Trang chủNewsNhân quyềnXã hội hóa nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên môi trường

Xã hội hóa nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên môi trường


Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại Hội thảo “Xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu”, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức ngày 20/6, tại Hà Nội.

20230620_082420.jpg
Ban chủ trì hội thảo

Theo TS. Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực nhằm hạn chế suy thoái và bảo tồn các hệ sinh thái, loài và vùng cảnh quan có giá trị thông qua ban hành các chính sách, chiến lược và quy định về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, biển và giá trị đa dang sinh học. Tuy nhiên, thực tế, nguồn tài chính cho quản lý và bảo tồn loài hoang dã nguy cấp quý hiếm phụ thuộc phần lớn vào tài trợ quốc tế, ngân sách nhà nước chỉ mới chi cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản, không thường xuyên và ở quy mô nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của dự án BIOFIN, việc chi cho ĐDSH luôn dưới 1% tổng ngân sách nhà nước. Do vậy, nguồn tài chính cho công tác bảo tồn luôn thiếu và sử dụng không hiệu quả và thiếu chiến lược đầu tư và huy động rõ ràng.

Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính quan trọng nhất cho ĐDSH ở Việt Nam nhưng còn thấp, chưa đủ để thực hiện các công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn ở mức độ cơ bản nhất. Thêm vào đó, chi tiêu cho ĐDSH không thể lập và có được một cách chính thống mà thường được ẩn hay lồng ghép trong các mục tiêu khác. Quan trọng nhất là chi tiêu cho ĐDSH không có mục ngân sách riêng và cũng không được xem xét trong chương trình đầu tư của Chính phủ. Do đó, thiếu hụt tài chính cho ĐDSH sẽ là khó khăn cả cho giải đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Với cách phân bổ ngân sách như hiện tại sẽ không đủ để đạt được các mục tiêu đã nêu ra trong Chiến lược ĐDSH của Việt Nam. Nếu các nguồn lực tài chính không tăng từ ngân sách hoặc thông qua các cơ chế tài chính mới để thu hút được các hỗ trợ, đầu tư từ các nhà tài trợ, các quỹ, các doanh nghiệp và đóng góp tư nhân thì công tác bảo tồn ĐDSH khó mà thực hiện được hiệu quả, và sự suy thoái ĐDSH sẽ vẫn tiếp diễn.

9917-1687245168-ht-mt-20-06-23-13.jpg
TS Nguyễn Ngọc Sinh, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam (VACNE) phát biểu tại hội thảo

Mặt khác, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hay ứng phó BĐKH, xã hội hóa nguồn lực đang thể hiện rõ nét hiệu quả hơn. Ông Nguyễn Văn Phấn, Giám đốc Trung tâm GD&TT môi trường nhận định, đã có nhiều mô hình, hoạt động xã hội hóa trong bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt do các tổ chức đoàn thể thực hiện tại cơ sở; mô hình trường học, bệnh viện, nhà máy xanh, sạch, đẹp. Hầu hết các tổ chức chính trị – xã hội đều có công trình, tuyến đường tự quản về BVMT và có nhiều hoạt động tham vấn, phản biện, giám sát, phát hiện các hành vi gây ô nhiễm môi trường, thông báo cho cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời. Ở khu vực nông thôn cũng xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hợp tác xã, tổ, đội thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn hoạt động hiệu quả, tự đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, lò đốt chất thải, tự quản lý vận hành hoạt động đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tự hạch toán thu chi, chăm lo đời sống cho người lao động, mục đích là giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp.

Nhiều doanh nghiệp tham gia xã hội hóa thông qua việc chủ động đầu tư thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng, giảm chất thải, phát thải khí nhà kính, đầu tư công nghệ sản xuất thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… Rất nhiều doanh nghiệp cũng hỗ trợ kinh phí, phối hợp với cộng đồng và các cơ quan, đơn vị để triển khai các hoạt động BVMT như: Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Công ty TOYOTA, Giảm phát thải nhựa của PANASONIC, Thu hồi tái chế sản phẩm thải bỏ của UNIVER, HENIKEN; tổ chức các hoạt động truyền thông BVMT như Mít tinh hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Tuần lễ Biến và hải đảo, Ngày Đa dạng sinh học, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, giờ Trái đất….

“Thực tế, nhờ có xã hội hóa nguồn lực của cộng đồng và Doanh nghiệp mà Nhà nước đã giảm được rất nhiều chi phí kinh phí cho công tác BVMT, cái được lớn nhất là làm thay đổi được nhận thức, hình thành ý thức trách nhiệm chung tay BVMT của nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cả cộng đồng” – ông nguyễn Văn Phấn nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, chủ trương xã hội hóa nguồn lực đã được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách khác nhau về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chính sách này đạt hiệu quả cao, cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch về huy động tài chính, nguồn lực, khoa học – công nghệ… qua đó phát huy nội lực dân tộc và xây dựng các cơ chế, chính sách thuận lợi để mở rộng định hướng xã hội hóa nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu vốn ngày càng cấp bách. Bên cạnh đó, cần kiến tạo môi trường thuận lợi để các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội và phi lợi nhuận có thể phát huy cao nhất khả năng, năng lực để cùng Chính phủ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu nhằm phục hồi thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biển đổi khí hậu.

9917-1687245168-ht-mt-20-06-23-14.jpg
Quang cảnh hội thảo

Theo TS Nguyễn Ngọc Sinh, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam (VACNE), VACNE đã áp dụng cách tiếp cận mới TAI ( The Access Initiative ) từ năm 2006 để huy động sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường nói chung, “xã hội hóa nguồn lực” bảo vệ môi trường nói riêng. Theo cách tiếp cận này, cần phải đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết cho cộng đồng; tạo điều kiện để cộng đồng chủ động thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; bảo đảm về mặt pháp lý cho các hoạt động của cộng đồng và tăng cường năng lực cho họ.

Tại hội thảo, các đại biểu khuyến nghị cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp đảm bảo đồng bộ, công khai, minh bạch; cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động xã hội hóa; làm rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia; ban hành kịp thời các quy định về sử dụng nguồn lực xã hội hóa; thống nhất cách hiểu, cách làm, cách huy động, vận động xã hội hóa.

Nhà nước cần tiếp tục có chính sách khuyến khích hoạt động xã hội hóa trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ nhằm tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, giảm chất thải, phát thải khí nhà kính; phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường sản xuất các sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường, tiến tới hạn chế nhập khẩu trang thiết bị, dụng cụ của nước ngoài, sử dụng sản phẩm trong nước giá thành hạ, chất lượng tốt, dễ vận hành sử dụng, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Cần phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia xã hội hóa; ban hành cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiển tra, giám sát, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thẩm định công nghệ, hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đầm Hà: Hiện thực hóa mong ước an cư của hộ nghèo

Thực hiện chương trình xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát năm 2023, huyện Đầm Hà đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, huy động sự tham gia, đồng hành của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, đảm bảo về đích theo kế hoạch của tỉnh đề ra. Hộ ông bà Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Thị Nhẫn (thôn...

Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường

Theo đó, Chủ tịch tỉnh Lào Cai yêu cầu các đơn vị trên địa bàn bám sát chủ đề ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, ngày Môi trường thế giới năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động để triển khai các hoạt động phù hợp....

Phối hợp hành động thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu

Hội thảo nhằm phổ biến các kết quả của Hội nghị lần thứ 15 các Bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học, thúc đẩy các hành động triển khai Khung đa dạng sinh học toàn cầu và hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Đề án).Cụ...

Việt Nam nhất quán thực hiện các đường lối, chính sách

Thủ tướng nhấn mạnh, đây là những đường lối, chính sách xuyên suốt, bao trùm và Việt Nam nhất quán thực hiện các đường lối, chính sách này một cách ổn định, lâu dài, hiệu quả, bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản...

Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Bà Carolyn Turk khẳng định WB sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nhất là trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, giảm phát thải carbon, chuyển đổi...

Bình Định trải thảm mời gọi các nhà đầu tư Canada

Dư địa còn lớnGiám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định Ngô Văn Tổng cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, việc khai thác các thị trường...

Việt Nam và các nhà tài trợ đồng thuận về sự cần thiết phải hài hoà hoá thủ tục

Các nhà tài trợ đều khẳng định cam kết tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ trong việc ban hành các quy định về quản lý, sử dụng vốn ODA; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Cuộc thi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước.

Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ngày 10/11/2023, Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) chủ trì, phối hợp cùng Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá Gia đình (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội. Mức sinh thấp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động và an sinh xã hộiTuần lễ Vàng “Ngôi nhà hạnh phúc” 2021: Trao hàng nghìn hỗ...

TP.HCM chăm lo chính sách dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

UBND TP.HCM đã có báo cáo về kết quả công tác dân tộc năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2024. Theo đó, công tác dân tộc trong năm 2023 được triển khai thực hiện nghiêm, luôn bám sát chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, Thành ủy, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững ổn định, an ninh...

Bộ Công an thông báo về hai tổ chức khủng bố

Theo thông tin từ Bộ Công an, “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ” là tổ chức khủng bố.

Cùng chuyên mục

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).

Thừa Thiên Huế: Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và mổ đục thủy tinh thể miễn phí cho người dân

Nhiều bệnh nhân được hưởng phẫu thuật miễn phí thông qua hai chương trình từ thiện do tổ chức Tran Tien Foundation tại Hoa Kỳ và chuyên gia mắt hàng đầu Nhật Bản phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn thành phố Huế tổ chức. Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em có dị tật miệng tại Thừa Thiên-Huế Nhiều bệnh...

OS và hành trình 35 năm tại Việt Nam: Chung mục đích tìm lại nụ cười

"Không có sự tâm huyết của đội ngũ nhân sự thì tổ chức khó lòng đạt được những thành công trên hành trình 35 năm tại Việt Nam. Tất cả nỗ lực đều vì mục đích chung: làm sao thực hiện được càng nhiều ca phẫu thuật cho các em nhỏ". Đó là ý kiến của chuyên gia người nước ngoài khi đồng hành tổ chức phi chính phủ Operation Smile (OS). ...

Mới nhất

Ông Biden: Nga phải trả giá vì lấy người Mỹ làm quân bài mặc cả

Ông Biden chỉ trích Nga bắt công dân Mỹ để mặc cả, tuyên bố sẽ làm mọi cách nhằm trả tự do cho phóng viên Evan Gershkovich. "Như đã nói với cha mẹ của Evan, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ hy vọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc mỗi ngày để bảo đảm anh ấy được...

Gần 8 triệu người có thể mất việc làm trong ‘ngày tận thế’ AI

Viện Nghiên cứu Chính sách Công (IPPR) cho biết các công việc không yêu cầu kỹ năng, bán thời gian và hành chính có khả năng dễ bị AI thay thế nhất khi các công nghệ mới được triển khai trong 3-5 năm tới. Nhóm nghiên cứu cảnh báo Vương quốc Anh đang phải đối mặt với thời điểm...

Ninh Dương Lan Ngọc vướng tin đã lấy chồng là doanh nhân tỉ USD

Ninh Dương Lan Ngọc vướng tin đã có chồngNgày 29.6, mạng xã hội xuất hiện bài đăng cho biết Lan Ngọc đã có chồng. Nguồn tin nói danh tính chồng Lan Ngọc bí ẩn, là doanh nhân tỉ USD và giúp nữ diễn viên lo thủ tục đi nước ngoài. Đính kèm bài viết là bức ảnh Lan...

Agribank dành 8.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản

Agribank cho biết, đối tượng vay vốn là pháp nhân, cá nhân có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực lâm sản (lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan, thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu, chế biến, bảo quản lâm sản) và thủy sản (khai thác, nuôi trồng,...

Cảnh sát Việt Nam, Lào và Campuchia diễn tập cứu nạn, chữa cháy

Tình huống giả định cứu nạn, cứu hộ là một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại khu vực cửa khẩu giáp ranh ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hai ôtô con đi cùng chiều va chạm nhau và sau đó chiếc màu trắng tông vào xe máy, khiến một người mắc kẹt phía dưới. Năm...

Mới nhất