Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVừa tốt nghiệp đại học, 'nam thần bóng rổ' trường Nhân văn...

Vừa tốt nghiệp đại học, ‘nam thần bóng rổ’ trường Nhân văn nộp đơn xin nhập ngũ


Chỉ còn 3 ngày nữa, Nông Anh Tuân sẽ chính thức khoác lên mình màu áo lính, trở thành tân binh của trung đoàn 852 (Nà Rị – Hoà An – Cao Bằng). Đây là mục tiêu cậu ấp ủ từ lâu.

Tháng 8/2023, ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp loại khá, ngành Đông Phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Anh Tuân liền nộp đơn xin tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.

“Em muốn cống hiến cho Tổ quốc”, Tuân chia sẻ về lý do viết đơn xin nhập ngũ và bộc bạch, tình yêu nước đã lớn lên theo cậu qua từng trang sách sử, qua từng bài thơ.

Câu thơ chàng trai trẻ gốc Cao Bằng này yêu thích nhất là: ‘Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Ðất nước’ – trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Tuân luôn khao khát được góp một phần nhỏ bé để phụng sự đất nước.

Chân dung Nông Anh Tuân. (Ảnh: NVCC)

Chân dung Nông Anh Tuân. (Ảnh: NVCC)

Năm 2018, Tuân đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào trường Sĩ quan chính trị nhưng không đỗ. Một năm sau cậu quyết tâm thi lại, thế nhưng may mắn một lần nữa chưa mỉm cười.

Gác lại ước mơ đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, Tuân theo học ngành Đông phương học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 

“Em đã chờ suốt 4 năm đại học. Em không muốn tuột mất cơ hội lần nữa. Thật may mắn lá đơn xung phong nhập ngũ của em được xét duyệt”, Anh Tuân vui mừng.

Với cậu, nhập ngũ không phải nghĩa vụ bắt buộc tham gia, đó là trách nhiệm thiêng liêng mà mỗi người trẻ nên thực hiện. Đây là niềm vinh dự khi được cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc.

Theo kế hoạch, sáng 25/2, Tuấn và đồng đội sẽ tham gia lễ giao nhận quân tỉnh Cao Bằng, bước vào hành trình 2 năm phục vụ trong quân ngũ, khoác lên mình màu áo khao khát bấy lâu. Với Anh Tuân, tham gia học tập, rèn luyện trong quân ngũ không chỉ giúp thanh niên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mà còn xây dựng tính tự lập, kỷ luật cao.

Anh Tuân hy vọng môi trường quân đội sẽ giúp bản thân trưởng thành. (Ảnh: NVCC)

Anh Tuân hy vọng môi trường quân đội sẽ giúp bản thân trưởng thành. (Ảnh: NVCC)

Dù có độ tuổi nhỉnh hơn các bạn cùng nhập ngũ năm nay nhưng Anh Tuân vẫn thấy rất tự tin khi bản thân có đủ kiến thức, kỹ năng sau khi rời ghế trường Nhân văn. Thậm chí, cậu cũng tin tấm bằng đại học sẽ giúp ích rất nhiều trong hành trình quân ngũ của bản thân.

Trước khi nhập ngũ, Anh Tuân chuẩn bị sức khoẻ tốt, tinh thần thoải mái. Cậu nhận được sự ủng hộ, động viên lớn của gia đình. “Em biết chặng đường 2 năm phía trước sẽ có nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”, chàng tân binh chia sẻ. 

Khi được hỏi điều gì khiến Anh Tuân luyến tiếc nhất thời điểm hiện tại, cậu cho rằng, việc nhập ngũ luôn nằm trong kế hoạch, sắp xếp mọi thứ kỹ lưỡng nên không có gì nuối tiếc. Chỉ có điều, khi vào nhập ngũ sẽ nhớ trái bóng rổ.

Trong suốt 4 năm đại học, bên cạnh việc học Anh Tuân còn đam mê nhiều môn thể thao khác nhau, nổi bất nhất là bóng rổ. Các bạn nữ trong trường đặt biệt danh cho Anh Tuân là “nam thần bóng rổ” vì nụ cười toả nắng, gương mặt thư sinh.

Thanh xuân của Nông Anh Tuân gắn liền với trái bóng rổ. (Ảnh:NVCC)

Thanh xuân của Nông Anh Tuân gắn liền với trái bóng rổ. (Ảnh:NVCC)

Tuân là thành viên cốt cán của câu lạc bộ bóng rổ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, luôn tích cực tham ra nhiều giải đấu giành cho sinh viên. Anh Tuân bật mí: “Chơi bóng rổ giúp em giữ thể trạng tốt và tăng khả năng nhạy bén. Điều này sẽ có ích với em khi gia nhập quân ngũ”. 

Dẫu biết rằng, khi vào quân đội sẽ không thể chơi bóng rổ nhiều như trước nhưng Anh Tuân vẫn luôn tươi cười, lạc quan đã sẵn sàng chơi bóng đá, bóng chuyền, với những đồng đội mới trong doanh trại để lấp đi nỗi nhớ bóng rổ của mình.

Chàng trai sinh năm 2000 cũng tiết lộ, sau khi hoàn thành 2 năm nghĩa vụ quân sự, sẽ tiếp tục đăng ký tham gia tuyển chọn để trở thành quân nhân chuyên nghiệp.

Tự hào khi nhắc về cậu con trai cả, ông Nông Minh Thăng – bố Anh Tuân cho hay, quyết định xung phong nhập ngũ của Tuân là niềm tự hào của cả gia đình. Là bậc cha mẹ, ông luôn ủng hộ mọi quyết định của con. Chỉ mong con mạnh khoẻ, quyết tâm để đạt thành tích tốt.

Hiểu Lam



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ quân sự, được bảo lưu việc học tập. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ thì tiếp tục...

Thêm nhiều trường đại học lớn tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành mới 2024

Năm nay, Học viện Hàng không Việt Nam dự kiến tuyển 3.530 sinh viên (tăng hơn 500 so với năm ngoái), trong đó, 3 ngành tuyển sinh nhiều nhất: Quản trị kinh doanh (520 chỉ tiêu), Ngôn ngữ Anh (540), Công nghệ thông tin (540). Trường cũng mở thêm ngành Kinh doanh quốc tế (70 chỉ tiêu). Xem chi tiết tại đâyHọc viện tiếp tục xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và 5 phương thức xét...

Thanh niên Hậu Giang hăng hái lên đường nhập ngũ

Tại huyện Vị Thủy - đơn vị điểm của tỉnh trong mùa tuyển quân năm nay, lễ giao-nhận quân diễn ra rất náo nhiệt. Các tân binh hăng hái lên đường trong niềm tin “Ra đi là chiến thắng, trở về là vinh quang”. Trong niềm hân hoan đó, lãnh đạo tỉnh đến dự, tặng hoa, quà, sổ tiết kiệm cho các tân binh. Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang, quân đội được ví như...

Thanh niên Đồng Nai nô nức tòng quân

Tại điểm giao, nhận quân ở huyện Nhơn Trạch, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đến dự, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ. Tại buổi lễ, Thượng tướng Võ Minh Lương đã trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí xây dựng 4 căn Nhà tình nghĩa...

Thanh niên Lâm Đồng nô nức lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc

Với phương châm “tuyển người nào, chắc người đó”, năm 2024, Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp tại tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành xét duyệt, phân loại để tuyển chọn những thanh niên ưu tú thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo đảm chỉ tiêu, chất lượng và đáp ứng các yêu cầu về xây dựng quân đội trong tình hình mới. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp động viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Có nên dán kính chống nhìn trộm cho iPhone?

Kính cường lực chống nhìn trộm không còn quá xa lạ với người dùng điện thoại thông minh hiện nay. Kính cường lực chống nhìn trộm là miếng dán cường lực dành cho màn hình điện thoại. Nó có tác dụng hạn chế tầm nhìn của người xung quanh trong phạm vi góc nhìn nghiêng 90 độ. Điều này sẽ bảo vệ được quyền riêng tư trên của bạn, tránh người khác lén đọc tin nhắn, xem thông...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mới nhất

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Bình Định hướng tới “làm thương hiệu” từ các giải đấu thể thao quốc tế

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định tỉnh sẽ nỗ lực "làm thương hiệu" bằng việc tổ chức các giải thể thao quốc tế, tiếp sau các giải đua môtô nước và thuyền máy F1 tại Quy Nhơn năm nay.Bùng nổ cảm xúc với Giải đua môtô nước Aquabike World Championship tại Bình ĐịnhPhát...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các...

Có một đời sống nhức buốt trong tranh của họa sĩ trẻ

Nhưng cuộc sống hôm nay dẫu nhiều mệt mỏi, vẫn còn đó những khoảng dịu dàng bé nhỏ. Những mảnh dịu dàng ấy cũng được một số họa sĩ trẻ nâng niu vẽ ra. Như khoảnh khắc cúi xuống...

Mới nhất