công tác liên Bộ về tình hình kinh tế vĩ mô quý I năm 2024

(MPI) - Ngày 28/3/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp của Tổ công tác liên Bộ (Tổ 1317) nhằm thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô Quý I năm 2024, dự báo triển vọng thời gian tới và đề xuất giải pháp, chính sách điều hành. Tham dự...

Du lịch Ninh Bình thu gần 3 700 tỷ đồng trong quý I

Doanh thu du lịch trên địa bàn tỉnh quý I năm 2024 ước đạt gần 3.700 tỷ đồng, gấp hơn 1,4 lần cùng kỳ năm trước. ...

Họp báo về Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam 2019 với chủ đề “Để du lịch Việt Nam thực sự cất cánh”

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam, cải tiến các thủ tục cấp visa tại cửa khẩu, mở rộng diện miễn visa đơn phương… ...

Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Ngày 25/8/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2344/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Bộ Văn hóa, Thể thao và...

Mới nhất