Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếViệt Nam liệu đã có thể công bố hết dịch COVID-19?

Việt Nam liệu đã có thể công bố hết dịch COVID-19?


Hiện nay, Bộ Y tế đang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu thì đây cũng là cơ sở để xem xét, đánh giá nguy cơ, mức độ dịch COVID-19 tại Việt Nam để có thể đưa ra những thích ứng trong tình hình mới.

viet nam lieu da co the cong bo het dich covid 19 hinh 1

Nếu công bố hết dịch COVID-19 nhiều chính sách khám chữa bệnh đối với bệnh này sẽ điều chỉnh (ảnh SKĐS).

Còn về việc công bố hết dịch thì phải xem xét cả các điều kiện về chuyên môn như nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại như thế nào, biến chủng tiếp theo có nguy hiểm không, số ca mắc có gia tăng bất thường không, hay nói cách khác, là tính ổn định của dịch, hiệu quả và tính sẵn có của vắc xin phòng COVID-19…

Đồng thời, ông Trần Đắc Phu cho rằng, phải căn cứ vào các điều kiện pháp lý dựa trên quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định về quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm hiện hành của Chính phủ.

“Hiện, tình hình dịch COVID-19 tại nước ta vẫn được kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế.

Với các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch… Những trường hợp này bệnh có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các vi rút gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm, chứ không riêng gì với COVID-19. Khi những đối tượng trên nhiễm các bệnh do vi rút, miễn dịch giảm, dễ mắc thêm bệnh khác dẫn đến bệnh trở nặng và tử vong” – ông Trần Đắc Phu chia sẻ.

Theo vị này, ngày 5/5 vừa qua, WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nhưng trên thực tế, Việt Nam đã thực hiện Chiến lược “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP từ tháng 10-2021.

Mặc dù chưa chuyển đổi dịch COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B nhưng nhiều hoạt động đã thực hiện như nhóm B, đó là việc mở cửa, không cấm đoán đi lại, du lịch, tổ chức hội họp, tổ chức sự kiện, không yêu cầu xét nghiệm bắt buộc, nới lỏng cách ly… để làm ăn kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội…

Hiện, chỉ còn một số hoạt động coi COVID-19 là nhóm A như quy định giám sát dịch, chữa bệnh miễn phí cho người mắc COVID-19, tiêm vắc xin miễn phí, chế độ cho người tham gia phòng, chống dịch…

Theo ông Trần Đắc Phu, nếu theo luật thì bệnh nhóm B khi mắc sẽ không được miễn phí điều trị. Tuy nhiên, về vấn đề này, vị chuyên gia này cho rằng, các cơ quan chức năng cần có tính toán phù hợp.

Hiện, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế rất cao, vì vậy, chi phí cho điều trị COVID-19 có thể chi trả theo bảo hiểm y tế.

Còn về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định về kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2023.

Quyết định này nêu rõ, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo chiến dịch hoặc có thể lồng ghép với hoạt động tiêm chủng thường xuyên phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

“Tuy vậy, theo tôi, Bộ Y tế và cơ quan chức năng cũng cần có kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống COVID-19 khả thi. Đối tượng nào cần tiêm vắc xin trong thời gian tới, đối tượng nào tiêm bắt buộc, đối tượng nào tiêm theo khuyến cáo, lịch tiêm như thế nào và cũng có thể đối tượng nào được miễn phí, đối tượng nào phải trả tiền” – ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Cuối cùng ông cho rằng, nếu muốn công bố hết dịch thì cần phải chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B.

Tuy nhiên, phải thấy rõ là mặc dù nếu có xếp COVID-19 ở nhóm B cùng với các bệnh truyền nhiễm khác, thì COVID-19 vẫn phải là bệnh có tính đặc thù vì WHO chưa công bố kết thúc đại dịch COVID-19.

Đồng thời, WHO vẫn khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng, chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch dịch bền vững, lâu dài.

Như vậy, Việt Nam cần có chính sách, kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, làm sao theo dõi được sát tình hình dịch bệnh để có đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, vừa kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân.

Đặc biệt lưu ý, các hoạt động giám sát, dự phòng cá nhân, tiêm chủng, truyền thông, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương…





Nguồn

Cùng chủ đề

Tỷ lệ kết hôn của Hàn Quốc năm 2023 tăng sau 11 năm tụt dốc

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 19/3, Hàn Quốc có tổng số 193.657 cặp đôi kết hôn vào năm 2023, tăng 1,0% so với 191.690 cặp đôi kết hôn năm 2022, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ năm 2011. ...

Du lịch Cà Mau kỳ vọng thăng hoa năm 2024

Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Trần Hiếu Hùng Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau cho biết, mặc dù năm 2024 còn nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Cà Mau vẫn sẽ phấn đấu đạt tổng số khách du lịch 2.350.000 lượt ( tong đó có 13.000 lượt khách quốc tế) với tổng thu du lịch 3.480 tỷ đồng. Nhiều khởi sắc năm 2023 Thông tin...

Tình trạng sức khỏe hiện tại của người tiêm 217 mũi vắc-xin Covid-19

Tờ The Guardian ngày 6/3 đưa tin một người đàn ông 62 tuổi ở Đức đã tiêm 217 liều vắc-xin Covid-19 trong suốt 29 tháng qua. Tuy nhiên, điều bất ngờ là người này chưa từng mắc Covid-19 và cũng không ghi nhận tác dụng phụ nào từ việc tiêm thuốc quá liều, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet. Đứng sau báo cáo này là các nhà khoa học đến từ Đại học...

Bổ sung sắt giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài

Tính đến giữa tháng 2 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận gần 775 triệu ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới. Nghiên cứu mới đây cho thấy có tới 10% số người nhiễm Covid-19 có thể tiếp tục có các triệu chứng kéo dài sau khi hết bệnh. Có tới 50% đến 70% những người nhập viện khi gặp phải các triệu chứng hậu Covid-19 liên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trưởng trẻ nhất Ecuador bị ám sát

Cảnh sát quốc gia cho biết họ đang điều tra cái chết của Garcia, thị trưởng 27 tuổi của San Vicente và giám đốc truyền thông của bà là Jairo Loor, sau khi thi thể của họ được phát hiện ở tỉnh Manabi. Cảnh sát cho biết trong một tuyên...

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc 2024

Từ ngày 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính vào ngày 15/2 âm lịch. Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tín ngưỡng dân gian và đền thờ...

Lễ ra mắt và phát hành cuốn sách ‘Gia Viễn Lịch sử Văn hóa’

Dự buổi lễ có ông Hoàng Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh; bà Bùi Thị Khuyên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo; bà Lưu Thị Huyền, Phó Bí thư Thường trực Huyện...

Bài đọc nhiều

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần Tuấn (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thúc đẩy nhanh hơn kế hoạch tìm nơi an cư mới cho...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Cùng chuyên mục

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp với UBND TP Nha Trang trong việc xử lý hành chính đối với quán. Sau vụ việc này, cũng như...

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng lợn được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như cháo lòng, lòng luộc, nhúng lẩu,...

Sản phụ được hàng trăm người xếp hàng hiến máu ở Phú Quốc đã không qua khỏi

Tối 24-3, Trung tâm Y tế TP Phú Quốc cho biết khoảng 16h30 chiều cùng ngày, người thân đã làm thủ tục cần thiết để đưa sản phụ H.T.M. (39 tuổi, tạm trú ở xã Cửa Dương) về nhà lo hậu sự. Bác sĩ Đống Nguyễn Công Quốc - khoa hồi sức tích cực Trung tâm Y tế TP Phú Quốc -...

Mới nhất

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi...

Việt Nam làm nên lịch sử, vô địch billiards đồng đội thế giới

(Dân trí) - Thắng Tây Ban Nha sát nút 15-14 ở loạt tie-break chung kết, Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam lần đầu vô địch carom 3 băng đồng đội thế giới. Trần Quyết Chiến (hạng 2 thế giới) và Bao Phương Vinh (hạng 8 thế giới) lần lượt đối đầu Ruben Legazpi và Sergio Jimenez...

Một doanh nhân tuổi đôi mươi, cần xây dựng những mối quan hệ nào?

Một công ty của tôi vừa gọi vốn thành công từ một tập đoàn lớn. Kết quả này đến từ mối quan hệ quen biết hơn 20 năm của tôi với vị chủ tịch tập đoàn. Nghiên cứu kéo dài 75 năm...

Điều đặc biệt ở đội hình ‘Cô Ba dũng sĩ’ tham gia diễu binh chiến thắng Điện Biên Phủ

92 cô gái trong khối nữ du kích miền Nam tượng trưng cho hình ảnh "Cô Ba dũng sĩ" với tinh thần kiên cường, bất khuất, vượt qua khó khăn cùng với các khối diễu binh Quân đội chuẩn bị kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4...

Mới nhất