Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Người duy nhất đề nghị...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Người duy nhất đề nghị Đại tướng xem lại kế hoạch đánh nhanh

Trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, từ việc trinh sát nắm chắc tình hình của cả địch và ta, tướng Phạm Kiệt đã kịp thời đề nghị Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp xem xét lại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.

“Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó!”

Ngày 26.1.1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định lịch sử của mình. Đó là chuyển từ phương án đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc: “Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.

Các cánh quân tiến vào cứ điểm Điện Biên Phủ

Các cánh quân tiến vào cứ điểm Điện Biên Phủ

TƯ LIỆU TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 3

Trong cuốn hồi ức về Điện Biên Phủ, Đại tướng còn nhấn mạnh hơn về quyết định ngày 26.1.1954: “Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”.

Ông đưa ra quyết định lịch sử đó sau rất nhiều suy nghĩ trăn trở: “Từ hội nghị Thẩm Púa (Hội nghị của Đảng ủy mặt trận, họp chiều ngày 12.1.1954, đưa ra phương án đánh nhanh thắng nhanh – NV) tới khi đưa pháo vào trận địa đối với tôi là một thời gian rất dài. Nhiều đêm thao thức. Suy tính, cân nhắc rất nhiều lần, vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi. Tôi căn dặn các phái viên đi nắm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịp thời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trong quá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tục ba lần mới vào được trung tâm…”.

Tư liệu cho biết các khẩu pháo 105 mm được ô tô kéo vào cách trận địa dã chiến từ 9 đến 12 km. Ngày bắt đầu kéo pháo bằng tay là 15.1.1954, với dự kiến ban đầu là chỉ sau 4 – 5 ngày pháo sẽ vào tới trận địa. Nhưng tốc độ kéo pháo rất chậm do đường mới mở tạm, lại nhiều đèo dốc, bộ đội chưa có kinh nghiệm kéo các khẩu pháo nặng trên 2 tấn trong khi máy bay của Pháp liên tục trinh sát, bắn phá. Đến trước ngày dự định nổ súng (20.1), pháo vẫn chưa vào đến vị trí, buộc Bộ chỉ huy chiến dịch phải hoãn thời điểm nổ súng 5 ngày. Đến ngày 24.1, qua tin trinh sát kỹ thuật, Bộ chỉ huy chiến dịch biết phía Pháp đã nắm được thời gian bộ đội Việt Minh nổ súng và thông báo cho nhau. Thời điểm nổ súng lại được lùi 24 tiếng.

Trước những thay đổi nhanh của tình hình, quân Pháp đang khẩn trương tăng thêm lực lượng và xây thêm nhiều công sự kiên cố, đặc biệt là ở các điểm cao phía đông tập đoàn cứ điểm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Sang ngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, Cục phó Cục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía Tây, đề nghị gặp tôi qua điện thoại. Anh Kiệt nhận xét: “Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa”. Những ý kiến thẳng thắn này đã đến rất kịp thời.

Lúc bấy giờ, toàn thể cán bộ và chiến sĩ đang hăng hái triển khai kế hoạch đánh nhanh. Bản thân tôi thì đang khẩn trương theo sát tình hình củng cố của địch và suy nghĩ về quyết định thay đổi phương châm. Chính vào lúc đó thì nhận được ý kiến của anh Phạm Kiệt phát biểu qua điện thoại. Anh trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh.

Trích thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngày 19.1.1995

Sau này, trong bức thư gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngày 19.1.1995, Đại tướng nhấn mạnh vai trò của tướng Phạm Kiệt: “Đặc biệt, tại mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, anh được tôi cử đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc. Anh đã đến tận nơi, kiểm tra trận địa pháo binh, phát hiện sự nguy hiểm bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn tương đối bằng phẳng. Lúc bấy giờ, toàn thể cán bộ và chiến sĩ đang hăng hái triển khai kế hoạch đánh nhanh. Bản thân tôi thì đang khẩn trương theo sát tình hình củng cố của địch và suy nghĩ về quyết định thay đổi phương châm. Chính vào lúc đó thì nhận được ý kiến của anh Phạm Kiệt phát biểu qua điện thoại. Anh trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh”.

Trung tâm Mường Thanh rung chuyển vì đại bác của quân ta

Trung tâm Mường Thanh rung chuyển vì đại bác của quân ta

TƯ LIỆU TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA 3

Đại tướng cho biết: “Sau này mới biết có cán bộ lo ngại nhưng khi đó không một ai nói lên ý nghĩ thật của mình vì ngại cho là dao động. Tôi đánh giá rất cao ý kiến của anh Kiệt…”. Đại tướng còn nói thêm: “Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó!”.

“Một tấm gương trong đến vô cùng”

Trung tướng Phạm Kiệt (tên thật là Phạm Quang Khanh) sinh ngày 10.1.1910 tại làng An Phú (nay thuộc thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Tên tuổi Phạm Kiệt gắn với nhiều chiến công trên khắp các chiến trường cách mạng: Đội trưởng đội du kích Ba tơ (tháng 3.1945), 101 ngày phòng thủ Nha Trang (1945), Cục phó Cục Bảo vệ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ…

Trung tướng Phạm Kiệt

Trung tướng Phạm Kiệt

TƯ LIỆU

Ông cũng là Tư lệnh kiêm Chính ủy lực lượng Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), Thứ trưởng Bộ Công an, từng chỉ huy hàng trăm trận đánh và chuyên án tiêu diệt hàng trăm gián điệp, biệt kích, bắn rơi nhiều máy bay, thu nhiều vũ khí, khí tài, tài liệu của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc. Những năm 1960, trong cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giới tuyến Vĩnh Linh, ông chỉ đạo xây dựng địa đạo Vĩnh Mốc, rồi mở rộng ra nhiều xã khác, kiên quyết bám trụ, chiến đấu kiên cường. Nay địa đạo Vĩnh Mốc vẫn là tấm bia khắc ghi sự tích anh hùng của Vĩnh Linh một thời khói lửa, ghi đậm dấu Tư lệnh Phạm Kiệt.

Trong đời thường, tướng Phạm Kiệt giản dị, thủy chung, sâu sát, quan tâm đến nhân dân, chiến sĩ từ những việc nhỏ nhất. Ông đi nhiều đến những vùng khó khăn, gian khổ, nắm chắc tình hình và chỉ đạo khắc phục những khó khăn.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người cùng quê, cùng đồng hành trên nhiều chặng đường cách mạng với ông, nhận xét: “Trọn đời cống hiến tận tâm, trọn vẹn cho đồng bào, đất nước, không bao giờ đòi hỏi, thu vén cho gia đình. Anh sống giản dị và chất phác, luôn chăm lo cho cấp dưới, cho mọi người với tất cả những gì có thể. Ai từng công tác, tiếp xúc, hay cấp dưới đều kính trọng, kính nể, kính phục và yêu quý anh Phạm Kiệt… Anh Kiệt là một tấm gương trong đến vô cùng”.

13 giờ ngày 23.1.1975, trái tim đầy nhân hậu của người anh hùng – Trung tướng Phạm Kiệt đã ngừng đập. Nhân cách và bản lĩnh của ông đã để lại huyền thoại về một con người tận trung với nước, chí hiếu với dân.

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

‘Đằng nào tôi cũng hy sinh, các đồng chí phải tiến lên’

Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là niềm tự hào, là biểu tượng sáng ngời của ý chí quyết tâm và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt “súng bên súng, đầu sát bên đầu”… chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn luôn hiện hữu, vẹn nguyên trong ký ức của những người ở lại. Ở nơi ranh giới mong...

Trực thăng treo cờ bay diễn tập kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sắp tới, 9 chiếc trực thăng của Trung đoàn Không quân 916 (Quân chủng PKKQ - Bộ Quốc phòng) sẽ thực hiện nhiệm vụ bay biểu diễn kéo cờ Tổ quốc, cờ Đảng. Chiều 11/4, tại Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371 - Quân chủng PKKQ, Bộ Quốc phòng), các cán bộ, chiến sĩ thực hiện diễn tập bay biểu diễn kéo cờ...

Tập trung bảo đảm kịp thời quân nhu cho diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo chỉ huy Cục Quân nhu (Tổng cục Hậu cần), thực hiện chỉ thị, kế hoạch và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, Cục Quân nhu đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị liên quan, tổ chức chuẩn bị, nhanh chóng bảo đảm quân nhu cho lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ theo đúng quy định, tiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Ngày 12/4/1954: Máy bay Pháp bị bắn rơi đã ‘cung cấp’ thêm thuốc nổ để bộ đội ta đặt trong hầm A1

Trước những tình cảnh “khốn đốn” tại Điện Biên Phủ, Nava đã nghiên cứu các kế hoạch “giải vây” trên bộ. Một trong số đó là thả một số tiểu đoàn dù vào phía sau lưng các lực lượng bao vây của Việt Minh, nhưng hoàn toàn không thể làm được, do địa hình không cho phép nhảy dù ở một cự ly thích hợp. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn của các đơn vị máy bay vận tải cũng không...

Đào, phở và piano lại ra rạp nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Trước mắt, sau khi rời rạp, phim Đào, phở và piano lại quay về "làm nhiệm vụ chính trị", sẽ được chiếu trong tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2024). Đào, phở và piano hòa vốn khi thu về 20,8 tỉ đồng sau ba tháng phát hành Trước đó, trả lời Tuổi Trẻ Online, bà Lý Phương Dung - phó cục trưởng Cục Điện ảnh - cho hay sau ba tháng phát hành, phim Đào,...

Chiến thắng Điện Biên Phủ – Mốc son lịch sử

LTS: Cách đây 70 năm, từ ngày 13-3 đến 7-5-1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân...

Chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm

(Dân trí) - Cùng nhìn lại từng cứ điểm kiên cố của quân Pháp đã sụp đổ trước sức tấn công của bộ đội Việt Minh trong 56 ngày đêm tại Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là thành phố được xây dựng ngay trên chiến địa khốc liệt của 70 năm trước. Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng mới, đô thị này vẫn giữ gìn được các di tích ghi dấu chiến công của cha ông...

[Ảnh] Hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 4/4, hơn 4.000 người thuộc các lực lượng quân đội, công an đã tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sáng 4/4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng và Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an đã đồng chủ...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng kiệt tác hội họa lập kỷ lục thế giới về trận địa Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ tái hiện 4.500 nhân vật giữa trận chiến bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ năm 1954. Dantri.com.vn Nguồn

‘Đằng nào tôi cũng hy sinh, các đồng chí phải tiến lên’

Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là niềm tự hào, là biểu tượng sáng ngời của ý chí quyết tâm và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt “súng bên súng, đầu sát bên đầu”… chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn luôn hiện hữu, vẹn nguyên trong ký ức của những người ở lại. Ở nơi ranh giới mong...

Huy hiệu ‘Chiến sỹ Điện Biên Phủ’ – Biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới các chiến sỹ. Trong thư Bác có đề nghị tặng các chiến sỹ huy hiệu “Chiến sỹ Điện Biên Phủ”, một biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc. Không chỉ là phần thưởng cao quý cho các chiến sĩ xuất sắc được trở về, sau chiến dịch, chiếc...

Trực thăng treo cờ bay diễn tập kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sắp tới, 9 chiếc trực thăng của Trung đoàn Không quân 916 (Quân chủng PKKQ - Bộ Quốc phòng) sẽ thực hiện nhiệm vụ bay biểu diễn kéo cờ Tổ quốc, cờ Đảng. Chiều 11/4, tại Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371 - Quân chủng PKKQ, Bộ Quốc phòng), các cán bộ, chiến sĩ thực hiện diễn tập bay biểu diễn kéo cờ...

Mới nhất

Lý do Warren Buffett không đầu tư vào vàng

Giá vàng lập kỷ lục nhưng trong lịch sử đầu tư, Warren Buffett gần như nói không với kim loại quý này vì cho rằng nó là tài sản không tạo ra giá trị. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay ở 2.343 USD một ounce, giảm hơn 30 USD. Tuy nhiên trong phiên,...

[Ảnh] Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động

NDO - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974-15/4/2024) và đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Cùng dự, có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ...

Bình Dương cho thông xe một đoạn thuộc tuyến tạo lực 3.800 tỷ đồng

13/04/2024 | 10:17 TPO - Tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng tại tỉnh Bình Dương có chiều dài 48km, vốn...

Vì sao đề xuất bỏ quy định xe khách vào phố Kim Đồng để quay đầu?

TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa tổ chức họp với chủ đầu tư, Công an và Công ty CP bến xe Hà Nội về việc tổ chức giao thông phục vụ thi công dự án hầm Kim Đồng - Giải Phóng. Để giảm ùn tắc tại đây, chủ đầu tư đơn vị dự họp đề nghị...

Mới nhất