Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh hiếm: Nan giải và thách thức

Bệnh hiếm: Nan giải và thách thức


SGGP


Thế giới hiện có khoảng 7.000 căn bệnh hiếm gây ảnh hưởng hơn 300 triệu người. Tại Việt Nam đã ghi nhận khoảng 100 căn bệnh hiếm với khoảng 6 triệu người mắc, trong đó có tới 58% bệnh hiếm xuất hiện ở trẻ em. Dù là những căn bệnh có tỷ lệ mắc rất thấp trong cộng đồng nhưng bệnh hiếm lại là thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị.

Hiếm gặp và nguy hiểm

Bị phát hiện tăng huyết áp khi mới 14 tuổi trong một lần khám sức khỏe ở trường, bệnh nhi Đ.Q. (ở Nam Định) đã được người thân đưa tới một số bệnh viện (BV) để khám, điều trị thì được chẩn đoán là viêm cầu thận, được bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống nhưng bệnh không thuyên giảm.

Đang rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của con mình thì bé Đ.Q. lại bị tai nạn giao thông và được đưa vào BV Nhi Trung ương cấp cứu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện Đ.Q. có khối u ở tuyến thượng thận 2 bên kích thước khá lớn, 6x7cm.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM phẫu thuật cho bệnh nhi bị u cơ tim hiếm gặp. Ảnh: THÀNH SƠN

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM phẫu thuật cho bệnh nhi bị u cơ tim hiếm gặp. Ảnh: THÀNH SƠN

PGS-TS Vũ Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền và Liệu pháp phân tử, BV Nhi Trung ương, chia sẻ, u tuyến thượng thận là loại khối u hiếm gặp, ước tính chiếm khoảng 0,2%-0,4% trong 100.000 ca bệnh/năm. Đối với trẻ em còn hiếm hơn khi chỉ chiếm 10% trong tổng số ca bệnh u thượng thận được phát hiện và khối u hai bên lại cực hiếm khi chỉ chiếm 10% của số trẻ em bị u thượng thận.

Người lớn cũng mắc bệnh hiếm gặp, khiến việc điều trị rất nhiêu khê. Các bác sĩ BV K vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân (61 tuổi, ở Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau quanh rốn, đau mỏi hạ sườn và rối loạn tiêu hóa.

Qua siêu âm, nam bệnh nhân này có một khối u thận phải kích thước lớn và sinh thiết cho kết quả ung thư biểu mô tế bào thận. Chưa hết, quá trình làm xét nghiệm tầm soát ung thư trước mổ, các bác sĩ tiếp tục phát hiện bệnh nhân có thêm khối u tại ruột non kích thước 3x2cm gây tắc ruột với chẩn đoán ung thư hạch ruột non.

Đây là trường hợp rất đặc biệt, hiếm gặp khi một bệnh nhân có 2 bệnh ung thư riêng biệt; nếu người bệnh không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến rất nguy hiểm.

Trong khi đó, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa BV Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhi 10 tuổi (ở Tuyên Quang) bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) do nhiễm vi khuẩn hiếm gặp Chromobacterium violaceum.

TS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, cho biết, vi khuẩn Chromobacterium violaceum thường phân biệt với các vi khuẩn khác trong bùn đất, đặc biệt là Whitmore, rất ít trường hợp được báo cáo ở trẻ em. Trong y văn, vi khuẩn này thường gây tiêu hủy xương, ăn vào các tổ chức của cơ và da gây hoại tử.

Khó chẩn đoán, điều trị

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh hiếm là bệnh có tỷ lệ gặp 1/2.000 người. Ước tính khoảng 3,5%-6% dân số thế giới mắc bệnh hiếm, tương đương 300-450 triệu người. Hiện thế giới đã xác định được khoảng 7.000 bệnh hiếm, trong đó 72-80% nguyên nhân là do di truyền, còn lại là nhiễm trùng, dị ứng và bệnh tự miễn.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn về quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam, cho biết, cả nước hiện đã xác định có khoảng 100 căn bệnh hiếm được báo cáo trong cộng đồng, với ước tính có khoảng 6 triệu người mắc bệnh hiếm ở Việt Nam.

PGS-TS Vũ Chí Dũng thông tin, dù các bệnh hiếm có tỷ lệ mắc rất thấp trong cộng đồng nhưng lại là thách thức lớn về chẩn đoán và điều trị vì có tới 80% các bệnh hiếm là bệnh di truyền, tức là biểu hiện bệnh suốt đời dù các triệu chứng có thể không xuất hiện ngay.

Có tới 58% bệnh hiếm xuất hiện ở trẻ em và chỉ tính riêng tại BV Nhi Trung ương đang quản lý điều trị khoảng 17.400 hồ sơ bệnh nhi mắc các bệnh hiếm khác nhau. Trong đó, chủ yếu là các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác nhau.

“Hậu quả của trẻ mắc các bệnh hiếm là có thể dẫn đến tử vong, bị di chứng về tinh thần và vận động, tuy nhiên nếu phát hiện sớm, khả năng cứu sống trẻ rất cao, thậm chí có thể giúp trẻ phát triển hoàn toàn bình thường”, PGS-TS Vũ Chí Dũng khuyến cáo.

Theo ông, việc chẩn đoán điều trị các bệnh hiếm gặp nhất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian do thiếu thông tin về bệnh hiếm. Hiện chỉ có khoảng 5% số bệnh hiếm có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có tới 9% bệnh nhân không thể tiếp cận được các thuốc điều trị đặc hiệu này nên phần lớn người mắc bệnh hiếm chỉ được điều trị hỗ trợ với thời gian rất dài, thậm chí suốt đời.

Bộ Y tế đang triển khai xây dựng danh mục thuốc hiếm, thuốc không có sẵn và đề xuất giải pháp, cơ chế để các cơ sở khám chữa bệnh có thể mua sắm, dự trữ một số loại thuốc. Đồng thời điều chỉnh thường xuyên danh mục các thuốc hiếm, thuốc không có sẵn. Hiện tại, danh mục này có 214 thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và 229 thuốc không có sẵn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bé 7 tuổi bất ngờ yếu liệt tứ chi, đi khám phát hiện mắc bệnh cực hiếm gặp

Bé trai trú tại Tân Sơn, Phú Thọ được đưa vào viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Trước đó 5 ngày, trẻ xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, có tình trạng khó nói nhưng không sốt, không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ.Gia đình đưa bé tới khám tại trung tâm y tế huyện, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não, nhưng...

Những ‘chiến binh’ thầm lặng nuôi con mắc bệnh hiếm

Chưa bao giờ ngừng hy vọng cứu conĐó là chị T.T.T.Q. (36 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM). Chị Q. đang tự đi vận động gây quỹ với hy vọng tìm cho con trai một cơ hội sống. Con trai chị, bé H.B.M.V., 3 tuổi, mắc bệnh teo cơ tủy sống.Trước đó, cũng như những bé mắc căn bệnh này, bé V....

Nỗi khổ của người không có vân tay

Vì sở hữu gene hiếm gặp, nhiều người đàn ông trong một gia đình ở Bangladesh không có dấu vân tay, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Apu Sarker, 25 tuổi, sống tại một ngôi làng ở phía bắc thành phố Rajshahi. Anh là một trợ lý y tế, với cha và ông nội đều là nông dân. Những người đàn ông trong gia đình Apu sở hữu chung đột biến gene hiếm, khiến họ không có dấu...

Mỹ phê duyệt liệu pháp đột phá dùng công cụ chỉnh sửa gene

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt liệu pháp chỉnh sửa gene điều trị bệnh hồng cầu hình liềm mang tính cách mạng. Quyết định được FDA đưa ra ngày 9/12. Hai liệu pháp được phê duyệt có tên Casgevy, dựa trên công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR từng đoạt giải Nobel và Lyfgenia, sử dụng loại virus vô hại để chỉnh sửa gen.Casgevy do hai công ty Vertex Pharmaceuticals (Mỹ) và CRISPR...

Mắc bệnh “lạ”, mẹ gãy xương khắp người chịu đau đớn tột cùng để sinh con

Ngày 29/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trọng Anh, Phó chủ tịch Hội Y học thể thao TPHCM, cố vấn Bệnh viện Nam Sài Gòn cho biết, ông cùng các cộng sự vừa thực hiện ca phẫu thuật để cứu một phụ nữ chịu nỗi đau kéo dài 6 năm vì căn bệnh hiếm gặp.Gãy xương khắp người, 4 năm tìm không ra bệnhBệnh nhân là chị L.T.L. ( 34...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tái bản sách Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Việt Nam

Vào lúc 15 giờ ngày 25-3, chương trình tọa đàm, giới thiệu sách Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Việt Nam do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức, diễn ra tại Đường sách TPHCM. Đây là ấn phẩm của tác giả Edward Miller (hiện là Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Dartmouth), từng được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 2016. Ngoài tác giả Edward Miller,...

Kêu gọi hơn 4 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho Syria

Liên hợp quốc vừa lên tiếng kêu gọi viện trợ nhân đạo hơn 4 tỷ USD để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực ở Syria. Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc Adam Abdelmoula cảnh báo nguồn tài trợ gần như cạn kiệt và thiếu sự hỗ trợ sẽ đẩy nhiều người Syria phải di cư hơn. Khoảng 12,9 triệu người đang bị mất an ninh lương thực trên toàn...

Vietnam Airlines dự kiến có internet trên một số chặng bay từ năm 2025

Vietnam Airlines và Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết hợp tác triển khai dịch vụ kết nối internet trên máy bay. Với việc ký kết này, dự kiến một số chặng bay của hãng sẽ có kết nối internet từ năm 2025. Cụ thể, Vietnam Airlines dự kiến triển khai kết nối internet trên không cho một số máy bay của hãng trong...

Bài đọc nhiều

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Cùng chuyên mục

Bị tai nạn giao thông trầy da, 2 tuần sau phát uốn ván nặng

Chiều 25-3, bác sĩ Đặng Minh Hiền - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng - cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công, cứu sống bệnh nhân Mạch Văn M. (52 tuổi, ngụ phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) bị uốn ván nặng chỉ từ vết trầy xước ngoài da."Bệnh nhân M. bị uốn...

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày...

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cam kết sẽ ‘liên tục hỗ trợ’ Việt Nam trong lĩnh vực y tế

Tại buổi làm việc, ông Kim Jin Pyo - chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc - cũng đã gửi video chúc mừng sự kiện mở rộng Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.Ông Kim nói rằng Bệnh viện Trung ương Huế đang đảm đương xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân ở khu vực miền Trung Việt Nam."Trong...

Cải thiện sức bền để con thỏa sức khám phá và phát triển

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải cải thiện sức bền cho trẻ Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏi Đều đặn mỗi tuần hai buổi, chị Phương (TP.HCM) đón con...

Kobayashi thu hồi sản phẩm nguy cơ tổn thương thận, Bộ Y tế khuyến cáo

Theo Cục An toàn thực phẩm, vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản thu hồi một số sản phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có sản phẩm đang được bán tại thị trường Việt Nam.Qua rà soát dữ...

Mới nhất

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức...

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích...

Đinh Y Nhung và dàn diễn viên nữ trong Lật mặt 7 của Lý Hải

Đạo diễn Lý Hải từng tuyên bố phim của anh không cần đến các ngôi sao phòng vé nên có rất nhiều cơ hội cho những gương mặt mới.Lật mặt 7: Một điều ước do Lý Hải giữ các vai trò đạo...

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết...

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cam kết sẽ ‘liên tục hỗ trợ’ Việt Nam trong lĩnh vực y tế

Tại buổi làm việc, ông Kim Jin Pyo - chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc - cũng đã gửi video chúc mừng sự kiện mở rộng Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.Ông Kim nói rằng Bệnh viện Trung ương Huế...

Mới nhất