Trang chủNewsKinh tếViệt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 1.

Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14 (World Economic League Table) của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh) vừa công bố đánh giá VN là nền kinh tế lớn thứ 34 năm 2023 với quy mô GDP 434 tỉ USD. Vị trí này dự kiến có thể tăng nhanh, đạt thứ 24 vào năm 2033 và sau đó trở thành nền kinh tế lớn thứ 21 thế giới vào năm 2038 với quy mô GDP lên đến 1.559 tỉ USD. Với ưu thế dân số đông và trẻ, VN có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

CEBR nhận định: VN tăng trưởng mạnh, lạm phát duy trì ở mức thấp, tức là chưa phải đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát như nhiều quốc gia khác. Mức tăng giá tiêu dùng năm 2023 cũng thấp hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 10 năm, là 3,8%. Điều này tạo dư địa trong chính sách điều hành tiền tệ của VN. Cùng đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm trong năm ngoái giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng; tỷ lệ nợ Chính phủ năm 2023 dự kiến 35% GDP, giảm khoảng 1,3 điểm phần trăm so với 2022.

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 2.

Sản xuất tại Công ty TNHH ĐiệnTử Meiko Việt Nam (Hà Nội) – vốn Nhật Bản

Phạm Hùng

VN cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tỷ trọng hàng Việt xuất sang Mỹ tăng gần 2% từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang vào năm 2018. Điều này cũng được bổ sung bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ từ các nền kinh tế châu Á khác, bao gồm cả Trung Quốc. Điều này có thể đưa VN đạt được mục tiêu đề ra là trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Trước đó, tháng 10.2023, báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra dự báo GDP của VN sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2024, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Giới chuyên gia IMF bày tỏ lạc quan về triển vọng trong trung hạn, với mức dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,9% vào năm 2025. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo mức tăng trưởng GDP của VN lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Các chính sách hỗ trợ nhu cầu ngắn hạn, dỡ bỏ các rào cản trong việc thực hiện đầu tư công và giải quyết các hạn chế về cơ sở hạ tầng có thể giúp nền kinh tế đạt được các mục tiêu này và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Ngân hàng Thế giới cho rằng môi trường bên ngoài đầy thách thức và nhu cầu trong nước yếu hơn đang khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở VN chậm lại. Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ tăng tốc trong những năm tiếp theo.

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 3.

Sản xuất tại Công ty TNHH INOAC Việt Nam (Nhật Bản tại KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nộ

Gia Hân

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế Quốc dân), nhận xét VN đang có nhiều lợi thế để có triển vọng kinh tế tốt hơn và thậm chí có thể có thứ hạng cao hơn theo dự báo của bảng xếp hạng CEBR công bố vì một số lý do sau. Thứ nhất là có cơ hội lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, nếu ngành công nghiệp bán dẫn thành công theo chiến lược đề ra, các lĩnh vực số bứt phá, tận dụng triệt để thành tựu công nghệ và áp dụng đồng bộ…; chắc chắn quy mô nền kinh tế VN sớm vượt mốc ngàn tỉ USD. Thứ hai, bên cạnh tiềm năng về ngành công nghiệp bán dẫn, nông nghiệp vẫn là mảng mà VN đang có thế mạnh. Trong khó khăn như năm 2023, xuất khẩu nông thủy sản đã có bứt phá ngoạn mục, góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Đáng lưu ý, VN đang hướng đến chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao, một ngành từng đưa nền kinh tế tại các quốc gia phát triển lên đỉnh cao trong thế kỷ trước và giá trị của nó đến nay vẫn còn nguyên vẹn. VN là quốc gia đi sau, đang phát triển, xu hướng toàn cầu có thể khác, hướng đến nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường… Nếu song song phát triển công nghiệp bán dẫn, VN chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sẽ tạo thế vững chãi cho nền kinh tế, tạo thế mạnh, cạnh tranh với khu vực châu Á và nhiều nước đang phát triển toàn cầu.

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 4.
Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 5.

Quy mô nền kinh tế VN lần đầu tiên được ghi nhận đạt mốc 400 tỉ USD vào cuối năm 2022, tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, kết thúc năm 2023, GDP cả nước tăng 5,05% so với năm trước với quy mô theo giá hiện hành đạt hơn 10,22 triệu tỉ đồng, tương đương 430 tỉ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 6.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chọn Việt Nam làm nơi sản xuất

Phạm Hùng

Theo GS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu doanh nghiệp, VN có thể hoàn toàn trở thành quốc gia có thu nhập cao trong 10 – 15 năm tới nếu cải tiến mạnh mẽ thể chế và năng suất lao động. Ông Quân phân tích, các dự báo về tăng trưởng kinh tế của VN từ các tổ chức nghiên cứu, khảo sát trên thế giới đa số rất khả quan. Chúng ta cần xem đó là động lực để tăng tốc điều chỉnh chính sách, thể chế để đạt được, chứ không phải nghe rồi để đó. Trong bối cảnh thế giới còn quá nhiều biến động, nền kinh tế VN vẫn giữ được sự ổn định về an ninh, kiềm chế được lạm phát, số doanh nghiệp (DN) mới tăng trở lại, thu hút vốn FDI, đầu tư tư nhân tăng… là các tín hiệu cực kỳ tích cực. VN cần có đánh giá mức độ tăng trưởng bao nhiêu, định lượng rõ hơn để tăng tốc phục hồi chứ không thể “đủng đỉnh” mà gặt hái thành quả được. Quan trọng hơn, để tiến đến vị thế quốc gia có thu nhập cao, quan trọng nhất lúc này là năng suất lao động. VN luôn bị nhận xét kém tích cực về năng suất lao động, trong khi một trong các yếu tố giúp tăng trưởng là năng suất và hiệu suất lao động.

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 7.

Một hoạt động triển lãm công nghệ

“Khái niệm năng suất lao động nay đã khác nhiều. Không phải năng suất cá nhân, mà là năng suất tập thể. Đó là khả năng hợp tác, hiệu quả của sự hợp tác theo chuỗi, theo nhóm, nhấn mạnh đến hiệu ứng hài hòa, nhịp nhàng, đồng bộ. Như vậy, chính DN tạo ra năng suất lao động, năng suất cho nền kinh tế thông qua đầu tư con người, máy móc tốt, tận dụng tối đa công nghệ, năng suất, hiệu quả công việc tăng. Thế nên, chính DN là đối tượng hấp thụ chính sách nhanh, tiêu hóa chính sách tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh thu nhập”, ông Quân dẫn giải và nhấn mạnh: VN cần tiếp tục chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp. Hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn đang rất cần nguồn lao động có chuyên môn cao, khả năng tiếp cận công nghệ nhanh. Dẫn ví dụ về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn được Chính phủ đưa ra trong năm qua khá quyết liệt, chuyên gia này cho rằng, phát triển chíp là cơ hội lớn cho VN, giúp tăng đột biến thu nhập, nếu thành công. Công nghệ bán dẫn tóm tắt chủ yếu ở 3 khâu: thiết kế, chế tạo và đóng gói. VN đang ở khâu đóng gói và có chế tạo. Khả năng thiết kế hoàn toàn thực hiện được, nhưng đào tạo nguồn nhân lực lớn lúc này đang được một số trường đại học triển khai thực hiện và mọi thứ còn khá mới mẻ. Thậm chí, một trường chuyên đầu tư bán dẫn cũng chưa có.

“Chíp là cơ hội cực lớn đưa VN lên là quốc gia có thu nhập cao sớm hơn dự báo, nhưng chíp cũng tạo thách thức lớn cho VN trong giai đoạn tới. Muốn tạo ra đột phá, phải có tiêu chí mới, cách làm mới, tư duy mới, phải mạnh dạn bỏ cách tư duy phương pháp cũ trong đào tạo đại học…”, GS-TS Nguyễn Mạnh Quân nhấn mạnh.

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 8.
Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 9.

Các chuyên gia cũng lưu ý trong vòng 10-15 năm tới, dự báo kinh tế VN có bước nhảy vọt nhờ yếu tố dân số vàng. Tuy vậy, theo thống kê về cơ cấu dân số thì đến năm 2036, VN sẽ qua thời kỳ dân số vàng và bắt đầu đối diện với già hóa dân số. Thế nên, muốn tận dụng tốt thời kỳ “dân số vàng” và kể cả có giải pháp ứng phó kịp thời thời kỳ “dân số già”, cần phải tập trung quyết liệt vào việc nâng cao chất lượng dân số. Trong đó, đầu tư cho y tế, giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tránh nguy cơ lãng phí thời kỳ cơ cấu dân số vàng là rất quan trọng. Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển phân tích: Năm vừa qua VN rất thành công về nông nghiệp. Lúa gạo, cà phê đều được mùa, giá cao và năng suất của nhiều lĩnh vực đã lên cao. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân cũng không thể tăng cao. Mẫu số chung của nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người cao (bỏ qua lợi thế về tài nguyên) nằm ở một số vấn đề. Đó là đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng bản quyền tác giả. Kế đến là đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, mang tính cạnh tranh lành mạnh, chống gian lận thương mại. Từ đó các hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn; tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, cạnh tranh được với thế giới. Khi sản phẩm được thương mại, bán ra cho nhiều nước thì quy mô các DN mở rộng, thu nhập người lao động sẽ tăng.

“Nguồn nhân lực của VN vẫn được đánh giá cao. Chất lượng đào tạo của các trường học vẫn tốt. Điều quan trọng là phải có môi trường khuyến khích, trong đó đảm bảo được quyền sở hữu trí tuệ để nhiều nghiên cứu phát triển được thành sản phẩm thương mại. Từ đó VN mới có thêm nhiều sản phẩm công nghệ, có giá trị gia tăng cao hơn những sản phẩm xuất khẩu truyền thống hiện nay. Giá trị gia tăng cao sẽ góp phần đưa quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân người lao động được cải thiện mạnh, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thấp”, TS Đinh Thế Hiển nói.

Còn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh: “Muốn đạt được các thành tựu trên, phát triển nội lực mạnh là rất quan trọng. Để quy mô nền kinh tế tiến đến ngàn tỉ USD, VN chú trọng hiện đại hóa hạ tầng giao thông, đầu tư công phải được đẩy mạnh và nhanh hơn nữa. Năm qua, kinh tế VN không bị lao đao một phần nhờ tăng tốc đầu tư công. Để phát triển nội lực, những yếu tố vĩ mô cần chú trọng là cải cách hành chính, đẩy mạnh đầu tư công và tư; chú trọng đào tạo, tăng năng suất lao động”.

Việt Nam tiến tới quy mô nền kinh tế ngàn tỉ USD- Ảnh 11.
Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa chất lượng cao ở miền Tây

Hệ thống thủy lợi, giao thông liên vùng, logistic và cơ giới hóa tổng kinh phí 375 triệu USD (gần 9.000 tỷ đồng) được đề xuất đầu tư để trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao. Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất được trình bày tại hội nghị góp ý ở Cần Thơ, ngày 19/3....

UOB dự báo GDP Việt Nam quý I đạt 5,5%

UOB dự báo kinh tế Việt Nam quý I tích cực hơn cùng kỳ năm ngoái, với tăng trưởng 5,5% và VND vẫn còn khả năng phục hồi nhẹ. Dự báo được nêu trong Báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2024 vừa phát hành của Ngân hàng UOB. Như vậy, tình hình đầu năm nay dự kiến tích cực hơn quý I/2023 khi GDP tăng 3,32%, theo số liệu của Bộ Kế hoạch -...

Nước tương lâu đời Việt Nam xuất chính ngạch sang Mỹ

Hai container nước tương Con mèo đen, một trong những thương hiệu Việt lâu đời, vừa được xuất chính ngạch, bán ở 37 tiểu bang tại Mỹ. Ông Hồ Diệp Anh Khôi, CEO Công ty TNHH thực phẩm quốc tế Nam Dương, cho biết sau khi được sự kiểm tra và chấp thuận từ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), công ty đã được xuất chính ngạch các sản phẩm mang thương hiệu Việt...

Sản xuất tăng trưởng, số người có việc làm gia tăng trở lại

Sản xuất tăng trưởng, số người có việc làm gia tăng trở lạiNgành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhẹ trong tháng 2/2024, khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng tháng thứ hai liên tiếp. Đà tăng trưởng được duy trì đã giúp việc làm tăng trở lại. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục...

Kinh tế Việt Nam – điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu

Thế giới vừa bước qua năm 2023 với bao nốt trầm khi phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, hầu hết nền kinh tế các nước đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam mặc dù vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều bất ngờ lớn xảy ra khi những tay đua có dự báo đạt thành tích cao như Jeremy Perez, Anthony...

Bài đọc nhiều

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...
17:20:57

Việt Nam tươi đẹp

Thiên nhiên luôn có sức hút lạ thường. Đi dọc dải đất hình chữ S, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những khung cảnh non nước hữu tình khiến lòng người không khỏi rung động, xuyến xao, và rồi thêm tự hào bởi thiên nhiên phong phú tươi đẹp của đất nước ta. Nguồn

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Cùng chuyên mục

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam trao đổi bên lề Diễn...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. Thị trường tâm điểm miền Trung Các chuyên gia đánh giá, sức hấp...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đến dự. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ...

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép các xe cơ giới chạy. Biển này có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ...

Mới nhất

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành...

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World...

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!