Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ!

Vẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ!


Loay hoay ứng phó với sự tồn tại

Chiều nay 5.11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Giáo dục 2023. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức. Đây là hội thảo được tổ chức thường niên, chủ đề của hội thảo năm nay là “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục ĐH”.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dù giáo dục ĐH Việt Nam đang trong trạng thái phát triển (với quy mô trên toàn hệ thống khoảng trên 500.000 sinh viên) nhưng tốc độ phát triển chậm, không có bứt phá.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Vẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ! - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng nếu cứ loay hoay ứng phó với sự tồn tại thì câu chuyện chất lượng sẽ là vô cùng khó

Trong khi đó, Đảng, Nhà nước và người dân đang kỳ vọng đất nước có sự phát triển mạnh mẽ, bứt phá, một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao. Vì thế, cái chúng ta cần hệ thống giáo dục ĐH ở thời điểm này, ở thập kỷ này, bối cảnh này là một sự bứt phá.

“Thế nhưng, câu chuyện chúng ta bàn từ đầu đến giờ cảm giác vẫn đang loay hoay trong khung cảnh làm thế nào để các trường ĐH cùng đỡ khổ, đỡ khó, đỡ nghèo nhưng chưa nhìn thấy nhiều con đường để bứt phá”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đã bàn về vấn đề chất lượng thì phải bàn về vấn đề lớn hơn, làm thế nào để các trường ĐH phát triển bứt phá, chỉ có phát triển mới có chất lượng. Còn cứ loay hoay ứng phó với sự tồn tại thì câu chuyện chất lượng sẽ là vô cùng khó.

Cần có đột phá về thể chế, mở đường cho tự chủ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với hệ thống giáo dục công, dứt khoát muốn có sự cải thiện mang tính bứt phá thì vừa phải huy động từ phía xã hội, phía doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính bứt phá, đột biến. Cho nên cần nguồn lực đầu tư, cách thức đầu tư để tạo ra sự bứt phá của các trường ĐH.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Vẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ! - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: “Cần có đột phá về thể chế, mở đường cho tự chủ ĐH”

Với chủ đề thể chế, thực sự cũng có một số vướng. Vướng ở thực thể tự chủ, quản trị với mô hình của đơn vị giáo dục ĐH. Tự chủ là một thuộc tính của ĐH, nó cần có và đương nhiên là phải có, các trường ĐH trên thế giới sẽ không thể hiểu tại sao lại phải bàn về điều đương nhiên đó. Nhưng phát triển ĐH ở Việt Nam có một hoàn cảnh riêng, quản lý nhà nước từ cơ chế kế hoạch hóa bao cấp chuyển sang thị trường. Nên giờ đây chúng ta mới có hệ thống quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ ĐH, nhưng hiện chưa có được sự đồng bộ và chia sẻ của hệ thống pháp luật khác.

Với một cơ sở giáo dục ĐH mà áp dụng các quy định tương tự các cơ sở sự nghiệp công lập khác rất khó để tự chủ. Chẳng hạn, các nhà khoa học trong các trường ĐH cũng là viên chức. Nhưng họ cần sự tự chủ rất cao để sáng tạo, để thể hiện hết trách nhiệm của mình. Nếu theo chế tài của luật Viên chức thì các nhà khoa học khó có được sự tự chủ.

Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác, như quản lý tài sản công, sở hữu trí tuệ… Để đảm bảo tuân thủ các luật khác thì tự khắc tạo ra sự xung đột trong việc tạo điều kiện cho tự chủ ĐH.

“Câu chuyện lúc này là phải tạo được hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để thực hiện được tự chủ ĐH đầy đủ, chiều sâu. Để tháo gỡ cho doanh nghiệp, để mở đường cho kinh tế, chúng ta đã thực hiện một luật sửa nhiều luật. Đây là việc bất đắc dĩ trong xây dựng luật pháp, nhưng rất cần thiết để tránh những chồng chéo. Nếu có thể đề xuất một luật như vậy thì nên lấy tâm điểm là tự chủ ĐH và rà soát những gì chồng chéo, cản trở, mâu thuẫn thì sửa đổi, để các luật khác, các quy định khác có thể mở đường cho tự chủ ĐH”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề xuất.

“Tôi chỉ nhấn mạnh điều này, còn những việc khác như mô hình quản trị, kiểm định chất lượng, quản lý theo mô hình doanh nghiệp hay không… sẽ có nhiều dịp để bàn. Hôm nay, tại diễn đàn này, tôi chỉ đề đạt một điều: Cần có đột phá về thể chế, mở đường cho tự chủ ĐH“.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

 



Source link

Cùng chủ đề

Ứng dụng công nghệ là “cánh cửa” đổi mới chất lượng giáo dục

Ngành giáo dục theo xu hướng công nghệ 4.0 khi ứng dụng Big Data và AI vào môi trường đào tạo và giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ đang mang lại tác động trên mọi lĩnh vực...

PennSchool giảng dạy chương trình Mỹ tại TPHCM

PennSchool là ngôi nhà chung của hơn 1,200 học sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, với chất lượng giáo dục đã được khẳng định qua hàng loạt giải thưởng danh giá của các em học sinh tại các đấu trường học thuật thế giới...

Quy định mới về Chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 01/2024/TT-BGDĐT quy định Chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2024 và bãi bỏ Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Cùng chuyên mục

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường cấp tài khoản, mật khẩu cho học sinh THPT; các đơn vị dự thi do Sở GD&ĐT quy định cấp tài khoản, mật khẩu cho thí sinh tự do. Nhằm hạn chế sai sót, nhầm lẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống...

Sinh viên có nên làm thêm ca đêm?

Khi lựa chọn công việc làm thêm vào buổi tối, đa phần sinh viên sẽ tìm đến các quán cafe, cửa hàng tiện lợi, quán game. Theo đặc thù, các dịch vụ này sẽ mở qua đêm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vậy sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm không? Sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm?So với ca ngày thì công việc sắp xếp vào ca đêm sẽ có mức...

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích sàn dưới chuẩn đều là các trường công lập."Yêu cầu chỉ 2,8m² mà nhiều trường kêu tôi thấy cũng lạ....

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các thủ pháp đồ họa,...

Mới nhất

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa...

Indonesia thiếu ngôi sao ném biên ở buổi tập trên sân Mỹ Đình

Indonesia đăng ký 26 cầu thủ sang Việt Nam, nhưng chỉ 22 người xuất hiện tại sân Mỹ Đình. Bốn cầu thủ vắng mặt là hậu vệ Pratama Arhan, tiền vệ Ivar Jenner, tiền đạo Rafael Struick và Dimas Drajad. Cả bốn được cho thuộc nhóm cầu thủ bị sốt sau trận thắng Việt Nam 1-0 trên sân...

Merck và GSK thiếu vaccine sởi cung ứng cho Canada

Hãng dược Merck và GSK thông báo thiếu vaccine sởi, chỉ đủ để cung ứng cho chương trình tiêm chủng công cộng, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh. Báo cáo từ hai hãng dược được công bố trên website về tình trạng thiếu thuốc của Bộ Y tế Canada, cập nhật mới nhất ngày 22/3. Theo đó,...

Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng?

Theo BHXH Việt Nam, thẻ BHYT được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế. Thẻ BHYT mẫu...

Mới nhất