Trang chủNewsThời sựBám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, "đúng vai, thuộc bài", thực...

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, “đúng vai, thuộc bài”, thực hiện tốt chức năng của cơ quan dân cử địa phương


Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 

—–*—–

Lược ghi phát biểu của ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ bế mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc. Ảnh: Hồ Long

Sau một ngày làm việc rất tích cực, khẩn trương, Hội nghị của chúng ta đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết công tác HĐND năm 2023 và những phương hướng, nhiệm vụ chính của năm 2024; nghe ý kiến phát biểu chào mừng của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; xem phóng sự và đặc biệt đã có 18 ý kiến phát biểu tham luận rất sôi nổi đến từ đại diện HĐND các tỉnh, thành phố, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại diện các Đoàn ĐBQH.

Địa phương nào HĐND hoạt động tích cực, hiệu quả thì ở đó đều có sự phát triển

______

Các ý kiến tại Hội nghị rất phong phú và hết sức xác đáng. Sau Hội nghị, đại biểu HĐND các địa phương sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm của nhau. Các kiến nghị, đề xuất cũng là những gợi ý rất tốt cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan và cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chung của Đảng.

Hội nghị nhận được sự quan tâm sâu sắc của các đại biểu và các cơ quan của Trung ương, có sự tham dự của Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; có đại diện đến từ các cơ quan Trung ương, MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các bộ, ngành và đặc biệt là có đại biểu đến từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo HĐND tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (HĐND các địa phương), trong đó 48 đồng chí Chủ tịch (17 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng), gần 600 đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố.

Đây là Hội nghị thứ 3 trong khóa này, cũng là việc thực hiện kết luận tại Hội nghị lần thứ 2 là tổ chức thường niên; thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ nói chung và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói riêng đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương là HĐND các cấp. Điều này cũng nhằm thực hiện chức trách, nhiệm vụ mà Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội đã giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát hoạt động của HĐND.

Sau Hội nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ban Công tác đại biểu tổng hợp tất cả các ý kiến tại Hội nghị và trên cơ sở văn kiện đã có sẽ hoàn thiện kỷ yếu chính thức của Hội nghị gửi đến các đại biểu. 

Qua phóng sự và báo cáo tổng kết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, trong năm 2023 có nhiều thời cơ, thuận lợi, thách thức và khó khăn đan xen, trong đó, khó khăn, thách thức nhiều hơn dự báo, nhưng đất nước ta đã đạt những kết quả, thành tựu khá quan trọng, toàn diện, được bạn bè quốc tế ghi nhận. 

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc. Ảnh: Quang Khánh

Trong thành tích chung đó có sự đóng góp rất quan trọng của Quốc hội và cơ quan dân cử ở địa phương. Năm 2022, chúng ta đã nói rằng “có một làn gió tươi mới trong tổ chức hoạt động của các cơ quan dân cử ở địa phương”, thì Hội nghị lần này càng khẳng định nhận định đó là đúng. “Làn gió tươi mới” đó có phạm vi rộng lớn hơn, tác động lan tỏa hơn, kết quả tốt hơn và đồng đều hơn.

Thứ nhất, khối lượng công tác của HĐND trong năm vừa qua là rất lớn. HĐND các địa phương đã tổ chức 357 kỳ họp, trung bình mỗi địa phương là 5,66 kỳ họp, trong khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định 1 năm có 2 kỳ họp thường kỳ, nhưng thực tế, số lượng kỳ họp chuyên đề, đột xuất trong năm 2023 đã nhiều hơn số lượng kỳ họp theo quy định. Cụ thể, HĐND các địa phương đã tiến hành 130 kỳ họp thường kỳ, 154 kỳ họp chuyên đề, 73 kỳ họp đột xuất. Cùng với đó là số lượng nghị quyết được HĐND ban hành cũng ở mức kỷ lục với 6.377 nghị quyết, trong số đó có 1.681 nghị quyết quy phạm pháp luật, cho thấy công tác lập pháp, lập quy của HĐND cũng rất lớn.

Về giám sát, có 1.332 đoàn giám sát ở 63 tỉnh, thành phố. Thông qua giám sát đã phát hiện 13.273 vấn đề vướng mắc và bất cập. Năm 2023 còn có nhiệm vụ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu và phê chuẩn, gồm 1.700 chức danh ở cấp tỉnh và 12.028 chức danh ở cấp huyện. Như vậy cho thấy, khối lượng công việc rất lớn.

Một nội dung nổi bật nữa là hoạt động của HĐND ngày càng hiệu quả, sát thực, góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, nhiệm vụ phát triển chung của địa phương. Ở những nơi HĐND hoạt động tích cực và hiệu quả, thì địa phương đó đều có sự phát triển, hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – xã hội rất tốt, đóng góp lớn vào thành tựu chung của địa phương dưới sự lãnh đạo của Trung ương, của cấp ủy và sự chung tay của cả hệ thống chính trị ở địa phương.

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại hội nghị. Ảnh: Quang Khánh

Các địa phương có mô hình HĐND hoạt động rất tốt từ trước đến nay, nhất là trong năm 2023, là những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách khá như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh. Địa phương có hoạt động HĐND tốt mà tăng trưởng cao nhất năm ngoái là Bắc Giang với 13,45%; Hậu Giang với 12,27%; các tỉnh Khánh Hòa, Nam Định, Hưng Yên tăng trưởng trên 10%… Những tỉnh dân số đông như Thanh Hóa, Nghệ An cũng đang vươn lên rất mạnh mẽ. Có thể thấy mối liên hệ “nhân – quả” giữa hoạt động của bộ máy cấp ủy, chính quyền địa phương nói chung, trong đó có đóng góp của HĐND với việc phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn. “Làn gió tươi mới” này đã có ở hầu hết tỉnh thành, tất cả đều có chuyển biến rất mạnh mẽ.

Thứ hai, HĐND đã bám sát quy định của pháp luật và triển khai một cách toàn diện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật từ công tác lập pháp, lập quy đến việc giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, lấy phiếu tín nhiệm, chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công tác đối ngoại…

Trong công tác lập pháp, lập quy, các địa phương đã rất tích cực trong việc triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là những nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù. Điển hình như TP. Hồ Chí Minh trong triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Chỉ riêng năm 2023 có đến 25 nghị quyết của HĐND Thành phố được ban hành để triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15. Hay, như trong 159 nghị quyết của TP. Hải Phòng có rất nhiều nghị quyết hướng dẫn trực tiếp việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng. Tỉnh Khánh Hòa cũng triển khai rất quyết liệt Nghị quyết số 55/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Công tác giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn có nhiều đổi mới, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND. Trong đó, TP. Hà Nội và tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Công tác giám sát tại hiện trường cũng được quan tâm; việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành nghiêm túc. Sau giám sát đã thực hiện rất nghiêm quy định của pháp luật liên quan đến xử lý những cán bộ không đủ phiếu tín nhiệm.

Bên cạnh đó, đổi mới hoạt động rõ rệt nhất là kỳ họp của HĐND cấp tỉnh có nhiều khởi sắc, như tại Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Cần Thơ, Bến Tre, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Long… Hoạt động các Ban của HĐND được tăng cường nhiều hơn, Tổ đại biểu HĐND và vai trò của đại biểu HĐND ngày càng được coi trọng. Như vậy, cho thấy sự thay đổi rất toàn diện, rõ nét, có rất nhiều mô hình mới, cách làm hay.

Công tác tiếp công dân, giải quyết kiến nghị của cử tri rất tốt, được coi trọng. Trong năm 2023, qua chất vấn và giải quyết kiến nghị của cử tri đã phát hiện 13.273 vấn đề vướng mắc và bất cập tại địa phương. Các tỉnh đã tập trung giải quyết được 9.618 vấn đề bất cập này, đạt tỷ lệ 72,44%, tốt hơn so với tỷ lệ 70,39% của năm 2022. 

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 
Quang cảnh bế mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Ảnh: Quang Khánh

Việc tiến hành lập pháp, lập quy, tăng cường hoạt động giám sát, giải quyết kiến nghị của cử tri của các địa phương có mô hình mới, cách làm hay, rất trách nhiệm và đều hướng tới mục tiêu kiến tạo phát triển.

Thứ ba, công tác thông tin truyền thông rất được chú trọng, dành nhiều thời lượng hơn, có nhiều mô hình hay. Chẳng hạn, tỉnh Long An có Chương trình “Đối thoại trực tiếp”, vận động cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An; Thường trực HĐND tỉnh Hậu Giang có Chương trình “Lắng nghe và trao đổi” với chủ đề đưa Nghị quyết vào cuộc sống; TP. Hồ Chí Minh có mô hình “Dân hỏi chính quyền trả lời”, chương trình “Đối thoại cùng chính quyền Thành phố”. Đây là những điểm rất mới, đáng trân trọng, các địa phương có thể nghiên cứu để học tập.

Trong từng Báo cáo, các đồng chí đã nhìn nhận, đánh giá những tồn tại, hạn chế hoặc những mong muốn mà địa phương thấy cần phải làm tốt hơn, như việc chuẩn bị, tiến hành các kỳ họp có những lúc chưa thực sự chủ động, chất lượng thẩm tra, việc gửi tài liệu cho đại biểu còn chậm… Hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND chưa đồng đều… Những nội dung Quốc hội, Chính phủ chỉ ra tại các kỳ họp cũng có trách nhiệm của HĐND các cấp, nhất là cấp tỉnh. Vấn đề này chúng ta đã nhìn nhận rất rõ và đã nêu trong Báo cáo.

Nhìn lại kết quả đạt được to lớn như thế, tốt như thế, thì nguyên nhân từ đâu? Qua báo cáo tham luận của các đồng chí và báo cáo tổng hợp của Ban Công tác đại biểu, có thể thấy, nguyên nhân lớn nhất là các đồng chí đã bám sát tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, bám sát Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ.

Năm ngoái, chúng ta có mong muốn các tỉnh ủy, thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thì năm nay chúng tôi thấy rất rõ điều này, không chỉ ở các địa phương có đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là Chủ tịch HĐND, mà đã có tác động, chuyển động ở hầu khắp các địa phương như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có sự chỉ đạo liên tục của Thành ủy; Tỉnh ủy Đồng Tháp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành Chỉ thị 04 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp; Tỉnh ủy Hậu Giang có Chỉ thị 12 ban hành từ tháng 10.2021, nhưng vẫn tiếp tục có kết luận đôn đốc thực hiện trong những năm gần đây. Hay như Quảng Ninh, một trong những thành công được tỉnh đúc kết trong hoạt động của HĐND là luôn bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh. Chúng tôi thấy, tỉnh nào cũng toát lên tinh thần này. Đây là điều rất đáng mừng, chúng ta đã biết tranh thủ, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh

Đáng lưu ý, chúng ta đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Như các đồng chí nêu, năm vừa rồi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có sự quan tâm, thể hiện rõ là Nghị quyết số 594/NQ – UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND đã tạo cơ sở pháp lý và là cẩm nang đổi mới một cách cơ bản hoạt động giám sát và chất vấn tại HĐND các cấp; hay Công văn 599/UBTVQH15 – CTĐB về việc triển khai tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cũng được ban hành rất kịp thời. Nhiều nội dung HĐND cấp tỉnh có thắc mắc, đề nghị phải trao đổi thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản trả lời rất kịp thời. Gần đây nhất, đồng chí Thường trực Ban Bí thư có chủ trì Hội nghị giao ban các Bí thư và một số tỉnh, thành phố có kiến nghị về cơ chế, chính sách, thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có trả lời bằng văn bản rất đầy đủ, rất trách nhiệm.

Một nguyên nhân nữa là sự tìm tòi, đổi mới của bản thân các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ và của chính đại biểu HĐND. Nhiều kinh nghiệm tiếp xúc cử tri trong tham luận của tỉnh Hà Nam và tỉnh Tây Ninh rất đáng chú ý; rồi chất vấn, trả lời chất vấn, tái chất vấn, các hoạt động liên quan đến kỳ họp của HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND…

Công tác phối hợp rất chặt chẽ, rất sát sao giữa chính quyền và HĐND. Các tham luận đều có nhắc đến vấn đề này. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ như thế nào, thì ở dưới địa phương, các đồng chí đều làm như thế, không nề hà việc của anh, của tôi  cộng đồng trách nhiệm, phối hợp với nhau “từ sớm, từ xa” vì sự nghiệp chung.

Tôi đi địa phương thường nói với UBND các tỉnh rằng, cách khôn ngoan nhất là thông qua lãnh đạo cấp ủy, đưa vấn đề càng sớm cho HĐND thì tháo gỡ được vướng mắc ngay lập tức và rất nhanh. Nơi nào mà đồng chí Chủ tịch HĐND vừa là Bí thư hoặc Phó Bí thư Thường trực thì thuận lợi lắm. Phối hợp của các đồng chí với Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành tại địa phương, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, các Ban Đảng ở Trung ương cũng chặt chẽ, tốt hơn so với các năm trước. Tỉnh Khánh Hòa cũng có tham luận vấn đề này – mối quan hệ giữa UBND tỉnh với Thường trực HĐND tỉnh.

Tôi tạm đúc kết những nguyên nhân chính trong thành công của HĐND năm 2023, tinh thần chung là “vượt khó, vươn lên”.

Tăng cường thực hiện chức năng của cơ quan dân cử để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024

______

Về phương hướng, nhiệm vụ sắp tới, chúng tôi đồng tình với đề xuất của các đồng chí và nhấn mạnh thêm một số vấn đề.

Thứ nhất, HĐND tiếp tục bám sát, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, Thường trực cấp ủy đối với tổ chức hoạt động của HĐND nhiều hơn nữa. Đây là nhân tố quyết định đối với hoạt động, định hướng của chúng ta, đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, “đúng vai, thuộc bài” và có định hướng rõ ràng, có cơ sở chính trị và căn cứ pháp lý để chúng ta làm.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng của cơ quan dân cử địa phương theo quy định của pháp luật để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ của năm 2024. Trong đó, tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, qua hoạt động thực tiễn của mình, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, sát sao và trách nhiệm hơn nữa với việc xây dựng luật, các Nghị quyết của Quốc hội, nhất là các luật có liên quan đến đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương, nhất là trong năm nay, dự kiến có nhiều nghị quyết có tính chất đặc thù sẽ được trình Quốc hội xem xét, như Chính phủ đang phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 119 của Đà Nẵng về mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng cũng đang muốn thực hiện mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)… Nhiều địa phương cũng mong muốn ban hành Nghị quyết thí điểm về khu thương mại tự do, điển hình là cảng Cái Mép – Thị Vải thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu; TP. Hồ Chí Minh muốn thí điểm Trung tâm tài chính quốc tế… Những vấn đề này không có sự đóng góp của HĐND các địa phương thì rất khó.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã họp và cho ý kiến lần thứ hai với Đề án tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của một số dự án ở một số địa phương sau khi có kết luận thanh tra, điều tra, kiểm toán và có bản án. Qua đó, dự kiến sẽ ban hành một số chủ trương, quyết sách chính trị để tháo gỡ vướng mắc liên quan trên tinh thần xử lý nghiêm những sai phạm cả về vật chất, con người, không hợp thức hóa sai phạm, nhưng phải tháo gỡ vướng mắc để khai thác các nguồn lực của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Có những việc Quốc hội phải làm, Chính phủ phải làm và có những việc HĐND các địa phương phải làm, trước mắt là những dự án trên địa bàn TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa.

HĐND các địa phương căn cứ vào các luật, Nghị quyết được ban hành để có kế hoạch triển khai các Luật đã được Quốc hội thông qua, nhất là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Căn cước, Luật Tài nguyên nước… có rất nhiều nội dung cụ thể giao cho địa phương, các đồng chí phải rà soát để thực hiện. Như năm 2026 ban hành bảng giá đất là phải từ địa phương; hay Luật Đất đai giao cho cấp huyện, cấp tỉnh rất nhiều chức năng, nhiệm vụ. Hay Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia có giao khoán kinh phí cho 2 huyện triển khai. Hay năm 2024, Quốc hội yêu cầu tổng rà soát thủ tục hành chính, HĐND phải giúp cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát các thủ tục hành chính do tỉnh tạo ra, cái gì không hợp lý thì bãi bỏ, tăng cường phân cấp cho địa phương làm, chứ không phải trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ nữa.

Chúng tôi cũng đề nghị các đồng chí rà soát lại đầu tư công, nhằm thúc đẩy vấn đề này. Tốc độ giải ngân mấy tháng đầu năm rất chậm, vướng mắc gì thì phải rà đi; quan trọng nữa là chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công của nhiệm kỳ sau, năm nay không chuẩn bị là rất gay go, đừng có nghĩ việc này của chính quyền, chúng ta phải chủ động cùng chính quyền lo việc này, chuẩn bị sẵn danh mục đầu tư công. Năm nay phải tăng tốc để chuẩn bị cho nhiệm kỳ sau.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới kỳ họp của HĐND. Kỳ họp là phương thức hoạt động cơ bản của HĐND. Đề nghị tiếp tục tăng cường chất lượng kỳ họp của HĐND cấp tỉnh, trọng tâm là kỳ họp HĐND cấp huyện. Tôi đánh giá rất cao, nhiều tỉnh đã tổ chức Hội nghị HĐND toàn tỉnh nhằm gặp gỡ, giao lưu, tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND các cấp. Do vậy, năm nay, ngoài cấp tỉnh phải quan tâm đến cấp huyện, chú trọng đến cấp xã.

Thứ tư, nhiều địa phương có thể học tập, thực hiện phát động phong trào thi đua như HĐND Hải Phòng tổ chức tổng kết công tác HĐND và phát động trong trào thi đua khen thưởng. Không có phong trào lấy đâu ra kết quả. Có kết quả mới đề xuất khen thưởng được.

Bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ năm, chất lượng đại biểu HĐND quyết định chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử địa phương, đề nghị các đồng chí tiếp tục quan tâm, khích lệ hoạt động của các Ban HĐND, Tổ HĐND.

Thứ sáu, tăng cường công tác dân nguyện tại địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các vụ việc nổi cộm hàng tháng, lập hồ sơ danh mục và yêu cầu xử lý triệt để, hạn chế phát sinh mới, nhất là khiếu kiện đông người, phức tạp. Chúng ta phải làm tốt công tác này hơn nữa; tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường đổi mới tiếp xúc cử tri.

Thứ bảy, quan tâm công tác thành lập các đơn vị hành chính mới, nhất là thành lập các thành phố, thị xã, các phường và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện. Đây là nội dung trọng tâm mà HĐND có trách nhiệm, nhất là chính sách giải quyết lao động dôi dư, chính sách đãi ngộ với người đương chức, người nghỉ hưu và những người trong diện sắp xếp.

Thứ tám, quan tâm công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ HĐND các cấp, chuẩn bị nguồn cho đại biểu HĐND các cấp, tiến tới Đại hội Đảng các cấp.

Thứ chín, tăng cường tham gia các hoạt động tiến tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Nước; 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam. Sắp tới có Liên hoan Tiếng hát Truyền hình Quốc hội mở rộng. Chúng tôi cũng khuyến khích HĐND các địa phương tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng và lựa chọn tổ chức đêm Gala để chào mừng ngày thành lập HĐND (22.11.1945 – 22.11.2025).

Cuối cùng, đề nghị HĐND đóng góp tích cực cho việc xây dựng chính sách và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cũng theo đề nghị của các đồng chí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ ban hành Nghị quyết liên tịch sửa đổi Nghị quyết liên quan đến tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sao cho thực chất, hiệu quả hơn; ban hành Quy chế mẫu hoạt động của HĐND, đây là trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, tại Hội nghị năm ngoái, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp các đề xuất và đã giải quyết, đề nghị Ban Công tác đại biểu làm đầu mối để đôn đốc thực hiện, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của Hội nghị năm nay báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có chỉ đạo giải quyết các vấn đề mà HĐND 63 tỉnh, thành phố đã nêu. 

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các địa phương và đặc biệt cảm ơn Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam và các Ban HĐND TP. Hà Nội, với tinh thần Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước đã đăng cai và chuẩn bị rất chu đáo cho Hội nghị hôm nay.   

Chúng tôi trân trọng cảm ơn đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt trân trọng cảm ơn đại biểu các địa phương đã dự họp đông đủ mang lại thành công cho Hội nghị.

Kính chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công

Xin trân trọng cảm ơn!

_______________

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt!

 Hoàng Ngọc – Minh Trang ghi

Duy Thông – Lan Anh trình bày



Nguồn

Cùng chủ đề

Mãn nhãn với hoa sơn tra bung nở giữa núi rừng Tây Bắc

25/03/2024 | 12:45 TPO - Hoa sơn tra hay còn được biết tới với cái tên khác là hoa táo mèo hiện vào độ nở rộ nhất. Màu hoa trắng muốt như tô điểm cho bức tranh mùa xuân miền sơn cước thêm rực rỡ. Sắc trắng phủ khắp...

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- Nam

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- NamDự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc– Nam chạy qua địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn vướng mặt bằng, do đó, tỉnh đặt mục tiêu đến cuối tháng 4/2024 sẽ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. ...

VNDirect “thất thủ” – Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin

VNDirect “thất thủ” - Sống còn chuyện đảm bảo an ninh thông tin So với vụ tấn công xảy ra tại một công ty chứng khoán cách đây gần 3 năm, sự cố tấn công xảy ra tại VNDirect nghiêm trọng hơn khi việc dừng toàn bộ hệ thống và thời gian phục hồi dịch vụ dài hơn. Hàng rào chống tấn công của VNDirect...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, mã HS của Hệ thống Hài hòa về Mô tả và Mã hóa Hàng...

Tăng chuyến tàu khách Bắc Nam

Cụ thể, tàu SE11 xuất phát ga Hà Nội lúc 21h20, đến ga Sài Gòn lúc 11h20. Chiều ngược lại, tàu SE12 xuất phát ga Sài Gòn lúc 19h25, đến ga Hà Nội lúc 9h20. Giá vé chặng suốt một chiều loại chỗ ghế ngồi từ 958.000 đồng/vé; giường nằm từ 1.170.000 đồng/vé trở lên, phụ thuộc ngày đi, loại chỗ. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách, ngành đường sắt cũng chạy thêm tàu SE30/SE29 giữa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lào Cai: Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo...

Tham dự hội nghị có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường; Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang; Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được phân công giúp 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao...Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện phát...

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.3.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 25.3.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi...

Hội Nông dân tỉnh Nam Định: Tích cực xây dựng nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh

Xác định phương châm tập trung nguồn lực hướng về cơ sở, lấy địa bàn dân cư là nơi tổ chức thực hiện, khắp các địa phương trong tỉnh, cán bộ, hội viên nông dân đã tham gia, đảm nhận nhiều công trình, phần việc cụ thể trong xây dựng...

Bài đọc nhiều

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Tạp chí Eurasia mở chuyên san riêng kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Hungary

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo bày tỏ sẵn sàng cập nhật về tình hình phát triển của Việt Nam cho Tạp chí Eurasia để truyền tải thông tin rộng rãi về Việt Nam đến bạn đọc Hungary. Tạp chí Eurasia muốn đăng tải thêm nhiều bài viết về thành tựu đổi mới, phát triển của Việt Nam Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo đã tiếp Tiến sỹ Levente Horvath,...

Cùng chuyên mục

Quyền Chủ tịch nước gặp mặt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, từ những hạt giống ban đầu với việc ra đời Câu lạc bộ Doanh nghiệp trẻ Việt Nam - tổ chức tiền thân của Hội và phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam, đến nay, Hội Doanh nhân trẻ đã được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố với tổng số gần 19.000 hội viên. Các doanh nghiệp hội viên đang tạo doanh thu hàng năm trên 40...

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy mọi nguồn lực phát triển đất nước

Đối với dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi), Chính phủ thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Luật; việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài vào Luật; giải pháp, thiết kế phòng cháy, chữa cháy đối với công trình cải tạo; trách nhiệm thẩm tra, thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy… Tại dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, các thành...

Xe hoa bốc cháy khi đang diễu hành trên phố Đà Nẵng

Tối 25/3, một xe hoa trang trí tuyên truyền, quảng bá cho Lễ hội Quán Thế Âm 2024 (Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) bốc cháy khi đang diễu hành trên đường Phan Châu Trinh (quận Hải Châu).Khi vụ cháy xảy ra, lực lượng chức năng nhanh chóng dùng bình cứu hỏa để dập lửa nên không gây hậu quả nghiêm trọng.Lãnh đạo UBND quận Ngũ Hành Sơn xác nhận sự việc và cho biết chiếc xe...

Diễu hành xe hoa trước Lễ hội Quán Thế Âm

7 xe hoa được trang trí hình rồng, hoa sen, phía trên đặt tượng Phật Quan Âm diễu hành qua nhiều tuyến phố chính của Đà Nẵng, tối 25/3. Hơn 18h, đoàn xe khởi hành từ khu di tích - danh thắng Ngũ Hành Sơn, di chuyển trên các đại lộ Lê Văn Hiến, Ngũ Hành Sơn, Ngô Quyền, cầu Rồng, sau đó vòng xuống Bạch Đằng ven sông Hàn và nhiều tuyến phố trung tâm Đà Nẵng.Đi đầu...

Lan toả sâu rộng “làn gió tươi mới” trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như trên trong phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, chiều 25/3.Chuyển biến mạnh mẽ Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, qua xem xét báo cáo, thảo luận tại hội nghị cho thấy năm 2023 có...

Mới nhất

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy mọi nguồn lực phát triển đất nước

Đối với dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi), Chính phủ thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Luật; việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài vào Luật; giải pháp, thiết kế phòng cháy, chữa cháy đối với công trình cải tạo; trách nhiệm thẩm tra,...

Mất bao lâu để con người đi bộ 1 vòng quanh sao Hỏa?

Nếu đi bộ theo xích đạo, phi hành gia cần vượt 21.400 km để hoàn thành đủ một vòng quanh sao Hỏa và mất 4.290 giờ nếu đi liên tục. Mô phỏng phi hành gia đứng quan sát trên sao Hỏa. Ảnh: dottedhippo/iStock Con người từ lâu đã quan tâm đến sao Hỏa và NASA cũng lập những kế hoạch...

Cancelo: ‘Guardiola dối trá, Man City vô ơn’

Hậu vệ Bồ Đào Nha Joao Cancelo chỉ trích HLV Pep Guardiola và Man City trong sự việc khiến anh phải rời đội bóng Anh hồi tháng 1/2023. HLV Guardiola và Cancelo trong một trận Man City đấu Liverpool ở Ngoại hạng Anh. Ảnh: DPA Hậu vệ Bồ Đào Nha tức giận khi bị Guardiola nói với truyền thông rằng...

Xe hoa bốc cháy khi đang diễu hành trên phố Đà Nẵng

Tối 25/3, một xe hoa trang trí tuyên truyền, quảng bá cho Lễ hội Quán Thế Âm 2024 (Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) bốc cháy khi đang diễu hành trên đường Phan Châu Trinh (quận Hải Châu).Khi vụ cháy xảy ra, lực lượng chức năng nhanh chóng dùng bình cứu hỏa để dập lửa nên không...

Mới nhất