Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế5 bài tập cho người thoái hóa cột sống lưng

5 bài tập cho người thoái hóa cột sống lưng


Để kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng, ngoài việc chú ý ăn uống, người bệnh cũng cần thường xuyên vận động với chế độ phù hợp.

Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng đau ở vùng lưng dưới, mông, bẹn và sau đùi. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ ảnh hưởng đến bắp chân, cẳng chân và cả bàn chân. Nhiều người cho rằng khi mắc những bệnh lý về thoái hóa cột sống, người bệnh nên hạn chế vận động, tránh tập luyện để giảm đau nhức. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh, khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết lười vận động sẽ khiến các cơ dần bị co cứng, dẫn tới suy giảm cơ bắp. Điều này khiến cho thương tổn ở vùng cột sống ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động hàng ngày.





Thoái hóa cột sống lưng gây đau nhiều và ảnh hưởng đến tầm vận động của người bệnh. Ảnh: Freepik

Thoái hóa cột sống lưng gây đau nhiều và ảnh hưởng đến tầm vận động của người bệnh. Ảnh: Freepik

Khi mắc các bệnh lý về thoái hóa cột sống lưng, khả năng chịu lực của cột sống đã bị suy giảm mạnh nên người bệnh rất dễ gặp phải tổn thương nếu bị tác động lực. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không tác dụng lực quá nhiều lên cột sống. Một số bài tập phù hợp với người thoái hóa cột sống lưng như:

Kéo giãn cơ lưng

Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng trên sàn. Sau đó co 1 chân lên, dùng 2 tay ôm gối và kéo sát về phía ngực, hít một hơi sâu. Sau đó duỗi thẳng chân về tư thế ban đầu và nhẹ nhàng thở ra. Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Nâng đầu gối ngang ngực

Người bệnh nằm ngửa, đầu gối co lại, lòng bàn chân đặt trên mặt sàn. Sau đó ôm 2 đầu gối và kéo lên ngang ngực, sao cho lưng vẫn áp sát xuống mặt sàn, giữ tư thế này trong khoảng 5 giây. Thư giãn và trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác này 10 lần.

Căng gân kheo

Bắt đầu bài tập ở tư thế ngồi trên mặt đất, duỗi thẳng 2 chân ra trước mặt, ngón chân hướng lên trần nhà. Nhẹ nhàng nghiêng người về phía trước, tay chạm tới các ngón chân và cảm thấy phần sau của chân được kéo căng. Giữ trong 30 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác này 3 lần.

Tư thế châu chấu

Bắt đầu bài tập với tư thế nằm sấp trên sàn, nghiêng mặt sang trái hoặc phải, 2 tay đặt xuôi dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống sàn và 2 chân khép lại, thở đều. Giữ nguyên chân trái và nâng chân phải lên cao. Giữ tư thế này trong khoảng 5 giây, sau đó hạ chân xuống. Hít thở đều và nghỉ ngơi trong 5 giây. Sau đó thực hiện tương tự với chân còn lại.

Giữ cân bằng

Người bệnh chống 2 tay và quỳ gối, 2 mu bàn chân áp sát xuống sàn. Giữ sao cho đầu, lưng và cột sống thẳng hàng. Sau đó đưa tay phải về trước, đồng thời duỗi chân trái ra sau và hít sâu vào. Hạ tay chân xuống, trở về tư thế ban đầu và thở ra nhẹ nhàng. Thực hiện tương tự với bên còn lại.





Bài tập giữ cân bằng giúp tăng cường tính linh hoạt và khả năng kiểm soát cơ thể của người bệnh. Ảnh: Freepik

Bài tập giữ cân bằng giúp tăng cường tính linh hoạt và khả năng kiểm soát cơ thể của người bệnh. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Hồng Ánh chia sẻ, vận động thường xuyên sẽ giúp hệ thống xương khớp linh hoạt, dẻo dai và chắc khỏe hơn. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp kéo giãn cột sống, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Người bệnh sẽ thấy tinh thần trở nên minh mẫn và sảng khoái hơn.

Tuy nhiên, để các bài tập phát huy hiệu quả tích cực, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Trong quá trình tập luyện, cần lưu ý khởi động đầy đủ, không tập quá sức, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt. Người bệnh cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn…

Phi Hồng




Source link

Cùng chủ đề

Bác sĩ Trần Minh đồng hành chia sẻ và chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp

Theo Ths.BS Trần Nhựt Minh - chuyên gia cơ xương khớp tại Phòng khám Đa khoa BIC NANO CELL - ưu tiên hàng đầu là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh khớp, thông qua việc chia sẻ kiến thức về bệnh cho cộng đồng.Thoái hóa khớp diễn ra thế nào?Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh về xương khớp nói chung, bệnh có thể gặp ở mọi...

Nguy cơ thoát vị đĩa đệm khi dọn nhà đón Tết

Lau dọn nhà cửa, bê vác đồ dùng là những việc đơn giản nhưng thực hiện sai cách, thường xuyên trong thời gian ngắn, có thể gây thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến đau nhức, rối loạn cảm giác tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

LAI CHÂU-Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking. Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai...

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Cùng chuyên mục

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Trời nắng nóng, trẻ em miền Tây vào viện nhiều hơn

Các bệnh thường gặp thời điểm nắng nóngTại khoa khám Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, hiện nay mỗi ngày khu khám tiếp nhận khoảng 1.600 - 1.900 lượt bệnh nhân đến khám. Trong đó khoảng 700 trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp (chiếm tỉ lệ 40 - 45% lượng bệnh khám), nhiễm khuẩn đường ruột khoảng 200 trường...

Dưới 35 tuổi có nên chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú?

Tôi 32 tuổi, đi khám phát hiện u ở ngực, siêu âm kết quả BIRADS 2, lành tính. Tôi có nên chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú? (Ngọc Duyên, Đăk Lăk) Trả lời:Chụp nhũ ảnh là kỹ thuật sử dụng tia X để khảo sát ngực nhằm tầm soát hoặc chẩn đoán ung thư vú, có giá trị tầm soát ung thư vú không triệu chứng. Phương tiện này giúp phát hiện các dấu hiệu mà...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất