Trang chủNewsThời sự'Việt Nam sẽ là trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông...

‘Việt Nam sẽ là trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á’

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời phỏng vấn VnExpress về giải pháp thúc đẩy công nghiệp văn hóa Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

– Nhìn lại 7 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, ông tâm đắc với kết quả nào nhất?

– Cuối năm 2023, Thủ tướng chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để đánh giá quá trình triển khai chiến lược này. Một số điểm nhấn tiêu biểu đã được rút ra, như chính quyền, người dân, doanh nghiệp đã nhận thức ngày càng sâu sắc, đúng vị trí của ngành công nghiệp văn hóa, nên chỉ số ở bình diện quốc gia đạt kết quả rất tích cực.

Giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 đạt 5,82%; năm 2019 đạt 6,02%; năm 2022, sau 2 năm 2020-2021 ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các ngành bắt đầu phục hồi, giá trị đóng góp 4,04%. Giá trị sản xuất công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp bình quân 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Công nghiệp văn hóa đang đóng góp tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập người dân. Giai đoạn 2018-2022, số lượng cơ sở kinh tế hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tăng 7,2%/năm. Năm 2022, toàn quốc có hơn 70.300 cơ sở với 2,3 triệu lao động. Năm 2018, công nghiệp văn hóa xuất siêu 37 tỷ USD, năm 2022 tăng lên 41,9 tỷ USD.

Các ngành công nghiệp văn hóa còn góp phần quan trọng đưa văn hóa Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới, quảng bá hình ảnh, bản sắc, gia tăng sức hấp dẫn, sức mạnh mềm văn hóa quốc gia. Đơn cử Hà Nội, Đà Lạt, Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, là căn cứ vững chắc để Việt Nam xác định mục tiêu giai đoạn tới trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa thu hút và hội tụ sáng tạo tại Đông Nam Á.

Việt Nam bốn lần được vinh danh là điểm đến di sản hàng đầu thế giới, cho thấy giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của du lịch văn hóa. Các ngành công nghiệp văn hóa có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn so với chi phí sản xuất, góp phần tiết kiệm tài nguyên, phát huy văn hóa và bản sắc dân tộc, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Nếu chúng ta biết khai thác tài sản trí tuệ, nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc thì đây sẽ là nguồn tài nguyên vô tận của quốc gia.

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Nam Nguyễn

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Nam Nguyễn

– Với nhiều nước trên thế giới, công nghiệp văn hóa là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể khi xuất khẩu. Tại Việt Nam, vấn đề này được tiếp cận như thế nào?

– Ở cấp độ quốc tế, UNESCO thảo luận về công nghiệp văn hóa từ cuối những năm 70 đầu 80 thế kỷ 20. Hiện nay, công nghiệp văn hóa và kinh tế sáng tạo là động lực phát triển bền vững. Lĩnh vực văn hóa chiếm tới 6,1% kinh tế toàn cầu với doanh thu hàng năm lên tới 2.250 tỷ USD và gần 30 triệu việc làm.

Năm 2020 xuất khẩu dịch vụ sáng tạo đem về cho Mỹ 206 tỷ USD, Ireland 174 tỷ USD, Đức 75 tỷ USD, Trung quốc 59 tỷ USD, Anh 57 tỷ USD. Trung Quốc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa sáng tạo toàn cầu năm 2020 với 169 tỷ USD, tiếp đó là Mỹ (32 tỷ), Italy (27 tỷ), Đức (26 tỷ).

Tại Việt Nam, từ lâu văn hóa được coi thuộc phạm trù tư tưởng, là nền tảng tinh thần xã hội. Nghị quyết trung ương 5, khóa 8 (1998) về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc lần đầu tiên đề cập đến chính sách kinh tế và khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa. Chuyên gia Hội đồng Anh và UNESCO là những người đầu tiên giới thiệu nội hàm về công nghiệp văn hóa và sáng tạo tại Việt Nam.

Trong những năm 2007-2014, nhiều hội thảo quốc tế liên quan đến công nghiệp văn hóa đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì. Tuy nhiên, đến năm 2014, Nghị quyết hội nghị trung ương 9 khóa 11 mới chính thức đưa vào văn kiện Đảng cụm từ “công nghiệp văn hóa” và xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa. Sau đó, năm 2016 Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Từ đó đến nay, nhận thức về vai trò của công nghiệp văn hóa được nâng cao một bước. Hội nghị toàn quốc đầu tiên về công nghiệp văn hóa vừa qua là động lực để các ngành này cất cánh.

Nhóm Ngọt chụp ảnh cùng hàng nghìn khán giả tại Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa 2023 (Monsoon Music Festival), tháng 10/2023. Ảnh: Ban tổ chức

Nhóm Ngọt chụp ảnh cùng hàng nghìn khán giả tại Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa 2023 (Monsoon Music Festival), tháng 10/2023. Ảnh: Ban tổ chức

– So với mục tiêu công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp 7% GDP, kết quả hiện nay khá khiêm tốn. Ông nói gì về điều này?

– Bên cạnh những kết quả bước đầu, chúng ta cần thẳng thắn nhận thấy công nghiệp văn hóa Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện chưa có văn bản pháp luật (luật, nghị định) quản lý nhà nước về công nghiệp văn hóa. Cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu.

Nguồn lực đầu tư dàn trải, chưa có trọng điểm vào một số chuyên ngành có lợi thế, tiềm năng nhằm tạo ra sản phẩm chủ lực. Nhân lực ngành này cũng thiếu về số lượng và chất lượng bởi chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút. Nội dung, hình thức các sản phẩm phần mềm, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, kiến trúc, thời trang… chưa khai thác hết đặc trưng văn hóa bản địa để tạo độc đáo riêng và lợi thế cạnh tranh.

Một bộ phận doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, nên việc vi phạm và xâm phạm thời gian qua tác động trực tiếp đến những người sáng tạo, gây cản trở việc đầu tư vào lĩnh vực này. Việt Nam là thị trường tiềm năng với dân số trẻ, cởi mở, dễ tiếp cận, nhưng chưa hình thành thói quen, ý thức tôn trọng, bảo vệ, phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa. Tài chính cho công nghiệp văn hóa dù được nâng lên nhưng vẫn thấp so với nhu cầu.

Liveshow Tri âm của Mỹ Tâm tại sân vận động Mỹ Đình thu hút 30.000 khán giả, tháng 11/2022. Ảnh: Giang Huy

Liveshow “Tri âm” của Mỹ Tâm tại sân vận động Mỹ Đình thu hút 30.000 khán giả, tháng 11/2022. Ảnh: Giang Huy

– Hàn Quốc đã gặt hái quả ngọt từ văn hóa, điển hình là điện ảnh, âm nhạc. Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp văn hóa thế nào, thưa Bộ trưởng?

– Tôi cho rằng Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á. Để làm được điều này, chúng ta cần xác định mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp 7% GDP. Sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa phải phát triển đa dạng, chất lượng cao dựa trên yếu tố đổi mới, sáng tạo, văn hóa truyền thống, tôn trọng bản quyền, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Chúng tôi sẽ nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để khơi thông cho các ngành công nghiệp văn hóa với chính sách ưu đãi về vốn, khuyến khích sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp. Ba trung tâm công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng sớm hình thành; mở rộng mạng lưới thành phố sáng tạo với Quảng Ninh, Quảng Nam, Kiên Giang, Huế, Đà Lạt…

Ngành văn hóa cũng sẽ đẩy mạnh giao lưu, liên doanh, liên kết với các nước có nền công nghiệp văn hóa phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…; bổ sung chỉ số thống kê ngành công nghiệp văn hóa vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để có chính sách đầu tư, lộ trình phát triển phù hợp.

Chúng ta có dân số trẻ, năng động, thích nghi nhanh với xu hướng thế giới, nên các lĩnh vực ưu tiên phát triển sẽ dựa trên lợi thế này, đơn cử như điện ảnh. Năm 2023, điện ảnh đạt mốc tăng trưởng mạnh về giá trị thương mại phim Việt với doanh thu 1.080 tỷ đồng – kỷ lục trong lịch sử phòng vé.

Phần mềm và trò chơi giải trí Việt Nam năm 2022 đạt doanh thu 148 tỷ USD, với tổng nhân lực 1,2 triệu người, đưa nước ta đứng vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu phần mềm. Doanh thu games Việt năm 2022 đạt 665 triệu USD, thứ 5 Đông Nam Á và là trung tâm khu vực về lập trình game và xuất khẩu phần mềm game.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ phát triển nghệ thuật biểu diễn; thiết kế; thủ công mỹ nghệ; du lịch văn hóa, xây dựng các thương hiệu sản phẩm gắn với vùng miền… Tôi hy vọng những ngành này sẽ góp phần quan trọng chấn hưng và phát triển văn hóa đất nước.

Viết Tuân – Vnexpress.net

Cùng chủ đề

Mong muốn WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Thế giới (WB) tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn... Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk.  Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn...

Bàn về lộ trình chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam

Ngày 28/3/2024, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam tổ chức cuộc họp kỹ thuật về lộ trình chuyển đổi từ sản xuất nhiệt điện than sang các giải pháp thay thế bền vững. Mục tiêu của cuộc họp kỹ thuật này là cung cấp thông tin cập nhật về chính sách và công nghệ cho quá trình...

Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

Ngày 28/3, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) và Golden Dragon Awards lần thứ 23. Diễn đàn Vietnam Connect là sự kiện thường niên, được tổ chức quy mô cấp quốc gia với mục đích nâng cao hiệu quả kết nối, tăng cường cơ hội hợp tác đầu...

Hơn 60% lao động ở trạng thái cân nhắc cơ hội công việc mới hoặc chủ động tìm việc

Trong bối cảnh công nghệ thông tin (CNTT) đang trở thành yếu tố quan trọng, không thể thay thế ở đa số lĩnh vực, rất nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho lực lượng lao động ngành này.  Ngày 28-3, Công ty TNHH MTV phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TPHCM (DXCenter) tổ chức Hội thảo xu hướng ngành CNTT trong...

Nam Sudan mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam

Ngày 20/3, tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Juba của Cộng hòa Nam Sudan, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Nam Sudan Nguyễn Huy Dũng đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Việt Nam lên Tổng thống Nam Sudan Salvar Kiir Mayardit. Tại buổi tiếp sau lễ trình Thư ủy nhiệm, Tổng thống Kiir Mayardit chào mừng Đại sứ Nguyễn Huy Dũng nhận nhiệm vụ tại Nam Sudan, bày tỏ vui mừng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quế Trân khóc nhớ cha khi nhận danh hiệu NSND

TP HCMQuế Trân xúc động tưởng nhớ cha - "thống soái tuồng cổ" Thanh Tòng - khi nhận danh hiệu NSND ở tuổi 43. Trong 25 nghệ sĩ tại TP HCM được trao Nghệ sĩ Nhân dân, Quế Trân là người trẻ tuổi nhất. Cha cô - nghệ sĩ Thanh Tòng (1948-2016) - từng nhận danh hiệu này ở tuổi 61. Tại buổi lễ do Sở Văn hóa - Thể thao tổ chức tối 28/3 để vinh danh các gương...

Xe buýt lao khỏi cầu ở Nam Phi, 45 người thiệt mạng

Một chiếc xe buýt lao khỏi cầu, rơi xuống khe núi rồi bốc cháy ở phía bắc Nam Phi, khiến 45 trong 46 người trên phương tiện thiệt mạng. Người sống sót duy nhất là một em bé 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nạn nhân bị thương nặng và đã được chuyển tới bệnh viện, Bộ Giao thông Nam Phi ngày 28/3 cho biết.Chiếc xe gặp tai nạn khi đi từ nước láng giềng Botswana đến thành phố Moria...

Alves mở tiệc đến thâu đêm sau khi ra tù

Tây Ban NhaCựu hậu vệ Barca Dani Alves mở tiệc cùng gia đình và bạn bè khi được tại ngoại sau 15 tháng ngồi tù vì vụ hiếp dâm. Alves được tại ngoại chờ kháng cáo và rời nhà tù Brians 2 ngày 25/3, sau khi nộp bảo lãnh 1,08 triệu USD. Một ngày sau đó, theo Diario Sport, cựu hậu vệ 40 tuổi đã mở tiệc đến 5h sáng cùng gia đình và bạn bè tại biệt thự...

Robot biết múa hát, dạy tiếng Anh của giảng viên trường quân đội

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học. Robot thông minh hình dáng giống người hỗ trợ dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học (Bonbon) là đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia đến năm 2025.Đề tài do Học viện Kỹ...

‘Thư cho em’ – mối tình vượt hai thế kỷ của thiếu tướng Hoàng Đan

Tình yêu, nỗi nhớ và khát vọng đoàn tụ của vợ chồng thiếu tướng Hoàng Đan trong chiến tranh được gửi gắm qua hơn 400 lá thư. Chuyện tình thiếu tướng Hoàng Đan và bà Nguyễn Thị An Vinh được con trai út của họ - doanh nhân Hoàng Nam Tiến - tái hiện trong cuốn Thư cho em. Sách gồm bốn phần: Đi Điện Biên Phủ về, ta cưới!; Hương gây mùi nhớ; Thư cho em giữa hai...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Tạp chí Mỹ: Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền Trung Việt Nam

Travel+Leisure giới thiệu loạt trải nghiệm thú vị nhất du khách cần làm khi tới Đà Nẵng và Hội An, trong đó dành nhiều lời khen cho Bà Nà. Sun World Ba Na Hills được Travel+Leisure gợi ý là lựa chọn tốt nhất cho gia đình trải nghiệm tại Đà Nẵng. Ảnh: SG Trong bài viết đăng tải trên tạp chí du lịch nổi tiếng Mỹ, tác giả Lakshmi Sharath đã gọi Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ, trong đó có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu...

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành nhanh, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở các lĩnh vực của địa phương, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sát thực tế hơn, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trước mắt và lâu dài của cả hệ thống chính trị.“Thực tế cho thấy việc luận chuyển cán bộ, đặc biệt là luân...

Tọa đàm về Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

PGS.TS Phạm Minh Anh - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; TS Vũ Lộc An - Phó Hiệu trưởng; Thạc sĩ Đỗ Lê Triều - Trưởng khoa Xây dựng Đảng chủ trì tọa đàm. Dự Tọa đàm có các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường. Trình bày báo cáo đề dẫn tọa đàm, TS Vũ Lộc An - Phó Hiệu trưởng,...

Nhiều vấn đề quan trọng thúc đẩy phát triển Thủ đô Hà Nội

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, đây là những nội dung quan trọng để kịp thời giải quyết, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố, tập trung hỗ trợ để thực hiện các dự án trường học, y tế, di tích, hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, xử lý nước thải, các nội dung thuộc chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, vùng đồng bằng dân...

Hình ảnh 10 dòng sông chảy qua Hà Nội

(Dân trí) - Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, đặc trưng địa lí với nhiều ao, hồ, sông, ngòi. Hiện có 10 dòng sông lớn nhỏ chảy qua địa phận Hà Nội, chiều dài từ vài kilomet cho đến hàng trăm kilomet. 1. Sông Hồng Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có tổng chiều dài 1.149km, trong đó đoạn dòng chảy trên đất Việt Nam dài 556km....

Mới nhất

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam quý I 2024 đã vượt mức trước đại dịch

Theo Tổng cục Thống kê, nhờ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3/2024 đạt gần 1,6 triệu lượt người, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng...

Nhiều vấn đề quan trọng thúc đẩy phát triển Thủ đô Hà Nội

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, đây là những nội dung quan trọng để kịp thời giải quyết, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố, tập trung hỗ trợ để thực hiện các dự án trường học, y tế, di tích, hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, xử...

Vụ Pháp chế nên giữ vai trò “nhạc trưởng” về xây dựng thể chế tại Bộ và trong toàn Ngành

(Mic.gov.vn) - Ngày 13/03, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã làm việc với Vụ Pháp chế về định hướng phát triển thể chế trong giai đoạn tới. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh...

Các trường học ở Canada đồng loạt kiện các ‘ông lớn’ công nghệ

Ngày 28/3, các trường học tại Canada đã đồng loạt tham gia một cuộc chiến pháp lý chống các công ty công nghệ lớn (Big Tech), theo đó cùng đệ đơn lên tòa án...

Ngay cả khi cả Đất nước được nghỉ Tết, chúng tôi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ

(Mic.gov.vn) - Với cam kết "Mọi bưu gửi đều phát đến tay người nhận trước Tết Nguyên đán", Bưu điện Việt Nam đã huy động mọi lực lượng từ cán bộ công nhân viên khối văn phòng, giao dịch viên, đoàn viên thanh niên,... dồn toàn lực, chung sức khai thác, vận chuyển, lưu thoát, phát an toàn sản...

Mới nhất