Trang chủNewsThời sựBí thư Hà Nội nói về xây dựng cơ chế, chính sách...

Bí thư Hà Nội nói về xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội cho Thủ đô


Không để đô thị hóa ảnh hưởng đến văn hóa nông thôn

Tham gia thảo luận họp tổ chiều 10/11 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chiều 10/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng – Trưởng đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho biết, Thành phố đã rất dày công để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Thủ đô.

Cụ thể, thời gian qua, Thành phố đã tiến hành đồng thời tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020 và đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo ông Dũng, yêu cầu mới phát triển Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 15 cao hơn trước, bởi Hà Nội không chỉ là Thủ đô của cả nước mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của quốc gia.

“Đặc biệt là phát triển Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước”, Bí thư Hà Nội nói.

Đối thoại - Bí thư Hà Nội nói về xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội cho Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng – Trưởng đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội.

Với tầm quan trọng đó, việc sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012 để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay rất quan trọng. Theo Bí thư Hà Nội, nhiều nội dung trong Luật Thủ đô năm 2012 còn bất cập, khó triển khai thực hiện trong thực tiễn, một số nội dung nếu thực hiện thì không đúng quy định vì chưa có cơ chế. Trong đó, Nghị quyết số 15 yêu cầu phải đưa ra những cơ chế vượt trội, phân cấp ủy quyền mạnh cho Thủ đô Hà Nội.

“Nội dung quan trọng trong việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này theo tinh thần Nghị quyết số 15 là phải xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội. Đồng thời, tăng quyền và giao quyền cho Hà Nội triển khai thực hiện các lĩnh vực. Bởi hiện nay có nhiều cơ chế, chính sách vẫn còn giao quyền nửa vời”, ông Dũng nhấn mạnh.

Góp ý trực tiếp vào vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn (Điều 33), ông Đinh Tiến Dũng cho biết, việc phát triển nông nghiệp sinh thái của Thủ đô thực hiện theo mô hình nông nghiệp bền vững, chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế nhằm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc quy hoạch nông thôn của Hà Nội rất quan trọng khi tiến trình đô thị hóa nông thôn ngày càng lớn.

Trong đó, cần phải bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hà Nội, với hơn 1.300 làng nghề và làng có nghề cần được lưu giữ và phát triển. Cùng với đó, cần chú trọng phát triển du lịch với mục tiêu Hà Nội là điểm đến của du khách, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo sinh kế cho người dân ở các địa phương và qua đó tăng ngân sách cho thành phố.

“Dù phát triển đô thị đến mấy cũng phải giữ được truyền thống văn hóa, không để đô thị hóa ảnh hưởng đến văn hóa nông thôn”, ông Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể hoá, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm

Theo Điều 32 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về vấn đề phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, HĐND Thành phố Hà Nội quy định chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng, các công trình ngầm công cộng trên địa bàn Thủ đô.

Chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện giao thông phát thải thấp.

Bày tỏ sự đồng tình với quy định về phân cấp một số thẩm quyền đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy nêu, HĐND Thành phố Hà Nội có thể quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng.

Đối thoại - Bí thư Hà Nội nói về xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội cho Thủ đô (Hình 2).

Dự án Luật Thủ đô sửa đổi đã bổ sung hàng loạt chính sách nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản cho Hà Nội (Ảnh: Hữu Thắng).

Thành phố cũng cần được ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá riêng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.

Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án, đặc biệt là dự án đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô còn một số vướng mắc trong thời gian qua, ông Dũng cho rằng, song hành cùng các quy định giao thẩm quyền về chủ trương, các quy định pháp luật khác cũng phải đi theo, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Về nội dung được các đại biểu đề cập đến như di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, Bí thư Thành ủy đề nghị để đẩy nhanh quá trình thực hiện cần giao thêm thẩm quyền cho thành phố. Các nội dung này phải được thể hiện rõ nét trong dự thảo Luật.

Bí thư Hà Nội khẳng định, sau khi trình Quốc hội tại kỳ họp này, trong thời gian tới, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, dự thảo Luật Thủ đô sẽ tiếp tục được bổ sung các nội dung xung quanh 9 nhóm chính sách lớn, đặc biệt được hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm và cơ chế giám sát.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h chuyên chở khách

Hà NộiBộ Giao thông vận tải đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h được dùng để chở hành khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu, còn tuyến hiện hữu chuyển hết sang chở hàng. Thông tin được nêu trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan...

Nữ sinh ‘toàn năng’ của trường Kim Liên được kết nạp Đảng

Hà NộiTừng làm Phó bí thư Đoàn trường, điểm học tập luôn trên 9,4 và giỏi ngoại ngữ, Bảo Nhi được Đảng bộ trường THPT Kim Liên kết nạp. Phùng Bảo Nhi, lớp 12A11, là một trong 7 học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, được kết nạp Đảng ngày 25/3. Trong 20 năm qua, đây là đợt kết nạp học sinh đầu tiên của Đảng bộ trường."Sự kiện này là cột mốc đáng nhớ, giúp em...

Vành đai 4 đoạn qua huyện Đan Phượng đang thi công đến đâu?

Đánh giá về công tác thi công toàn bộ dự án đường Vành đai...

Đề xuất khen thưởng cá nhân tiến cử người tài

Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị khen thưởng cá nhân tuyển dụng, tiến cử người tài và kỷ luật những ai lạm dụng đưa người quen, người thân vào các vị trí. Theo dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi trình tại hội nghị đại biểu chuyên trách sáng 26/3, các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội được ký hợp đồng hoặc phân công chức vụ quản lý, điều hành với người có tài. Người có tài được định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiến nghị có giải pháp cho xe ba bánh, công nông vận chuyển nông sản

Bộ GTVT vừa có Công văn số 3134/BGTVT-VT gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về việc nghiên cứu, có biện pháp phù hợp hỗ trợ phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất nông nghiệp. “Cử tri phản ánh việc cấm các loại xe ba bánh, xe công nông hoạt động trên các tuyến đường là nhằm...

3 trụ cột sẽ vực dậy thị trường bất động sản năm 2024

Các yếu tố vực dậy thị trường bất động sản Theo Nhà báo & Công Luận, thông tin từ Vietnam Report, Nguồn vốn – Quỹ đất – Chính sách là 3 trụ cột tác động đến sự phục hồi của thị trường bất động sản. Trong đó, khả năng tiếp cận vốn đầy đủ cho phép các doanh nghiệp tài trợ cho các dự án xây dựng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh...

Đề xuất tốc độ đường sắt tốc độ cao là 350 km/h

Ngày 26/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Theo báo cáo của Bộ GTVT, tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế là 350 km/h, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá khi...

Bài đọc nhiều

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Hội đồng nhân dân sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chủ trì hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ...

Chasov Yar của Ukraine bị uy hiếp

Theo thông tin từ các kênh Telegram theo dõi chiến sự Ukraine, Quân đội Nga đã mở đường đột phá sau khi giành quyền kiểm soát thị trấn Ivanivska hướng về Chasov Yar. Nhiều hình ảnh trên chiến trường cho thấy, các mũi tiến công của Nga đã tiến sát tới ngoại ô thị trấn Chasov Yar. Giao tranh ác liệt đang diễn ra tại nhiều vị trí và chưa ghi nhận có đột phá đáng kể....

Cùng chuyên mục

Khơi dậy và phát huy những điểm mạnh của tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương

Chiều 26/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn với cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng...

Nữ cổ động viên đổ máu trên khán đài trận Việt Nam vs Indonesia

Tối 26/3, lãnh đạo Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đơn vị đang vào cuộc điều tra và làm việc với những người liên quan vụ cổ động viên đánh nhau trên sân vận động Mỹ Đình.Trong đoạn clip ngắn chia sẻ trên mạng xã hội, 2 nữ cổ động viên ngồi cùng hàng ghế trên khán đài xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Một người đàn ông xông tới hành hung người phụ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế – xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, tại trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì phiên họp thứ hai của Tiểu ban. Phiên họp tập trung thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ...

Mới nhất

Đội tuyển Việt Nam thảm bại trước Indonesia ngay trên sân nhà

Bước vào trận tái đấu với tuyển Indonesia trên sân Mỹ Đình, HLV Philippe Troussier đã có 3 sự điều chỉnh so với trận lượt đi trong đội hình xuất phát. Đáng chú ý là sự thay đổi ở hàng công, với sự xuất hiện của Nguyễn Tiến Linh và Khuất Văn Khang. Tuy nhiên, ngay ở phút thứ...

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp...

Khách Việt đến Nhật tháng 2 cao nhất từ trước đến nay

Trong tháng 2, lượng khách Việt đến Nhật đạt hơn 60.000 lượt, cao nhất trong lịch sử nếu tính theo đơn vị tháng. Theo Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO), số khách Việt đến Nhật tháng 2 đạt cùng lúc hai kỷ lục: tháng đón lượng khách cao nhất từ trước đến nay...

Mới nhất