Trang chủNewsThế giớiVụ thảm sát hoàng gia chấn động Nepal hơn 20 năm trước

Vụ thảm sát hoàng gia chấn động Nepal hơn 20 năm trước


Năm 2001, Thái tử Dipendra nổ súng giết 9 người thân, trong đó có nhà vua và hoàng hậu, xóa sổ gần như hoàn toàn hoàng gia Nepal.

Tối 1/6/2001, một bữa tiệc được tổ chức tại Cung điện Narayanhiti, nơi ở chính thức của hoàng gia Nepal. Thái tử Dipendra, 29 tuổi, con cả của Vua Birendra Bir Bikram Shah Dev và Hoàng hậu Aishwarya, xuất hiện trong tình trạng say rượu sau khi uống whiskey và hút loại thuốc lá chứa cần sa.

Sau khi gây gổ với một vị khách, Dipendra được em trai Nirajan và một người em họ hộ tống về phòng. Thái tử đã gọi cho người yêu Devyani Rana ba lần. Rana kể rằng Dipendra nói chuyện khá lắp bắp và bảo cô rằng mình sẽ đi ngủ.

Thái tử sau đó bước ra khỏi phòng ngủ trong bộ đồ rằn ri và mang theo ba khẩu súng, trong đó có một khẩu súng trường tấn công M16.

Một phụ tá cung điện nhìn thấy anh ở đầu cầu thang, nhưng không nghĩ có gì bất thường vì Thái tử nổi tiếng là người thích sưu tập súng. Bữa tiệc tối tại cung điện là sự kiện riêng tư chỉ dành cho hoàng gia nên không vệ sĩ nào có mặt.

Thái tử nổ súng vào cha mình, Vua Birendra, trong sự hoảng loạn của người thân. Các phụ tá cung điện cho biết họ đã cố gắng phá cửa kính để giải cứu những thành viên hoàng gia khác. Một nhân chứng kể rằng sau khi giết những người trong căn phòng diễn ra bữa tiệc tối, Thái tử đã đi tìm mẹ mình trong vườn.

“Đừng làm vậy, làm ơn. Hãy giết em nếu anh muốn”, người em trai Nirajan nói trong lúc lấy thân mình che chắn cho Hoàng hậu Aishwarya. Dipendra bắn chết cả hai người.

Thái tử giết tổng cộng 9 người thân, gồm bố mẹ, các em và các cô chú bác, đồng thời bắn bị thương một số người trước khi tự bắn vào đầu mình. Dipendra được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Không rõ động cơ của Dipendra do anh thiệt mạng ba ngày sau khi gây án. Chú của anh, Gyanendra, trở thành tân vương Nepal.

Sự kiện đã gây chấn động cả quốc gia, khiến công chúng đau buồn đổ xuống đường và bạo loạn nổ ra trong vài ngày. Nó mở đầu cho một thời kỳ hỗn loạn ở Nepal mà đỉnh điểm là việc chấm dứt chế độ quân chủ của đất nước 7 năm sau đó.





Các thành viên hoàng gia Nepal, từ trái qua thái tử Dipendra, vua Birendra, hoàng tử Nirajan, hoàng hậu Aiswarya và công chúa Shuriti, năm 1990. Ảnh: Reuters

Từ trái qua, Thái tử Dipendra, Vua Birendra, Hoàng tử Nirajan, Hoàng hậu Aiswarya và Công chúa Shuriti, năm 1990. Ảnh: Reuters

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân Thái tử gây án. Một số chuyên gia cho rằng quyết định của Vua Nepal chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến sau cuộc nổi dậy vào những năm 1990 đã khiến con trai ông tức giận. Thái tử cảm thấy quốc vương đã trao đi quá nhiều quyền lực và lo lắng về việc kế thừa.

Một giả thuyết phổ biến hơn là Thái tử bất mãn về chuyện tình cảm. Vụ thảm sát được cho là diễn ra sau một cuộc tranh cãi giữa Dipendra và cha mẹ khi họ phản đối anh kết hôn với người yêu Devyani Rana.

Thái tử Dipendra từng theo học Đại học Eton, ngôi trường danh tiếng của Anh chuyên đào tạo các vị vua và thủ tướng tương lai. Trong thời gian này, anh đã gặp được tình yêu của đời mình, Devyani Rana, người cũng du học tại Anh.

Rana là con gái một chính trị gia hàng đầu Nepal, hậu duệ của một vương công Ấn Độ, hội tụ đủ mọi phẩm chất để trở thành vợ thái tử. Nhưng Hoàng hậu Aishwarya quyết tâm cắt đứt mối quan hệ. Bà nhất quyết yêu cầu con trai kết hôn với một người họ hàng xa của nhà Shah.

Gia đình Rana cũng hoài nghi về tình yêu này. Dù cuộc hôn nhân sẽ biến cô thành hoàng hậu tương lai của Nepal, mẹ Rana đã cảnh báo rằng cô sẽ phải quen với lối sống ít xa hoa hơn nhiều.

“Rana đã lớn lên với cuộc sống sung túc tột độ”, tờ Nepali Times viết. “Người mẹ còn nói rằng hoàng gia Nepal tương đối nghèo và bà phải suy nghĩ nghiêm túc về việc liệu con gái mình có thể sống tốt nếu gả vào một gia đình nghèo hay không”.

Nhưng Dipendra và Devyani vẫn tiếp tục bí mật gặp nhau suốt nhiều năm. Thái tử vẫn kiên trì cầu xin cha mẹ cho phép họ kết hôn.





Thái tử Dipendra. Ảnh: Wikimedia Commons

Thái tử Dipendra. Ảnh: Wikimedia Commons

Đến năm 2001, căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nhà vua và Hoàng hậu với con trai cả đã đạt đến đỉnh điểm. Có đồn đoán trên báo chí rằng việc Thái tử chưa kết hôn khi sắp bước sang tuổi 30 có thể đe dọa đến vị thế thừa kế ngai vàng.

Một bài báo đăng ngày 27/5/2001 nói rằng “mọi người đang hỏi tại sao Thái tử vẫn chưa kết hôn ở tuổi này và liệu tương lai của anh với tư cách người kế vị ngai vàng có lung lay hay không”.

“Đã đến lúc Thái tử kết hôn. Người dân Nepal mong muốn hôn lễ của Thái tử được tổ chức sớm và theo cách trọng đại nhất”, bài viết kết luận.





Devyani Rana (ngoài cùng bên phải), người được cho là bạn gái của thái tử Dipendra. Ảnh: AP

Devyani Rana (ngoài cùng bên phải), người được cho là bạn gái của Thái tử Dipendra. Ảnh: AP

Có nhiều giả thuyết khác được đưa ra như vụ thảm sát là kết quả của một âm mưu chính trị. Việc cuộc điều tra về thảm kịch chỉ kéo dài một tuần gây nhiều nghi ngờ. Tuy nhiên, chính phủ Nepal bác bỏ điều này.

Mối nghi ngờ cũng đổ dồn vào người chú lên ngôi sau vụ thảm sát, Gyanendra Bir Bikram Shah Dev. Ông vắng mặt ở cung điện vào đêm định mệnh. Tin đồn lan truyền rằng Gyanendra đã thông đồng với con trai mình là Paras để thực hiện vụ thảm sát và gài bẫy Dipendra để họ giành lấy ngai vàng. Cả hai người đều phủ nhận liên quan đến sự việc.

Một cựu ngoại trưởng Nepal cáo buộc Ấn Độ và Mỹ đứng sau âm mưu nhằm loại bỏ hoàng gia, song không đưa ra bằng chứng.

Vụ thảm sát tại cung điện còn khiến một số người nhớ đến truyền thuyết lưu truyền ở nước này từ năm 1769, khi Vua Prithvi Narayan Shah lập ra vương quốc Nepal. Lúc bấy giờ, nhà vua đang hành quân vào thung lũng Kathmandu thì tình cờ gặp một nhà hiền triết và mời ông chút sữa chua. Nhà hiền triết đã nếm thử và trả lại phần còn lại, nói rằng nó đã được ban phước. Không muốn ăn món sữa chua mà nhà hiền triết đã nếm qua, nhà vua liền ném nó xuống đất.

Vị hiền triết giận dữ chỉ trích nhà vua quá kiêu ngạo. Ông nói rằng nếu quốc vương ăn sữa chua, mọi điều ước của ông ấy đã thành hiện thực. Sữa chua bắn tung tóe vào 10 ngón chân của nhà vua, với lời sấm truyền rằng triều đại ông gây dựng sẽ sụp đổ sau 10 thế hệ.

Quốc vương Birendra là vị vua thứ 11 của triều đại Shah. Vua Gyanendra không được lòng dân và vào năm 2008, Nepal bãi bỏ chế độ quân chủ, chuyển sang nền cộng hòa.

Vũ Hoàng (Theo ABC News)




Source link

Cùng chủ đề

Việt Nam có đại diện duy nhất lọt top 25 điểm đến thiên nhiên đẹp nhất thế giới

Tripadvisor vừa công bố top 25 điểm đến có thiên nhiên đẹp nhất thế giới, trong đó đại diện duy nhất của Việt Nam là Vịnh Hạ Long (thứ 2). Đứng đầu bảng xếp hạng là thủ đô Kathmandu (Nepal). Bảng xếp hạng Travelers' Choice Best of the Best Destinations 2024 ở hạng mục Điểm đến có thiên nhiên đẹp nhất thế giới xếp hạng Vịnh Hạ Long ở vị trí thứ hai (trong top 25) và đánh giá đây là điểm...

Nepal ra tay với vấn đề vệ sinh của người leo núi Everest

Để bảo vệ môi trường, Nepal yêu cầu các nhà leo núi Everest phải đóng gói "thành phẩm'' sau khi đi vệ sinh, đem xuống núi xử lý. Ngày 9/2, các quan chức Nepal xác nhận những nhà leo núi phải đóng gói "thành phẩm" vào túi nhựa và mang xuống trạm nền sau khi đi vệ sinh trong hành trình leo núi. Quy định mới được ban hành bởi chính quyền đô thị Pasang Lhamu, đơn vị giám...

Nhà lãnh đạo tinh thần bị bắt ở Nepal vì tội lạm dụng tình dục

Theo tuyên bố, lệnh bắt giữ đối với anh ta đã được ban hành vào năm 2020 với cáo buộc “lạm dụng tình dục một bé gái vị thành niên”- người được cho là đang sống như một nữ tu tại đạo tràng của Bomjan ở quận Bara, phía nam...

Người mang biệt danh ‘Cậu bé Phật’ bị bắt vì cáo buộc cưỡng hiếp

NepalCảnh sát bắt Ram Bahadur Bomjan, người có biệt danh "Cậu bé Phật" từ thời niên thiếu, vì các buộc cưỡng hiếp và liên quan các vụ mất tích. "Người này đã bị bắt sau nhiều năm lẩn trốn", phát ngôn viên cảnh sát Nepal Kuber Kadayat nói ngày 10/1, đề cập tới Ram Bahadur Bomjan, 33 tuổi.Bomjan nổi tiếng từ thời niên thiếu vì những thông tin nói rằng cậu có thể ngồi thiền bất động trong nhiều...

Nepal ngừng cấp phép cho công dân tới Nga, Ukraine làm việc

Nepal ngừng cấp giấy phép lao động cho công dân tới Nga, Ukraine, sau khi ít nhất 10 người Nepal thiệt mạng trong lúc phục vụ quân đội Nga. Kabiraj Upreti, cục trưởng Cục Lao động Nước ngoài của Nepal, hôm 5/1 tuyên bố nước này sẽ ngừng cấp giấy phép lao động tới Nga và Ukraine để giảm thương vong về người. Quyết định này sẽ có hiệu lực tới khi có thông báo mới."Điều này nhằm đảm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò Shin Tae-yong phải nhận thức được tinh thần chiến đấu của cầu thủ Việt Nam. Vì thế, Indonesia phải giảm...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức. Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn "đề xuất bãi nhiệm" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ...

Cùng chuyên mục

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Tạo dáng “sống ảo” ở mỏm đá, nữ du khách suýt mất mạng

Sự việc xảy ra vào ngày 17/3 vừa qua tại mỏm đá trong khu du lịch núi Paiya ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo hình ảnh trong đoạn video được chia sẻ, nữ du khách quay lưng và bám hai tay vào mỏm đá rồi tạo dáng hình chữ L khá nguy hiểm. Trong khi đó, một người đàn ông đảm nhận việc chụp ảnh cho nữ du khách. Thế nhưng, do bám không...

Tự lực cánh sinh về vũ khí – lối thoát cho Ukraine giữa chiến sự

Ukraine không sản xuất vũ khí nào trước khi chiến sự với Nga xảy ra, còn giờ ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang bùng nổ. Các nhà máy Ukraine đang gấp rút chế tạo đạn pháo, đạn cối, phương tiện quân sự, tên lửa và những vật tư quân sự thiết yếu khác cho chiến sự. Trong cuộc họp chính phủ Ukraine hồi tháng 1, Thủ tướng Denys Shmyhal tuyên bố sản lượng công nghiệp quốc phòng...

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng súng đã rộ lên trong khán phòng, khi 4 kẻ khủng bố xông vào và nã đạn bừa bãi.Elena không...

Mới nhất

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong...

Giao tran quanh bệnh viện Al Shifa ở Gaza, 170 tay súng thiệt mạng

Nhóm vũ trang Hamas cho biết lực lượng của mình đã tham chiến với quân đội Israel tại khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza,...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc,...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!