Trang chủNewsDu lịchVì sao khách Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh?

Vì sao khách Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh?


Biến động trong 10 thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 so cùng kỳ 2019 khá rõ rệt. Trước hết, đó là sự xuất hiện của khách Ấn Độ trong top 10, khi tăng từ 25.000 lượt năm 2019 lên 79.000 lượt khách hay khách Campuchia tăng từ 23.000 lượt lên 79.000 lượt.

Thứ tự 10 thị trường khách dẫn đầu cũng thay đổi khi Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc, vươn lên vị trí số 1, đạt 844.000 lượt khách, tăng 9,3%. Đài Loan chiếm vị trí thứ ba của Nhật Bản để nằm trong top 3 thị trường khách quốc tế lớn nhất, đạt 198.000 lượt khách, tăng 4%. Trong khi đó, hai thị trường khách nguồn truyền thống quan trọng hàng đầu của du lịch Việt Nam là Nhật Bản và Trung Quốc vẫn giảm mạnh, chưa thể hồi phục sau đại dịch. Cụ thể, Trung Quốc giảm gần một nửa, từ 889.000 lượt khách năm 2019 xuống còn 538.000 lượt; Nhật Bản giảm từ 158.000 lượt xuống còn 107.000 lượt trong 2 tháng đầu năm.

Vì sao khách Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh?- Ảnh 1.

Du khách Nhật Bản ưa chuộng điểm đến Hội An

Các nước mạnh tay miễn thị thực

Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang, đơn vị chuyên làm tour thị trường tiếng Hoa, cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến khách Trung Quốc phục hồi chậm ở Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến các đường bay thường lệ tới các điểm đến chưa trở lại bình thường, kinh tế Trung Quốc suy yếu khiến người dân hạn chế đi du lịch nước ngoài… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là ở khu vực Đông Nam Á, sau đại dịch, các quốc gia tăng tốc trong cuộc đua thu hút khách bằng việc miễn thị thực cho khách Trung Quốc. Mở đầu là Thái Lan, đất nước này vào năm ngoái thử nghiệm miễn thị thực cho du khách Trung Quốc trong 6 tháng nhưng sau đó đã tiến một bước mạnh hơn khi áp dụng không thời hạn, bắt đầu từ tháng 3 năm nay.

Tiếp theo là Malaysia miễn thị thực cho khách Trung Quốc từ tháng 12.2023 và Singapore từ tháng 2.2024. Kết quả, những điểm đến này thu hút một lượng khách Trung Quốc khổng lồ, giúp Thái Lan đón 23,4 triệu khách quốc tế năm 2023, Malaysia đạt 26,1 triệu lượt và Singapore vươn lên vị trí thứ 3 Đông Nam Á, với 11,3 triệu lượt, đứng trên Việt Nam.

Hiệu quả đồng bộ của miễn visa cùng đa dạng sản phẩm du lịch cũng giúp Thái Lan đón 1 triệu khách Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024, gấp đôi Việt Nam, và cán mức gần 6 triệu khách quốc tế chỉ trong 2 tháng.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Chí, chuyên gia du lịch cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh điểm đến hiện nay khá tương đồng về mặt cảnh quan ở khu vực Đông Nam Á, nơi nào nới lỏng các chính sách thị thực nhất, đặc biệt là miễn thị thực, nơi đó chính là điểm nóng thu hút du khách quốc tế. Các nước Thái Lan, Malaysia hay Singapore đã không bỏ lỡ cơ hội đó để đón khách Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường khách giàu có ở châu Âu, Mỹ, Úc…

Vì sao khách Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh?- Ảnh 2.

Các nước đẩy mạnh chính sách miễn visa đang thắng thế trong cuộc đua thu hút khách quốc tế

Người Nhật giảm du lịch nước ngoài

Đối với khách Nhật Bản, tình trạng giảm số lượng kéo dài từ năm ngoái đến nay, phục hồi chỉ bằng 60% so với thời điểm 2019, trong khi Nhật được Việt Nam miễn thị thực. Một trong những nguyên nhân được xác định là do người Nhật ngày càng ít chuộng đi du lịch nước ngoài.

Theo ước tính của công ty du lịch hàng đầu Nhật Bản JTB vào cuối năm 2023, số lượng khách du lịch nước ngoài của Nhật Bản trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới ở khoảng 70% so với năm 2019 – trước đại dịch.

Tại sân bay Haneda ở Tokyo vào dịp cuối năm được cho là “chỉ đông đúc vào sáng sớm và tối muộn, khi có nhiều du khách nước ngoài đến đây đáp chuyến bay về nước”.

Số liệu của JTB cho thấy, du khách Nhật Bản ra nước ngoài trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới đạt 580.000, gấp 2,6 lần so với năm tài chính trước. Tuy nhiên, con số này giảm 30% so với con số của năm tài chính 2019. Số chi phí đi lại của mỗi người là 222.000 yen, giảm 7,9% so với năm tài chính trước.

Theo Japan News, du lịch nước ngoài của Nhật Bản phục hồi chậm chủ yếu là do đồng yen yếu. Trong khi đồng yen giao dịch quanh mức 110 yen so với đồng đô la vào năm 2019, giá trị của đồng tiền này đã giảm gần 40 yen, có nghĩa là du khách Nhật Bản sẽ phải trả chi phí mua sắm và ăn uống ở nước ngoài nhiều hơn.

Chủ tịch JTB Eijiro Yamakita cho biết: “Tùy thuộc vào điểm đến du lịch, chi phí sẽ cao gấp đôi so với mức trước đại dịch”. Đây rõ ràng là một yếu tố cản trở nhu cầu du lịch nước ngoài.

Vì sao khách Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh?- Ảnh 3.

Khách Nhật Bản tham quan vườn vải ở Bắc Giang

Ngoài ra, tỷ lệ người có hộ chiếu đang giảm. Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác, tỷ lệ người có hộ chiếu trong số công dân Nhật Bản dao động quanh mức 25% trước đại dịch. Tuy nhiên, con số này giảm xuống còn 17% vào năm 2022, đồng nghĩa với việc có ít cơ hội đi du lịch. Ngoài ra, một số người hết hạn hộ chiếu trong thời kỳ đại dịch được cho là đã quyết định không làm hộ chiếu mới.

Tuy nhiên, một doanh nghiệp ở TP.HCM chuyên về thị trường khách Nhật Bản cho rằng, kinh tế Nhật tăng trưởng kém, đồng tiền yếu chỉ là nguyên nhân khách quan khiến khách Nhật đến Việt Nam giảm.

“Rõ ràng, sau đại dịch, công tác xúc tiến quảng bá điểm đến của Việt Nam ở thị trường Nhật bị bỏ bê. Người Nhật có thói quen ‘nghe tận mắt, thấy tận tay’, nên việc xúc tiến quảng bá là cực kỳ quan trọng để tiếp cận họ. Thời điểm 2013 – 2018, du lịch Việt Nam luôn đẩy mạnh quảng bá ở thị trường Nhật và đã mang lại kết quả khi đón làn sóng du khách Nhật. Nhưng người Nhật khó tính, nếu không làm mới điểm đến, bao gồm dịch vụ và sản phẩm, thì rất khó thuyết phục họ quay lại. Có thể nhận thấy, làn sóng du khách Nhật ở Việt Nam đang trôi qua”, vị này phân tích.

Dữ liệu được tổng hợp bởi công ty du lịch lớn của Nhật H.I.S cho thấy, các điểm đến du lịch phổ biến trong kỳ nghỉ cuối năm và đầu năm chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, nơi chi phí đi lại khá hợp lý và có hãng hàng không giá rẻ cung cấp các chuyến bay từ Nhật Bản.

Theo đó, 10 điểm đến hàng đầu của du khách Nhật Bản trong dịp năm mới 2024 không có Việt Nam, bao gồm: Seoul, Taipei, Honolulu, Bangkok, Guam, Busan, Singapore, Cebu, Cairns, Paris.



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều người Nhật Bản không muốn sống lâu trăm tuổi

Theo một nghiên cứu về tuổi già ở sáu quốc gia, phần lớn người dân Nhật Bản không mong muốn cuộc sống tròn một thế kỷ, trái ngược với thái độ của người dân các nước khác về tuổi thọ.Kết quả cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người Nhật "cho rằng có nhiều vấn đề tiêu cực ở độ tuổi 100", và chỉ hơn 20% người cảm thấy họ sẽ hạnh phúc khi sống thọ đến lúc...

Vì sao nhiều nông dân Nhật Bản sơn bò đen trắng như ngựa vằn?

Giống bò đen Nhật Bản là một trong bốn giống bò cho thịt bò wagyu cao cấp nổi tiếng ở xứ sở mặt trời mọc. Tuy nhiên, từ lâu, nông dân đã thường phàn nàn rằng đàn bò dễ bị các loài côn trùng như ruồi hoặc ruồi trâu hút máu. Điều này làm bò căng thẳng, khó chịu và đau đớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của cả đàn bò. Theo nghiên...

Doanh nghiệp FDI Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Đà Nẵng

Theo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP. Đà Nẵng, hiện Đà Nẵng có 230 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng. Các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương trong...

Lật tàu chở hóa chất của Hàn Quốc, 7 người thiệt mạng

Đài NHK của Nhật Bản ngày 20-3 dẫn nguồn tin từ lực lượng bảo vệ bờ biển xác nhận 7 người thiệt mạng trong vụ tàu chở hóa chất treo cờ Hàn Quốc bị lật ngoài khơi tỉnh Yamaguchi, miền Tây Nhật Bản. Đài NHK đưa tin tàu Keoyoung Sun đã báo cáo tình trạng tàu bị nghiêng vào khoảng 7 giờ theo giờ địa phương (tức 5 giờ theo giờ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bánh mì Việt Nam đứng đầu trong 100 món bánh kẹp ngon nhất thế giới

Theo TasteAtlas, Bánh mì (phát âm là 'bun mee') là một món rất phổ biến của Việt Nam có cùng thành phần chính là bánh mì baguette du nhập từ người Pháp. Tuy nhiên, với sự khéo léo của người Việt, bánh mì Việt Nam trở thành món ăn hấp dẫn khi kết hợp nhân thịt với các loại rau tươi như ngò, ớt và dưa chua, phản ánh khẩu vị của người Việt ưa chuộng rau...

Du lịch để đổi địa điểm ngủ

Báo cáo Dự đoán Du lịch năm 2024 của Booking.com đã chỉ ra rằng...

Khách tàu biển khó đến Khánh Hòa vì cảng thì sửa, cảng thì xa

Xây dựng tour phục vụ khách tàu biển đến Cam RanhTuy nhiên, theo các công ty lữ hành, do cảng quốc tế Cam Ranh cách xa TP Nha Trang (khoảng 60km), còn khu vực huyện Cam Lâm và TP Cam Ranh chưa có sản phẩm phục vụ khách tại chỗ. Trước đây, khi tới cảng, khách cũng phản ánh việc ra vào...

Cách khai thác hòn đảo tư nhân trở thành điểm đến du lịch bền vững

Theo hãng CNN, với sự đa dạng sinh học, du khách đến đây sẽ phải chia sẻ không gian với một số sinh vật hùng vĩ nhất của Mẹ Thiên nhiên, bao gồm cả loài cá lớn nhất biển là cá mập voi.Nằm cách thành phố lớn nhất Dar es...

Cùng chuyên mục

Quảng bá vẻ đẹp của “Cô Tô – Điểm hẹn hòn ngọc xanh” trên nền tảng số

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết ngày 23/3, Cục đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) ra mắt video clip “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh” nhằm quảng bá vẻ đẹp kỳ vĩ của huyện đảo vùng Đông Bắc. Đây là hoạt động nhằm tiếp tục triển khai chương trình truyền thông...

Về Lai Châu cùng dân tộc Lào vui Lễ hội Bun Vốc Nặm

Ngày 22/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5, năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường (Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Độc đáo Lễ hội gội đầu, té nước của người Thái trắng Lai Châu Điện Biên: Tưng bừng Tết té nước của cộng đồng dân tộc Lào'Bun Vốc Nặm' - lễ hội...

Mới nhất

Chặng đường mới cho Đắk Nông sau 20 năm tái lập tỉnh

Đắk Nông kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, lịch sử cách mạng của vùng đất và con người Đắk Nông, tạo sự phát triển hài hòa và bền vững.Đặc...

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT,...

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói...

Mới nhất