Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhViệt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng...

Việt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng bậc trong chuỗi cung ứng toàn cầu


Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ vào khả năng chống chịu của nền kinh tế, sự tăng bậc trong chuỗi giá trị, đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và tiềm năng về vật liệu chiến lược.

Cờ Việt Nam trên bộ vi xử lý Microchip trên bo mạch điện tử của một linh kiện quan trọng trong tính smartphone. (Nguồn: Getty Images)
Hình ảnh cờ Việt Nam trên bo mạch điện tử của một linh kiện quan trọng của smartphone. (Nguồn: Getty Images)

Khai phá tiềm năng kinh tế Việt Nam

Seeking Alpha, một trang chuyên đăng tải tin tức về thị trường tài chính có bài viết “Khai phá tiềm năng kinh tế của Việt Nam” nhận định Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn nhờ tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ, những bước tiến về năng lực sản xuất công nghệ cao và mối quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ.

Trang thông tin này đã “khám phá” những điều khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn: đó là khả năng chống chịu của nền kinh tế, sự tăng bậc trong chuỗi giá trị, đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và tiềm năng lớn về vật liệu chiến lược, chất bán dẫn.

Trang tin cho rằng, nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á khá kiên cường bất chấp những trở ngại do giá cả hàng hóa tăng cao dưới tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự giảm tốc ở Trung Quốc, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. GDP của Việt Nam tăng trưởng 8,0% vào năm 2022 do nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ xuất khẩu hàng hóa trong đại dịch Covid-19. Nền kinh tế này vẫn ổn định ở mức tăng trưởng GDP 5,3% trong quý 3 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước. Thương mại của Việt Nam phải đối mặt với một số trở ngại trong năm nay do nhu cầu từ các đối tác thương mại lớn giảm. Xuất khẩu giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước nhưng cuối cùng vẫn chuyển biến tích cực vào tháng 9.

Seeking Alpha bình luận, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức sâu sắc thách thức trên và đang tích cực cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn. Nước này đã ký nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và đưa ra các biện pháp hỗ trợ như ưu đãi thuế, lãi suất cho vay ưu đãi, miễn thuế nhập khẩu và ưu đãi phí sử dụng đất cho các nhà máy công nghệ cao.

Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ dường như đã mang lại một số kết quả ban đầu. Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu hàng điện tử, đặc biệt là sang Hoa Kỳ. Từ con số gần như bằng 0, Việt Nam hiện chiếm khoảng 10% tổng lượng hàng điện tử nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, mặc dù phải đối mặt với một môi trường đầy thách thức do tốc độ tăng trưởng chậm lại và hiệu quả xuất khẩu giảm, từ đầu năm đến nay, Việt Nam vẫn thu hút được 15,9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Lĩnh vực sản xuất vẫn duy trì vị trí là điểm thu hút FDI chính, với khoản đầu tư từ đầu năm đến nay vượt quá 14 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Thành tựu này rất có ý nghĩa trong bối cảnh tình hình bất ổn hiện nay, áp lực lạm phát và niềm tin vào triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng suy giảm. Các nhà cung cấp chính của Apple như Foxconn Technology Group (OTCPK:FXCOF), GoerTek Inc., Luxshare Precision Industry Co., và Pegatron Corp. đã thành lập nhà máy tại Việt Nam; đưa tỷ trọng của ngành điện tử trong tổng xuất khẩu lên 32% vào năm 2022.

Ngoài ra, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, ước tính khoảng 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc. Ngành đất hiếm của nước này đang bùng nổ với sản lượng năm 2022 là 4.300 tấn, tăng khoảng 11 lần so với sản lượng năm 2021 chỉ 400 tấn. Nước này đặt mục tiêu nâng sản lượng đất hiếm lên 2,02 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030.

Các công ty nước ngoài bao gồm các công ty nam châm Hàn Quốc và Trung Quốc, trong đó có nhà cung cấp Apple (AAPL) chuẩn bị mở nhà máy tại Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc.

Gần đây, Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trên phạm vi rộng. Đáng chú ý, Hoa Kỳ cam kết tài trợ ban đầu 2 triệu USD để khởi động các sáng kiến phát triển lực lượng lao động bán dẫn tại Việt Nam. Chất bán dẫn là một thành phần quan trọng trong nhiều công nghệ khác nhau và sự hợp tác này nhằm mục đích nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, cho thấy vai trò quan trọng mà Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành.

Trang tin kết luận, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một sự chuyển đổi kinh tế sôi động, thể hiện khả năng chống chịu ấn tượng, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực có giá trị cao. Với trữ lượng đất hiếm đáng kể và lĩnh vực bán dẫn đang phát triển, Việt Nam sẵn sàng trở thành một nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam càng củng cố thêm vị thế của quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng nên “để mắt” đến Việt Nam khi nước này tăng bậc trong chuỗi giá trị và mở rộng sự hiện diện trong các lĩnh vực chiến lược, khiến quốc gia này trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Câu chuyện tăng trưởng thần tốc

Trước đó, MoneyWeek, một trong những tạp chí tài chính có tiếng ở Anh cũng có bài phân tích về câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam.

Tạp chí này cho rằng các dấu mốc: thực hiện chính sách “Đổi mới” vào tháng 12/1986, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, năm 2000 bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cùng với chính sách thúc đẩy tham gia ký kết một loạt các thỏa thuận thương mại đã biến Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người tăng 3,6 lần trong hai thập kỷ sau năm 2002. Năm 1986, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm chưa đến 7% GDP của Việt Nam đã tăng lên 93% vào năm 2021.

Việt Nam – câu chuyện tăng trưởng thần tốc và sự tăng bậc trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam, tháng 9/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Nam đã trải qua ba đợt phát triển bùng nổ rõ rệt về vốn đầu tư nước ngoài. Lần đầu tiên là vào giữa những năm 1990 khi Honda Motor của Nhật Bản bắt đầu “sản xuất xe hai bánh tại địa phương” và các thương hiệu thời trang thể thao toàn cầu đã triển khai xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Sau đó, đầu những năm 2000 chứng kiến ​​các công ty công nghệ từ những nơi khác ở châu Á thiết lập dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử đơn giản. Và lần thứ ba và vào giữa những năm 2010, khi thu nhập của người dân địa phương ngày càng tăng, bắt đầu thu hút các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, chẳng hạn như “gã khổng lồ” Aeon của Nhật Bản.

Hiệu quả của những lần bùng nổ trên là kiến tạo Việt Nam trở thành một “cường quốc xuất khẩu”. Tác giả Jeff Prestridge đã thông tin trong tờ Mail on Sunday rằng: “Hơn một nửa số giày của Nike và 60% số điện thoại của Samsung được sản xuất tại Việt Nam”.

Cũng theo MoneyWeek, hiện nay, Việt Nam đang có ý định dịch chuyển từ ngành dệt may và lắp ráp điện vốn “thâm dụng lao động” sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn, ví dụ như chất bán dẫn.

Cũng theo tạp chí này, vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục là động lực lớn hỗ trợ chuyển đổi thị trường trước áp lực ngày càng tăng trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Đầu tư của Hoa Kỳ trong lịch sử bị hạn chế hơn so với đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội vào tháng 9 vừa qua và việc hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” sẽ bật “đèn xanh” để tăng đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là “điều dễ thấy”. Tạp chí trích lời của ông Andy Ho – Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư của VinaCapital nói với The Sunday Times. Lương công nhân tại nhà máy “chưa bằng một nửa so với Trung Quốc, trong khi chất lượng lao động tương đương ở nhiều lĩnh vực”. Đất nước này cũng có vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng công nghệ quan trọng ở miền nam Trung Quốc. Khoảng 75% chi phí vật liệu trong một chiếc điện thoại thông minh thông thường được tạo thành từ chi phí tổng hợp của bảng mạch in, mô-đun máy ảnh, màn hình cảm ứng và nắp kính. Các nhà sản xuất Việt Nam có thể tìm nguồn cung hầu hết các bộ phận này từ những nơi khác ở châu Á với mức thuế bằng 0, nhờ vào mạng lưới các thỏa thuận thương mại tự do của đất nước. Trong khi đó, đối thủ Ấn Độ của họ phải đối mặt với mức thuế hải quan lên tới 22%.

MoneyWeek cho rằng, Việt Nam đã được mệnh danh là con hổ mới của châu Á, gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore trong nửa sau thế kỷ 20. Các nhà đầu tư Việt Nam có quyền kỳ vọng rằng đất nước có thể noi gương những “con hổ” trước đó để tiến vào nhóm các nước thu nhập cao – được Ngân hàng Thế giới định nghĩa là những quốc gia có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên 13.845 USD.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hải Phòng đối thoại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã trao tặng Bằng khen cho 48 doanh nghiệp có vốn FDI có thành tích xuất sắc trong xuất khẩu, đóng góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước trên địa bàn.Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố ước đạt 31 tỉ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 4 cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Trong 2 tháng...

Doanh nghiệp FDI Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Đà Nẵng

Theo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP. Đà Nẵng, hiện Đà Nẵng có 230 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng. Các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương trong...

Thủ tướng: ‘Không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’

Thủ tướng nói Việt Nam thu hút FDI chọn lọc, ưu tiên vốn vào dự án công nghệ cao, bán dẫn, AI, nhưng "không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau". Gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 19/3 trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ông có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI. Bởi, khu vực này đóng góp quan trọng vào cải thiện...

Thủ tướng: Thực hiện 3 đảm bảo, 3 đột phá, 3 tăng cường để doanh nghiệp phát triển

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024 (VBF 2024), với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh”. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Hội nghị -...

Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư toàn cầu

Trong số các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng Chỉ số cơ hội toàn cầu. Viện Milken (tổ chức tư vấn kinh tế độc lập có trụ sở tại Santa Monica, California, Mỹ) vừa công bố Chỉ số cơ hội toàn cầu (GOI - Global Opportunity Index). Sau 10 năm, GOI được xem là công cụ dự báo về FDI khi giải thích được gần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Quay đầu hồi phục, nên mua hay bán?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm khi chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h00, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD đã gây áp lực mạnh lên vàng. Kim loại quý này cũng đối diện làn sóng chốt lời và không thể trụ ở ngưỡng kỷ lục.Ông Daniel Ghali...

Tài khoản bỏ không có thể bị thu những phí nào?

Không chỉ thẻ, ngay cả tài khoản thanh toán, khách cũng có thể bị tính phí quản lý và duy trì từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng. Sở hữu một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng là thực trạng phổ biến với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, sau sự việc nhiều khách nợ phí ngân hàng tiền triệu dù tài khoản không sử dụng, một số người vỡ lẽ rằng không chỉ thẻ ngân...

Cùng chuyên mục

Biến động lãi suất 24.3, loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/năm

Loạt ngân hàng trả lãi trên 8%/nămTheo ghi nhận của Lao Động, mức lãi suất tiền gửi đặc biệt cao nhất hiện là 9,65%/năm, được niêm yết bởi ABBank.Với lãi suất tiền gửi tại quầy, ABBank hiện ban hành mức lãi suất 9,65%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, khi khách hàng đáp ứng một trong hai điều kiện như sau:Tham chiếu điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các khoản vay mà trên thỏa thuận cho vay...

Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 (Quyết định 2345) của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo...

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng gấp 2,5 lần

Xuất khẩu tôm hai tháng đầu năm đạt 425 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hàng sang Trung Quốc và Mỹ lần lượt tăng 143% và 26%. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho hay nhu cầu tiêu dùng tôm tại thị trường Mỹ, Trung Quốc đã ấm trở lại.Theo đó, tôm xuất sang Mỹ trong hai tháng đầu năm đạt 72 triệu USD, tăng 26% so với cùng...

Chứng khoán lập đỉnh mới, săn cổ phiếu tốt để giải ngân

Thị trường chứng khoán trong tuần qua đã có chuỗi các phiên giao dịch tích cực khi VN-Index xác lập đỉnh ngắn hạn mới và thanh khoản lập kỷ lục.Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 18,02 điểm (+1,43%) lên mức 1.281,8 điểm.Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 151.877,51 tỉ đồng, tăng mạnh 20,4% so với tuần trước. Đây là tuần giao dịch có thanh khoản ở mức kỷ lục khi trung bình hơn 30 nghìn tỉ...

Pacific Airlines trả slot không dùng khi ngừng bay

Pacific Airlines sẽ hoàn trả lượt cất hạ cánh (slot) không sử dụng khi tạm dừng bay, nhưng xin giữ lại lịch sử các slot này cho mùa sau khi đội bay được củng cố. Thông tin này được Pacific Airlines cho biết khi gửi báo cáo đến Cục Hàng không Việt Nam.Từ ngày 18/3, Pacific Airlines phải trả toàn bộ tàu bay do không đạt được thỏa thuận với chủ cho thuê. Theo kế hoạch, hãng cho biết...

Mới nhất

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Bình Định hướng tới “làm thương hiệu” từ các giải đấu thể thao quốc tế

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định tỉnh sẽ nỗ lực "làm thương hiệu" bằng việc tổ chức các giải thể thao quốc tế, tiếp sau các giải đua môtô nước và thuyền máy F1 tại Quy Nhơn năm nay.Bùng nổ cảm xúc với Giải đua môtô nước Aquabike World Championship tại Bình ĐịnhPhát...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các...

Có một đời sống nhức buốt trong tranh của họa sĩ trẻ

Nhưng cuộc sống hôm nay dẫu nhiều mệt mỏi, vẫn còn đó những khoảng dịu dàng bé nhỏ. Những mảnh dịu dàng ấy cũng được một số họa sĩ trẻ nâng niu vẽ ra. Như khoảnh khắc cúi xuống...

Mới nhất