Trang chủDestinationsTrà Vinh"Xóa bỏ văn hóa đồng bào dân tộc Khmer" là luận điệu...

“Xóa bỏ văn hóa đồng bào dân tộc Khmer” là luận điệu phi lý, mị dân


 

Sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Ảnh: BÁ THI

 

Thời gian gần đây, một số đối tượng xấu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã lợi dụng một số vấn đề như: phá bỏ cổng chào, không đưa mục dân tộc, tôn giáo vào căn cước công dân; bịa đặt thông tin chính quyền không cho người dân tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây năm 2023,… để đưa ra luận điệu xuyên tạc rằng “chính quyền người Việt muốn xã bỏ văn hóa của người Khmer”, muốn thực hiện chính sách “đồng hóa dân tộc Khmer”. Đây là luận điệu xuyên tạc, mị dân hòng lôi kéo, kích động đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh nói riêng và đồng bào Khmer Tây Nam Bộ nói chung tham gia vào các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc trong tỉnh và khu vực.

Thực tế cho thấy, kể từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn coi trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam, coi đó là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…”. Người khẳng định: “Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”, hay trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đó là cơ sở để khẳng định trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hiện đại, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn giữ vững truyền thống thương yêu, đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển bền vững trong mái nhà chung và “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến tính đa dạng trong văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, coi đó là di sản vô cùng quý giá của dân tộc. Điều đó được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa hay nói cách khác văn hóa các tộc người trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng, không hề có sự phân biệt “văn hóa cao” và “văn hóa thấp”, không có quan điểm nào coi văn hóa của tộc người này, tộc người kia là “lạc hậu” trong tâm thức của hầu hết con người Việt Nam, cũng như trong các chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, việc bảo đảm sự đa dạng về văn hóa hay nói cách khác là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã giúp cho đất nước đứng vững trước những khó khăn và phức tạp trong nước và quốc tế, đặc biệt là khả năng chống chịu tốt đối với “cú sốc” về tình hình thời tiết, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, kinh tế… từ bên ngoài. Tính đa dạng văn hóa đã làm giàu kho tàng chung của văn hóa Việt Nam và còn là nhân tố quan trọng để đất nước ta phát triển vượt bậc và đạt được cơ đồ, vị thế như ngày hôm nay.

Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực thi nhiều chính sách quan trọng để phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có chính sách đẩy mạnh bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, coi di sản văn hóa các dân tộc anh em là bộ phận quan trọng không thể tách rời trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Sự khác biệt, bản sắc văn hóa của từng tộc người trên đất nước Việt Nam đều được khẳng định và được ứng xử một cách bình đẳng trên tinh thần tôn trọng, không có một chủ thể văn hóa nào dùng sức mạnh về số đông hay yếu tố khác để áp đặt các giá trị văn hóa của cộng đồng mình lên một chủ thể văn hóa khác. Những thành tựu trong việc thực hiện các chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào thiểu số (trong đó có phát triển văn hóa) là những minh chứng cụ thể về thúc đẩy toàn diện các quyền của các tộc người nói riêng và quyền con người nói chung tại Việt Nam.




 

 


Đối với tỉnh Trà Vinh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó có chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số), Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết như:


Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 13/10/1992 về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer;


Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/10/2003 về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer;


Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 09/9/2011 về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer giai đoạn 2011 – 2015;


Kết luận số 01-KL/TU, ngày 16/6/2016 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU;


Kế hoạch số 81-KH/TU, ngày 23/4/2018 thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới;


Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/10/2021 về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện các chủ trương đó, trên lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:


 

 

 

Quan tâm, thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc như: tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây, lễ Sêne Đôlta, Lễ hội Ok – Om – Bok…; nghi lễ dân gian đặc trưng như: lễ cầu mưa, lễ cầu an, Lễ cúng Neak Tà…; nghi lễ truyền thống của Phật giáo như: lễ Phật đản, lễ Nhập hạ, lễ Xuất hạ, lễ Xuất gia, lễ Dâng y… Các giá trị văn hóa truyền thống trong các lễ nghi liên quan đến việc cưới, việc tang, lễ hội được bảo tồn, phát huy thêm những yếu tố phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Quan tâm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer, các loại hình nghệ thuật truyền thống trước đây gần có nguy cơ bị mai một, nay có điều kiện phục hồi và phát triển như ngũ âm, Sa dăm, Rô băm (kịch múa), Dù kê (kịch hát). Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer còn được thực hiện thông qua chủ trương đẩy mạnh phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong vùng có đông đồng bào Khmer: toàn tỉnh hiện có 112 đội dàn nhạc ngũ âm, 95 đội trống Chhaydam, 35 đội múa Chằn – Khỉ, trên 100 đội nhạc tân, 40 đội bóng chuyền, 8 đội ghe Ngo, các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc trong các lễ hội được phục hồi và ngày càng phát triển. Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh được đầu tư và phát triển. Thông qua các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian trong các dịp lễ, tết của đồng bào Khmer được bảo tồn, phát huy, bổ sung các yếu tố hiện đại, nhưng vẫn đậm bản sắc dân tộc.

Các tác phẩm văn học, văn nghệ Khmer được bảo tồn, phát triển, công tác sưu tầm, bảo tồn các hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm đầu tư về kinh phí. Đến nay, Nhà Bảo tàng Văn hóa Khmer tỉnh được duy tu, sửa chữa và trưng bày trên 1.000 hiện vật có giá trị, phục vụ cho nhu cầu tham quan, học tập nghiên cứu, cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer.

Hiện nay, đồng bào Khmer có 03 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Nghệ thuật Chầm riêng Chà Pây, Lễ hội Ok – Om – Bok và Nghệ thuật Rô – Băm, 06/16 di tích cấp quốc gia và 16/37 Di tích cấp tỉnh là di sản văn hóa của đồng bào Khmer. Hiện nay, tỉnh đang triển khai Dự án làng văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh gắn với di tích chùa Âng – Ao Bà Om và di tích Bờ Lũy – chùa Lò Gạch, tạo thành quần thể văn hóa, du lịch với mục tiêu vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.

Ngoài ra, công tác giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Khmer còn được thực hiện thông qua việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào Khmer cũng được quan tâm triển khai thực hiện tốt: toàn tỉnh có 121 điểm trường, 134/143 chùa tổ chức dạy học chữ Khmer dịp hè; 08 trường phổ thông dân tộc nội trú, hình thành Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ (nay là Trường Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn) thuộc Trường Đại học Trà Vinh; Trường Trung cấp Pali – Khmer. Việc bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào Khmer còn được thực hiện thông qua việc duy trì và phát triển các loại hình báo chí, phát thanh – truyền hình, các tạp chí, xuất bản phẩm bằng tiếng (chữ) Khmer: hiện tỉnh có 01 tờ báo chữ Khmer phát hành 02 kỳ/tuần, phát hành đến 143/143 chùa Khmer, 02 tờ nội san chữ Khmer; 01 chương trình phát thanh và 01 chương trình truyền hình với nhiều loại hình thông tin, văn hóa, văn nghệ bằng tiếng Khmer  (60 phút phát hình và 90 phút phát thanh/ngày).

Bên cạnh việc quan tâm giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer thì chính sách chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào luôn được triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả.

Thực tiễn cho thấy, ngoài những yếu tố hiện đại của thế giới do quá trình toàn cầu hóa tác động đến sự biến đổi văn hóa của các dân tộc trên thế giới, nhất là các vấn đề về văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, tiếp cận thông tin, truyền thông), trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer không những không bị “xóa bỏ”, “mất đi” mà còn tiếp thu được cái mới, cái hiện đại để làm tăng thêm giá trị cho bản sắc văn hóa của mình, đồng thời các bản sắc độc đáo của đồng bào Khmer cũng đã được các phương tiện truyền thông hiện đại lan tỏa rộng rãi ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer được tôn trọng và lan tỏa và đón nhận bởi cộng đồng các dân tộc khác trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Về văn hóa ẩm thực: không ít người Kinh và người Hoa trên địa bàn tỉnh nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung biết đến và rất thích các món ăn có nguồn gốc của đồng bào Khmer, như: bún nước lèo, canh xiêm lo, lẩu mắm, cốm dẹp trộn với đường, dừa nạo, nước cốt dừa, bánh ít nhân dừa, bánh tét, bánh ú nước tro (krôpông), bánh ít (man tiel), bánh da lợn (lốp ột), bánh dừa (xòm), bánh chuối hấp (chiếk chiên), bánh ống (pầm pồn), bánh xèo (chặc ompèn)… Trong các loại bánh thì bánh tét có vị trí đặc biệt, bánh tét người Khmer gọi là “Chrut” và bánh tét “Trà Cuôn” ẩn chứa đâu đó sự pha trộn văn hóa ẩm thực của 03 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa .

Về văn hóa lễ hội: không ít người Kinh, người Hoa  hiểu và thực hiện được một số nghi lễ, phong tục tập quán của đồng bào Khmer; tích cực xây dựng, phát triển cũng như tham gia các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc. Còn nhiều minh chứng khác để khẳng định các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer đã lan tỏa và được các dân tộc khác đón nhận một cách tự nhiên, dung hòa. 

Từ những phân tích trên cho thấy, luận điệu “chính quyền muốn xóa bỏ văn hóa của người Khmer” là hoàn toàn phi lý và ngược lại với những gì đã và đang diễn ra trên thực tế nhằm lôi kéo, kích động đồng bào tham gia vào các hoạt động chống phá, hòng phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc của Việt Nam, phá hoại sức mạnh của dân tộc. Vì vậy, đồng bào Khmer, nhất là giới trẻ tuyệt đối không tin, không nghe và mạnh dạn bác bỏ, lên án mạnh mẽ những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, sai trái về những chủ trương, chính sách đối với đồng bào Khmer. Không tham gia vào các tổ chức và các hoạt động của các đối tượng xấu, tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, vạch trần những âm mưu thủ đoạn chống phá của các đối tượng xấu góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, giữ vững sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc để xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

PHAN THANH ĐOÀN



Source link

Cùng chủ đề

Quy định nội dung đấu giá biển số xe trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là phù hợp

Sáng 27/3/2024, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 đã thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, một trong những vấn đề nhiều đại biểu quan tâm, đó là quy định về đấu giá biển số xe.   Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho biết, báo cáo...

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.Các đại biểu tham dự hội thảo.Trung tướng, PGS, TS Nguyễn...

Bộ Công an lấy ý kiến Nhân dân về việc khen thưởng

Căn cứ Điều 46 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, Bộ Công an tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về việc xét khen thưởng đối với các cá nhân sau: 1. Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an. 2. Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn...

Miền Bắc đón mưa lớn từ đêm nay (28/3)

  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh yếu đang di chuyển xuống phía Nam. Chiều tối các ngày 28 và 29/3, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa...

Khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động của thị trường chứng khoán theo hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục bất cập về nguồn nhân lực pháp chế

  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lực lượng cán bộ pháp chế còn mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy.   Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế và giám định viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định tình trạng này đúng như các đại biểu phản ánh....

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  Đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.   Tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên,...

Ra quân tổng kiểm soát xe ô-tô kinh doanh vận tải hành khách, ô-tô vận tải hàng hóa bằng container

  Quang cảnh Lễ ra quân.   Đại tá Lê Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ; tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và Công an các huyện, thị xã, thành phố. Theo Kế hoạch, trong thời gian tổng kiểm soát từ ngày 15/8/2023 đến ngày 15/10/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ doanh nghiệp, cá nhân...

Hội nghị trực tuyến góp ý kiến về bổ sung, sửa đổi Quy định số 04-QĐi/TW của Ban Bí thư

  Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh.   Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh, đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo đại diện...

Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra từ ngày 05

  Banner nhận diện Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 diễn ra từ ngày 5 - 7/9/2023 (nguồn: asean.org)   Theo Tổng cục trưởng Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Suryodipuro cho biết Jakarta đặt mục tiêu đặt nền tảng hợp tác ASEAN nhằm giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai. Tổng cục trưởng Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Suryodipuro nhận định: "Để đạt được điều đó, chúng ta phải...

Bài đọc nhiều

Phát huy tiềm năng, thế mạnh để XDNTM nâng cao

  Bà Nguyễn Thị Ngọc Hương, ngụ ấp Rọ Say phấn khởi khi được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.   "Đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân Ngũ Lạc. Với quan điểm vận động, tuyên truyền: Nhân dân là chủ thể, trực tiếp hưởng lợi từ chương trình; Đảng ủy lãnh đạo, UBND xã điều hành; đoàn thể vào cuộc, Nhân dân đồng hành… quyết tâm chính trị cao nhất, phấn...

Lan tỏa mô hình “Shop rau 0 đồng”

  Thành viên “Shop rau 0 đồng” trao rau và nhu yếu phẩm cho người dân.   Như thường lệ, vào ngày 26 hàng tháng, “Shop rau 0 đồng” lại diễn ra tại Trụ sở Khóm 1, thị trấn Tiểu Cần. Từ sáng sớm, mọi người lại lựa rau, củ, quả, ai thích loại nào thì thoải mái lựa chọn. Điều đặc biệt là khi đến shop rau này, mọi người không phải tốn tiền mà được rất nhiều sản phẩm...

Quốc hội Liban chưa bầu được Tổng thống mới sau 12 lần bỏ phiếu

  Chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri (giữa) chủ trì phiên bỏ phiếu bầu Tổng thống mới tại thủ đô Beirut ngày 14/6/2023.   Kết quả vòng bỏ phiếu thứ nhất cho thấy ông Jihad Azour, cựu Bộ trưởng Tài chính Liban đồng thời hiện là Giám đốc khu vực Trung Đông và Tây Á của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giành được 59/128 phiếu, chưa đủ 2/3 số phiếu cần thiết theo quy định để đắc cử. Trong...

Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra từ ngày 05

  Banner nhận diện Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 diễn ra từ ngày 5 - 7/9/2023 (nguồn: asean.org)   Theo Tổng cục trưởng Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Suryodipuro cho biết Jakarta đặt mục tiêu đặt nền tảng hợp tác ASEAN nhằm giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai. Tổng cục trưởng Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Suryodipuro nhận định: "Để đạt được điều đó, chúng ta phải...

Tích cực tham gia diễn tập khu vực phòng thủ

  Đồn Biên phòng Mỹ Long là đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện Cầu Ngang, phụ trách bảo vệ, quản lý địa bàn xã Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam và thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang. Thời gian qua, với sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, bằng các biện pháp nghiệp vụ công tác biên phòng, Đồn Biên phòng Mỹ Long đã bảo vệ, quản lý địa bàn đảm bảo về an ninh...

Cùng chuyên mục

Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục bất cập về nguồn nhân lực pháp chế

  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lực lượng cán bộ pháp chế còn mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy.   Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế và giám định viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định tình trạng này đúng như các đại biểu phản ánh....

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  Đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.   Tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên,...

Ra quân tổng kiểm soát xe ô-tô kinh doanh vận tải hành khách, ô-tô vận tải hàng hóa bằng container

  Quang cảnh Lễ ra quân.   Đại tá Lê Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ; tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và Công an các huyện, thị xã, thành phố. Theo Kế hoạch, trong thời gian tổng kiểm soát từ ngày 15/8/2023 đến ngày 15/10/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ doanh nghiệp, cá nhân...

Hội nghị trực tuyến góp ý kiến về bổ sung, sửa đổi Quy định số 04-QĐi/TW của Ban Bí thư

  Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh.   Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh, đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo đại diện...

Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra từ ngày 05

  Banner nhận diện Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 diễn ra từ ngày 5 - 7/9/2023 (nguồn: asean.org)   Theo Tổng cục trưởng Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Suryodipuro cho biết Jakarta đặt mục tiêu đặt nền tảng hợp tác ASEAN nhằm giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai. Tổng cục trưởng Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Suryodipuro nhận định: "Để đạt được điều đó, chúng ta phải...

Mới nhất

Hiền Ekerot: Thuyết phục các thư viện tổ chức đọc sách tiếng Việt là vì… ghen tị

Thư viện ở đây rất đẹp, tiện ích, nhiều sách hay và hoạt động thú vị cho các lứa tuổi. Tiếc là số lượng người Việt đến mượn sách ít nên số sách tiếng Việt cũng ít. Cũng may là chỉ cần...

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

(ĐCSVN) - Quyền Chủ tịch nước nêu rõ: 30 năm qua, WB đã đồng hành và có những hỗ trợ thiết thực trong quá trình Đổi mới của Việt Nam. WB là một trong 3 đối tác phát triển, cung cấp vốn vay nước ngoài lớn nhất Việt Nam.  Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn...

Nam chính Nữ hoàng nước mắt nhận 3,7 triệu USD, cát sê sao Hàn cao gấp 1.000 lần sao Việt

Như Lee Jung Jae, nam diễn viên chính trong Squid Game 2, được trả khoảng 18,4 tỉ đồng (1 tỉ won)/tập, và cát sê của các diễn viên hạng A cũng tăng dần.Khi chi phí tăng vọt, gánh nặng sản xuất...

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

(ĐCSVN) - Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.   Người Phát ngôn...

Mới nhất