Trang chủNewsKinh tếVững vàng trước thử thách, kinh tế tiếp đà hồi phục

Vững vàng trước thử thách, kinh tế tiếp đà hồi phục


Kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục, với tăng trưởng GDP quý I/2024 ước đạt 5,66%. Dù phía trước còn khó khăn, nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ và nỗ lực, nền kinh tế có thể tiếp tục tăng tốc.





Xuất nhập khẩu là một điểm sáng trong quý I/2024, với tổng kim ngạch tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.  Ảnh: D.M

Đi đúng kịch bản, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%

Đúng như dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng GDP trong quý I/2024 của Việt Nam ước đạt 5,66%, theo như con số chính thức được Tổng cục Thống kê công bố cuối tuần qua.

“Đây là mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực còn nhiều yếu tố bất ổn như hiện nay. Nền kinh tế đang đi theo đúng kịch bản tăng trưởng đã được đặt ra tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nói với phóng viên Báo Đầu tư.

Theo kịch bản tăng trưởng năm 2024 được đưa ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2024, để nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, thì quý I phải tăng trưởng 5,2-5,6%; quý II tăng trưởng 5,8-6,2%; 6 tháng là 5,5-6%; quý III là 6,2-6,7%; 9 tháng tăng trưởng 5,7-6,2%; quý IV tăng trưởng 6,5-7%. Như vậy, con số tăng trưởng 5,66% thậm chí còn cao hơn ngưỡng cao của kịch bản tăng trưởng mà Chính phủ đã xây dựng.

“Tích cực” cũng là cụm từ được bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhắc đến khi nói về tình hình kinh tế quý I/2024. Theo bà Hương, kết quả này đã cho thấy những nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang từng bước phát huy hiệu quả.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, mức tăng trưởng 5,66% của quý I/2024 là cao nhất trong các quý I của 5 năm gần đây (từ 2020 trở lại đây, tăng trưởng GDP các quý I lần lượt tăng trưởng 3,21%; 4,85%; 5,12%; 3,41% và 5,66%). Trong mức tăng trưởng chung này, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.

Như vậy, trong khi khu vực nông – lâm nghiệp tiếp tục đóng vai trò điểm tựa, thì khu vực công nghiệp và dịch vụ đã có sự hồi phục đáng kể. “Động lực tăng trưởng của kinh tế quý I chính là sự hồi phục của sản xuất công nghiệp và khu vực dịch vụ”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Các số liệu thống kê cũng đã cho thấy điều này. Một ví dụ dễ thấy là giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng tới 6,98%, đóng góp 1,73 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Sự hồi phục của ngành này đã đóng vai trò quan trọng trong dẫn dắt nền kinh tế giữ được đà tăng trưởng.

Trong khi đó, khu vực dịch vụ cũng hồi phục tích cực, nhất là dịch vụ du lịch. Quý đầu năm, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Số người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu lượt, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, xuất nhập khẩu cũng là một điểm sáng tích cực, khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng xuất khẩu đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Sự hồi phục mạnh mẽ của thương mại hàng hóa chính là các yếu tố được các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá cao. Theo ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, đầu tư công, tiêu dùng nội địa và sự hồi phục xuất khẩu là 3 động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Tiếp tục đối diện với khó khăn

Dù nền kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực, đà phục hồi được giữ vững, song rõ ràng, khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng đã nhấn mạnh điều này. Theo Thứ trưởng, việc có tới hơn 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong quý I/2024, tăng gần 23% trong so với cùng kỳ năm trước, hay việc tăng trưởng tín dụng hiện mới chỉ ở mức 0,26%… là những chỉ báo cho thấy, nền kinh tế còn đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

“Đây là điều đã được chúng tôi nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Khu vực doanh nghiệp còn khó khăn, nên sức hấp thụ vốn còn thấp, sản xuất – kinh doanh tuy đã hồi phục, nhưng vẫn còn chậm”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Thực tế, dù sản xuất công nghiệp vẫn đang có tốc độ tăng trưởng tích cực, nhưng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vẫn có tới 9 địa phương có Chỉ số Sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là vì những địa phương này có Chỉ số Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ.

Chẳng hạn, Quảng Nam chỉ tăng 0,5%; Quảng Ngãi tăng 0,2%; còn Bắc Ninh vẫn giảm tới 8,8%. Năm ngoái, đây cũng chính là những địa phương có Chỉ số Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức thấp. Đặc biệt, Bắc Ninh giảm rất mạnh và điều này khiến “thủ phủ” của ngành công nghiệp điện tử ở khu vực phía Bắc tăng trưởng âm trong năm ngoái. Quý I năm nay, tình hình ở Bắc Ninh cũng chưa có nhiều cải thiện.

Thông tin cho biết, trong quý I/2024, vẫn có 6 địa phương có tăng trưởng GRDP âm. Đà Nẵng, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng tăng trưởng âm (-0,83%). Ở địa phương này, trong quý I, khu vực dịch vụ – vốn là khu vực có đóng góp chính cho tăng trưởng chung của Thành phố – chỉ tăng nhẹ 0,14%, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng âm tới 3,55%.

Bình luận về những thách thức, khó khăn của nền kinh tế, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi phát biểu tại Hội thảo Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024 mới đây, một mặt nhắc đến những điểm sáng của nền kinh tế, như xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, kiểm soát lạm phát, nhưng mặt khác, cũng bày tỏ sự lo lắng về niềm tin của thị trường và nhà đầu tư. Đầu tư tư nhân chững lại, tăng trưởng tín dụng thấp, thị trường bất động sản chưa phục hồi rõ là điều được ông Võ Trí Thành nhấn mạnh.

“Tiêu dùng có vẻ chững lại, đầu tư tư nhân, vay tín dụng còn có dấu hiệu quan ngại”, ông Võ Trí Thành nói.

Đây là một thực tế. Ngoài các số liệu về sự rút lui khỏi thị trường của khu vực doanh nghiệp, hay tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp, thì một con số đáng chú ý là sức mua của nền kinh tế còn thấp.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 3 tháng đầu năm nay, sau khi trừ đi yếu tố giá cả, chỉ tăng 5,1%, bằng một nửa so với mức tăng 10,1% của cùng kỳ năm ngoái. Việc sức mua thị trường nội địa yếu, trong khi sức mua thị trường nước ngoài chưa hồi phục sẽ ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp.

Nắm bắt cơ hội, vượt thách thức

Có lo lắng, có quan ngại, nhưng chính ông Võ Trí Thành cũng đã nhấn mạnh những cơ hội của nền kinh tế, về chuyện trong khó khăn có điểm sáng, và những cái khó đã “bớt khó”, để nói rằng: “Đừng quá bi quan, hãy nắm bắt cơ hội để vượt qua thách thức”.

Mức tăng trưởng 5,66% của quý I/2024 là cao nhất trong các quý I của 5 năm gần. Trong đó:

 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09%;

 Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%;

 Khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.

Quả thật, nhiều địa phương trong cả nước đã biết nắm cơ hội để vượt qua thách thức. Bắc Giang là địa phương điển hình.

Tại Hội nghị giao ban do Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, tăng trưởng GRDP quý I/2024 của Bắc Giang đạt 14,18%, đứng đầu cả nước. Thu ngân sách cũng đạt kết quả tích cực.

“Cần tiếp tục xử lý vấn đề giải phóng mặt bằng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và thu hút đầu tư để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế”, ông Dương Văn Thái chỉ đạo.

Bắc Giang có thể coi là “ngôi sao đang lên” không chỉ trong thu hút đầu tư, mà cả trong phát triển kinh tế nói chung ở khu vực phía Bắc thời gian gần đây. Nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, sớm hoàn thiện quy hoạch, những năm gần đây, Bắc Giang đã thu hút được hàng loạt tên tuổi lớn, như Foxconn, Luxshare ICT, Hana Micron… Chính các dự án đầu tư này đã góp phần quan trọng thúc Chỉ số Sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GRDP của Bắc Giang tăng cao. Quý I/2024, Chỉ số Sản xuất công nghiệp của Bắc Giang tăng 23,8%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng 10,5% của cùng kỳ năm ngoái.

Cũng nỗ lực vượt thách thức, TP.HCM đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 6,54%, vượt cả dự báo (5,5% – PV). Quý I năm ngoái, đầu tàu kinh tế của cả nước chỉ tăng trưởng 0,7%. Trong khi đó, Hà Nội có mức tăng trưởng 5,5%, thấp hơn mức tăng trưởng 5,81% của quý I năm ngoái. Các mức tăng trưởng này sẽ tạo đà tăng trưởng cho các quý còn lại của địa phương, cũng như của nền kinh tế nói chung.

“Để đạt được mức tăng trưởng cả năm 6-6,5% là một thách thức lớn, cần sự nỗ lực, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị”, người đứng đầu Tổng cục Thống kê nói và đề xuất một loạt giải pháp, như kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, liên tục cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, để điều hành hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công…

Đây chính là những giải pháp đã được Chính phủ chỉ đạo rất nhiều trong thời gian gần đây. Không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, mà cần khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thu hút, giữ chân nhà đầu tư bằng chất lượng nguồn nhân lực

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư - Ảnh:...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam nhất quán thực hiện các đường lối, chính sách

(Chinhphu.vn) - Tiếp đại diện liên đoàn kinh tế lớn nhất Nhật Bản cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của nước này, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam nhất quán thực hiện các đường lối, chính sách xuyên suốt, bao trùm một cách ổn định, lâu dài, hiệu quả, bền vững; cho biết đã thành lập tổ công tác về cải cách hành chính do trực tiếp Thủ tướng Chính phủ làm tổ trưởng. Thủ tướng tiếp đại...

Khách quốc tế đến Việt Nam quý I tăng 72%

Khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 4,6 triệu lượt, tăng 72% so với cùng kỳ và 3,2% so với 2019. Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng nay, tháng 3 Việt Nam đón gần 1,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 78,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung quý I, lượng khách đạt hơn 4,6 triệu lượt, tăng 72% so với cùng...

Hối thúc kích cầu đầu tư tư nhân

Bức tranh kinh tế vĩ mô quý I/2023, cả trong nước và quốc tế sáng dần, nhưng lại khiến giới chuyên gia kinh tế cảm thấy sốt ruột. Cơ hội phục hồi rõ nét hơn, đòi hỏi năng lực để tận dụng. Sản xuất tại Nhà máy Thép Hòa Phát.  Ảnh: Đức Thanh Phần điểm sáng chưa rõ nét “Chúng tôi cảm thấy sốt ruột”, TS. Cấn Văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 6%, vốn điều lệ đạt 3.381 tỷ đồng

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 6%, vốn điều lệ đạt 3.381 tỷ đồngCTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) công bố tài liệu chuẩn bị tổ chức đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 vào ngày 16/04 tới, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 2.089 tỷ đồng. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024...

Thêm công ty liên quan Địa ốc Hoàng Quân phát hành trái phiếu lãi suất 12%/năm

Thêm công ty liên quan Địa ốc Hoàng Quân phát hành trái phiếu lãi suất 12%/năm Sau khi Hoàng Quân Mê Kông phát hành thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng, Hoàng Quân Bình Thuận cũng vừa chào bán trái phiếu riêng lẻ để huy động 492 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc...

Kon Tum cấp chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Kon Plông 3.500 tỷ đồng

Kon Tum cấp chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Kon Plông 3.500 tỷ đồngDự án Nhà máy điện gió Kon Plông có quy mô công suất 103,5 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến 3.500 tỷ đồng. Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum nghe Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo về tình hình thực hiện Dự án Nhà máy...

Đang kết nối trở lại, công tác bồi thường không bị gián đoạn

Sự cố hệ thống tại PTI: Đang kết nối trở lại, công tác bồi thường không bị gián đoạnSau gần một tuần bị tấn công hệ thống, Bảo hiểm Bưu điện (PTI) mới đây đã có cập nhật về tình trạng khắc phục. Theo cập nhật mới đây trên website Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), đến thời điểm hiện...

Bắc Úc mong muốn thu hút đầu tư từ Việt Nam

Bắc Úc mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư vào các lĩnh như nông nghiệp, giáo dục đào tạo nghề, logistics, phát triển dự án năng lượng mặt trời,... “Hiện nay, rất nhiều cơ quan, Chính phủ cũng như các chính quyền địa phương Úc muốn tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam, đặc biệt là Bắc Úc”, ông Vũ Văn Chung,...

Bài đọc nhiều

Thị trường ca cao thế giới đang tạo nên bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới

Ngành ca cao: Thiếu chiến lược dài hơi Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ Giá ca cao đang giao dịch ở mức cao nhất lịch sử, vượt qua đỉnh của năm 1977. Trước bối cảnh nguồn cung kém tích cực, giá ca cao được kỳ vọng sẽ viết nên trang sử mới và đưa cây trồng này về đúng bản chất “thoát nghèo”....

Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngày 26/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador. Theo đó, ba trong số bốn nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp (CVD) sơ bộ dao động từ 1,69% - 196% ngay từ cuối tuần này....

Gần 1.500 người tham gia chương trình “Đường về hạnh phúc” cùng Học viện Minh Trí Thành

Gần 1.500 người đã cùng trải qua những khoảnh khắc đầy cảm xúc trong chương trình "Kiến tạo cuộc đời mới - Đường về hạnh phúc" cùng chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh. ...

Đà Nẵng: 2.737 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động

DNVN - Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, trong 2 tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 15/2), TP đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 481 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện (DN) với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 1.454,5 tỷ đồng. ...

Cổ phiếu bất động sản tiếp tục hút dòng tiền, MSN thỏa thuận “khủng”

Cổ phiếu bất động sản tiếp tục hút dòng tiền, MSN thỏa thuận “khủng”Dòng tiền vẫn tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đặc biệt là các mã bất động sản. Cổ phiếu MSN thỏa thuận “khủng”, trong đó khối ngoại bán ròng tới hơn 1.000 tỷ đồng. Sau phiên tăng điểm trở lại với thanh khoản thấp, tâm lý nhà đầu...

Cùng chuyên mục

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 6%, vốn điều lệ đạt 3.381 tỷ đồng

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 6%, vốn điều lệ đạt 3.381 tỷ đồngCTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) công bố tài liệu chuẩn bị tổ chức đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 vào ngày 16/04 tới, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 2.089 tỷ đồng. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024...

Giá vàng thế giới không ngừng phi mã, trong nước vẫn bất động

Sau khi lập kỷ lục mới vào đầu giờ sáng nay 1/4, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh. Đến 10h, giá vàng tiếp tục xô đổ kỷ lục vừa được lập là 2.238 USD/ounce, để lên mức mới 2.257 USD/ounce. Đây cũng là mức giá đắt nhất từ trước đến nay.Trong khi giá vàng thế giới liên tục lập kỷ lục thì giá vàng trong nước vẫn bất động và giao dịch dưới ngưỡng 81 triệu...

Shark Thủy bị bắt: Câu hỏi phải hỏi trước khi xuống tiền

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy), đại diện theo pháp luật của CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup và CTCP Đầu tư và Phân phối Egame. Cùng bị bắt tạm giam còn có Đặng Văn Hiển, Trưởng Ban quan hệ cổ đông CTCP Đầu tư và Phân phối Egame.  Cả hai bị bắt đều về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài...

VN-Index đối diện nguy cơ giằng co trước dòng tiền lớn trở lại

VN-Index mất mốc 1.290 điểm, thị trường chịu áp lực giằng co ngắn hạn, dòng tiền giới đầu tư từ VNDirect dự kiến trở lại hôm nay, dự án Aqua City cập nhật tiến độ, lịch trả cổ...

Mới nhất

Áo tìm cách rũ bỏ danh hiệu “đồng minh năng lượng” của Nga ở châu Âu

Hy vọng thoát khỏi phụ thuộc vào Nga về năng lượng đã bùng lên ở Áo sau khi quốc gia Trung Âu nội lục phát hiện một mỏ khí đốt có thể đáp ứng nhu cầu của cả nước. Nhưng theo chuyên gia, vỉa khí nằm ở độ sâu 1.500 m dưới làng Molln trên dãy Alps sẽ...

Tuyến xe buýt 22 năm giải thể, khách hàng làm event dạt dào cảm xúc

"Khi tuyến giải thể, mọi người trong tuyến sẽ thay đổi để thích nghi với nhiệm vụ...

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thành vị trí việc làm để cải cách tiền lương

Sáng 1/4, phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến các đại biểu sẽ cho ý kiến vào 2 nhóm vấn đề. Cụ thể, nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho...

80% phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp từ năng lượng

Còn với phương án kết nối với các quỹ đầu tư thì doanh nghiệp sẽ tận dụng mái nhà nhàn rỗi để tạo nguồn thu bằng mua điện với giá ưu đãi từ đơn vị hợp tác và không tốn chi phí vận hành.Việc sử dụng điện tái tạo như điện mặt trời cũng sẽ tạo thuận lợi...

Toàn cảnh cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo gần 9.000 tỷ sẵn sàng thông xe dịp lễ 30/4

Khi chặng cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78km hoàn thành, tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Nha Trang vào TP.HCM sẽ nối liền một dải, giúp các phương tiện lưu thông giữa hai thành phố này chỉ mất từ 4-5 giờ. Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một trong 3 dự án cao tốc...

Mới nhất