Trang chủFigureBiến đất phèn thành rừng chanh không hạt

Biến đất phèn thành rừng chanh không hạt


Doanh nhân Nguyễn Văn Hiển, Chủ tịch HĐQT Chanh Việt: Biến đất phèn thành rừng chanh không hạt

Tay ngang làm nông nghiệp, nhưng ông Nguyễn Văn Hiển có những bước đi bài bản ngay từ đầu, như cải tạo đất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, thâm nhập các thị trường khó tính… Qua hành trình gian nan, đến nay, Chanh Việt đã gặt hái quả ngọt.





Ông Nguyễn Văn Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Chanh Việt (Chavi)
Ông Nguyễn Văn Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Chanh Việt (Chavi).

Biến hàng trăm héc-ta đất phèn thành “rừng” chanh

Thực hiện ước mơ đưa sản phẩm nông nghiệp trong nước nói chung, quả chanh không hạt nói riêng vươn ra thế giới, ông Nguyễn Văn Hiển – người đàn ông xứ Quảng – đã không ngại khó khăn, thách thức, biến hàng trăm héc-ta đất phèn, đất mặn vùng Đồng Tháp Mười thành “rừng” chanh.

Ông Nguyễn Văn Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Chanh Việt (Chavi) vốn là một doanh nhân thành công trong ngành xây dựng. Nhưng khi có chút “của ăn của để”, niềm đam mê và những trăn trở với người nông dân, với nông nghiệp nước nhà đã thôi thúc ông đặt chân tới vùng đất Thạnh Lợi (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) – vùng dân cư thưa thớt, chỉ có tràm và cỏ dại – để bắt đầu hành trình.

“Lúc đó chỉ nghĩ là mua để dành, mai này làm trang trại kiểu trồng rau, nuôi cá, cuối tuần bạn bè tụ tập cho đỡ nhớ quê”, Chủ tịch Chavi bộc bạch.

Tuy nhiên, sẽ quá lãng phí nếu mua xong rồi bỏ đất trống. Thế là ông chủ Chavi quyết định phải làm gì đó. Một số cây trồng như chuối, dưa hấu, thanh long, dứa, đu đủ… được ông Hiển tìm hiểu, dò hỏi người dân địa phương, nhưng thấy không ăn thua bởi đầu ra không ổn định, luôn trong tình trạng chờ “giải cứu”.

Gõ cửa nhiều nơi, ông đến Trung tâm Khuyến nông của huyện Bến Lức nhờ tư vấn, đến Viện Cây ăn quả miền Nam tìm hiểu, đến Trường đại học Nông Lâm TP.HCM học hỏi các chuyên gia nông nghiệp, đồng thời tham vấn ý kiến của các lão nông nhiều kinh nghiệm nơi đây… Cuối cùng, ông quyết định khởi đầu với quả chanh không hạt.

Đó là năm 2011, khi vùng đất Thạnh Lợi chưa có điện, nước. Để trồng được chanh, ông phải đầu tư hơn 3 tỷ đồng kéo đường điện 3 pha và làm hơn 2 km đường bê tông lấy lối đi, hệ thống nước phục vụ tưới tiêu…

Dù khởi đầu khá khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ của chính quyền, sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương và sự hỗ trợ về kỹ thuật của nhiều chuyên gia nông nghiệp từ các viện, trường…, Chanh Việt tiên phong làm sống lại “vùng đất chết” khi tạo cú hích lan tỏa vùng nguyên liệu hàng ngàn héc-ta của huyện Bến Lức, đưa cây chanh trở thành một trong những cây trồng quan trọng của tỉnh Long An.




Nâng tầm chanh Việt

“Tôi luôn trăn trở về câu chuyện chất lượng nông sản Việt. Đi kèm với cái ‘tôi’ rất lớn, tôi cố gắng để vườn chanh của mình đạt tiêu chuẩn Global GAP ngay từ những ngày bắt đầu, dù chưa biết phải đi từ đâu”, ông Hiển bộc bạch.

Sự khác biệt của Chanh Việt là, ngay từ đầu, doanh nghiệp được các nhà khoa học định hướng tiêu chuẩn quản lý trang trại Global GAP, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP, từ quy trình canh tác, thiết kế trang trại cho đến sau thu hoạch, nên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.

Thời đó, quyết định thì dễ, nhưng để thực hiện lại khá khó khăn. Ông nhận ra, Chanh Việt còn “chưa chín”, khi chỉ có 30% quả chanh tươi đạt tiêu chuẩn trong tổng sản lượng xuất khẩu sang châu Âu, 70% còn lại không đạt chuẩn, khách hàng loại bỏ.

“Vấn đề nan giải là, khi chanh trồng theo phương pháp hữu cơ, trái không thể to, đẹp, đều như nhau và trái loại 1 đủ chuẩn xuất đi châu Âu chỉ chiếm 30 – 40% sản lượng. Phần còn lại, nếu bán giá thấp như trồng đại trà, thì không bõ công và lại cạnh tranh với nông dân của mình – ‘điều cấm’ mà tôi đã đặt ra ngay từ khi khởi nghiệp trồng chanh. Đó cũng là lý do để tôi nghĩ nhiều hướng chế biến những quả chanh còn lại theo cách làm sao để vắt chanh mà không phải bỏ vỏ, thay vì ‘vắt chanh bỏ vỏ’ như ông bà mình hay nói”, ông Nguyễn Văn Hiển chia sẻ.

Năm 2013 – 2014, sau nhiều năm thua lỗ với quả chanh tươi, ông Hiển bắt đầu suy nghĩ đến chế biến các sản phẩm từ chanh, như bột chanh gia vị, bột chanh nguyên chất, nước cốt chanh, sốt chanh, tinh dầu chanh, chanh sấy…

Chủ tịch HĐQT Chanh Việt cho hay: “Ban đầu, tôi có định hướng, nhưng không biết sẽ làm ra sản phẩm gì, bán như thế nào, mua máy móc ra sao? Thế là tôi cùng các chuyên gia nông nghiệp làm từng bước, sang Nhật Bản, Trung Quốc, Nhật Bản… tìm mua máy móc phù hợp, đạt chuẩn; tự nghiên cứu máy sản xuất của riêng mình để đầu tư nhà máy tại Long An”.

Nhiều năm liền, ông Hiển cùng đội ngũ tại Chavi liên tục nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu… Đến nay, dù doanh nghiệp phát triển đã gần 15 năm, nhưng doanh nghiệp vẫn không ngừng đổi mới, cập nhật máy móc, thiết bị hiện đại để ngày càng nâng cao chất lượng cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Xuất khẩu chanh hàng đầu Việt Nam

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng ông Nguyễn Văn Hiển vẫn kiên định với định hướng ban đầu, đó là đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, Chavi nỗ lực tìm đường sang Nhật Bản. “Yêu cầu càng cao, thì doanh nghiệp sẽ nỗ lực đáp ứng sao cho chuẩn nhất. Như vậy, về sau, con đường xuất khẩu mới có thể nhẹ nhàng hơn. Cứ làm như vậy đến gần 4 năm, sau quá trình kiểm tra nguồn đất, nước, vi sinh…, cuối cùng, sản phẩm được thông qua và tiến đến chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản”, Chủ tịch Chanh Việt tâm đắc.

Đơn hàng đầu tiên sang Nhật là container ghép, với khối lượng không nhiều, tổng doanh thu chỉ vài trăm triệu đồng, nhưng ông Hiển và đội ngũ Chanh Việt hạnh phúc vô cùng.

Tiếp đà đó, Chanh Việt có mặt tại các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Hà Lan, Mỹ, Na Uy…

Đến nay, doanh nghiệp đã xuất khẩu sang 15 thị trường, có chính ngạch, có container ghép…

Đến thời điểm trước dịch Covid-19, xuất khẩu chiếm 60% tổng lượng hàng (tiêu thụ nội địa chiếm 40%). Tuy nhiên, theo ông Hiển, sau dịch Covid-19, tình hình kinh tế khó khăn kéo dài, cán cân thương mại đảo chiều và doanh nghiệp nhanh chóng tập trung đầu tư cho thị trường nội địa.

“Trước đó, chúng tôi chưa nhìn thấy hết tiềm năng ở thị trường trong nước, nhưng sau dịch Covid-19, người tiêu dùng yêu thích và ủng hộ sản phẩm của người Việt nhiều hơn, ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây là cơ hội cho Chanh Việt nói riêng và các doanh nghiệp nông sản Việt nói chung”, ông Hiển nhìn nhận.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hiển, năm 2017 – 2018, thị trường sản phẩm bột chanh Mr Jim (thương hiệu Thái Lan, chuyên thu mua chanh tươi Việt Nam, sau khi chế biến tại nhà máy ở Thái Lan, rồi xuất khẩu sang Việt Nam) và Knorr chiếm tương ứng 30 – 35% và 55 – 60% thị phần, trong khi Chanh Việt chỉ chiếm 5-10%.

Đến nay, sau hành trình chinh phục người tiêu dùng nội địa, Chủ tịch Chavi tự tin khẳng định, sản phẩm bột chanh của Chanh Việt chiếm 60-70% ở thị trường miền Tây, trong khi Mr Jim chỉ chiếm 3-5%.

Chủ tịch Nguyễn Văn Hiển chia sẻ: “Đến nay, Chanh Việt hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp nước ngoài ở thị trường nội địa, bởi Chanh Việt có thể hiểu rõ khẩu vị của người tiêu dùng Việt, điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng”.

Nhờ đó, hiện tại, Long An không còn cảnh giải cứu chanh. Với ông Hiển, nếu bà con được mùa, nhưng mất giá hoặc không thể bán được hàng, thì có thể tìm đến Chanh Việt, dù không hỗ trợ được tất cả, nhưng ông luôn cố gắng thu mua nhiều nhất có thể. Sau mùa vụ, nhà máy Chanh Việt tiến hành vắt nước và trữ lại để sản xuất trong năm.

Sau thành công của chanh, Chavi tiếp tục phát triển với trái thanh long ruột đỏ của Long An. Ngoài ra, nước cốt gừng, dưa hấu, dứa, xoài… và hàng loạt nông sản khác được doanh nghiệp thu mua để phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.





Nguồn: https://baodautu.vn/doanh-nhan-nguyen-van-hien-chu-tich-hdqt-chanh-viet-bien-dat-phen-thanh-rung-chanh-khong-hat-d215928.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Nặng gánh” với khoản nợ trái phiếu bất động sản

Áp lực trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu còn khá lớn, thậm chí, không ít doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ. Thông tin công bố mới đây của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, Công ty TNHH Nam Land đang lưu hành lô trái phiếu NALCH2124001, với tổng giá trị phát hành 900...

Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế

Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội: Kỳ họp nào cũng nêu tiến độ giải ngân chậmTiến độ giải ngân nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn của Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đang ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đại biểu Nguyễn Quang Huân, đoàn đại biểu...

Broadway, Ginza lột xác từng ngày, sẵn sàng trở thành tâm điểm mua sắm mới tại khu Đông TP.HCM

Broadway, Ginza lột xác từng ngày, sẵn sàng trở thành tâm điểm mua sắm mới tại khu Đông TP.HCMVinhomes Grand Park - “thành phố triệu điểm đến” đang mở cửa đón chào hàng loạt thương hiệu lớn đổ về, mang tới cho cư dân và du khách trải nghiệm mua sắm bùng nổ. Broadway, Ginza thay đổi từng ngày Nằm cách nhau không xa, bộ đôi phố...

Đơn hàng gỗ hồi phục theo yêu cầu “ít, ngắn và nhanh”

Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ vừa mừng vừa lo khi thị trường ấm lên, đơn hàng có trở lại nhưng lượng đơn ít, ký theo quý và bắt buộc giao nhanh, đồng thời phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn mới. Doanh nghiệp dần có đơn hàng… Thống kê toàn ngành, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có sự hồi phục đơn hàng...

Khánh thành 2 cây cầu 358 tỷ đồng; 2.938 tỷ đồng làm hạ tầng KCN Phụng Hiệp

Khánh thành 2 cây cầu 358 tỷ đồng; 2.938 tỷ đồng làm hạ tầng KCN Phụng HiệpCần Thơ: Khánh thành cầu Tây Đô và cầu Cờ Đỏ, tổng mức đầu tư 358 tỷ đồng; Đầu tư 2.938 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần...

Bài đọc nhiều

Những ‘anh hùng không áo choàng’ lao vào nguy hiểm để cứu người

(Dân trí) - Giữa tình thế nguy nan, các anh hùng đời thường không nghĩ đến an toàn của mình mà xả thân cứu lấy nhiều sinh mạng.   Đồng Văn Tuấn dùng búa tạ phá tường cứu nạn nhân của đám cháy, Nguyễn Đăng Văn lao vào hiện trường vụ hỏa hoạn cứu 9 người, Nguyễn Ngọc Mạnh tay không đỡ cháu bé rơi từ tầng 12… Trong mắt nhiều người, họ chính là những "anh hùng không áo choàng",...

Quyết định bất ngờ của cô gái Bắc Ninh ngồi xe lăn làm việc cho Liên Hợp Quốc

Làm việc ở Liên Hợp Quốc là một trải nghiệm tuyệt vời và đầy tự hào của Hiếu. Nhưng cách đây 2 tháng, cô gái ngồi xe lăn có quyết định bất ngờ. Cô gái ngồi xe lăn làm việc cho Liên Hợp Quốc  Lưu Thị Hiếu (sinh năm 1990) - người sáng lập dự án Chạm Vào Xanh Lưu Thị Hiếu (quê Bắc Ninh) là một trong số những người khuyết tật (NKT) xuất sắc trong cộng đồng của mình.  Ít ai biết...

Vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại Cầu Giấy: Nét đẹp tình người giữa ‘biển lửa’

Trong thời khắc sinh tử, đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, tình yêu thương đồng loại của những con người bình dị, đã không ngại hiểm nguy, lao vào khói lửa cứu người. Vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng ở Cầu Giấy (Hà Nội) lúc rạng sáng 24/5 đã cướp đi sinh mạng của 14 người dân vô tội. Trong thời khắc sinh tử đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, tình yêu thương đồng...

Ngắm vẻ đẹp của hoa khôi sinh viên Lạc Hồng

Nữ sinh Trần Thị Thủy Tiên vừa trở thành Hoa khôi Nét đẹp sinh viên Lạc Hồng 2024, cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp, tài năng và trí tuệ của sinh viên trường. Cô gái người Đồng Nai này đang là sinh viên lớp 23DN401, Khoa Đông phương học. Từng nghĩ sẽ không tham gia, sau đó giành giải cao nhất Trong đêm chung kết hoa khôi, sau khi trải qua các phần thi trang phục truyền thống, trang phục dạ...

Nữ sinh mua nhà cho mẹ trước ngày tốt nghiệp: Cách ‘săn cá mập’

Từng nhận được sự góp vốn đầu tư của các "cá mập" tại Shark Tank mùa 5, Nguyễn Hoàn Triệu Vy, sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã chia sẻ những bí quyết để chinh phục nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Trong tập cuối của chương trình "Shark Tank" mùa 5 Triệu Vy và em gái đã gọi vốn thành công 200 triệu đồng cho 30% cổ phần thương hiệu nến Jaros Candle....

Cùng chuyên mục

Những ‘anh hùng không áo choàng’ lao vào nguy hiểm để cứu người

(Dân trí) - Giữa tình thế nguy nan, các anh hùng đời thường không nghĩ đến an toàn của mình mà xả thân cứu lấy nhiều sinh mạng.   Đồng Văn Tuấn dùng búa tạ phá tường cứu nạn nhân của đám cháy, Nguyễn Đăng Văn lao vào hiện trường vụ hỏa hoạn cứu 9 người, Nguyễn Ngọc Mạnh tay không đỡ cháu bé rơi từ tầng 12… Trong mắt nhiều người, họ chính là những "anh hùng không áo choàng",...

Ngắm vẻ đẹp của hoa khôi sinh viên Lạc Hồng

Nữ sinh Trần Thị Thủy Tiên vừa trở thành Hoa khôi Nét đẹp sinh viên Lạc Hồng 2024, cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp, tài năng và trí tuệ của sinh viên trường. Cô gái người Đồng Nai này đang là sinh viên lớp 23DN401, Khoa Đông phương học. Từng nghĩ sẽ không tham gia, sau đó giành giải cao nhất Trong đêm chung kết hoa khôi, sau khi trải qua các phần thi trang phục truyền thống, trang phục dạ...

Cô gái dân tộc Bố Y đạt giải nhất Tinh hoa Việt Nam

Cùng mẹ từ bản làng Tây Bắc xuống thủ đô Hà Nội, cô gái dân tộc Bố Y xúc động bật khóc vì được xướng tên nhận giải nhất cuộc thi 'Tinh hoa Việt Nam' trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thí sinh Lồ Phà Tú Anh (Trường THPT số 1 huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) cùng mẹ tham dự lễ trao giải cuộc thi Tinh hoa Việt Nam và xuất sắc nhận giải nhất -...

Nữ sinh mua nhà cho mẹ trước ngày tốt nghiệp: Cách ‘săn cá mập’

Từng nhận được sự góp vốn đầu tư của các "cá mập" tại Shark Tank mùa 5, Nguyễn Hoàn Triệu Vy, sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã chia sẻ những bí quyết để chinh phục nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Trong tập cuối của chương trình "Shark Tank" mùa 5 Triệu Vy và em gái đã gọi vốn thành công 200 triệu đồng cho 30% cổ phần thương hiệu nến Jaros Candle....

Quyết định bất ngờ của cô gái Bắc Ninh ngồi xe lăn làm việc cho Liên Hợp Quốc

Làm việc ở Liên Hợp Quốc là một trải nghiệm tuyệt vời và đầy tự hào của Hiếu. Nhưng cách đây 2 tháng, cô gái ngồi xe lăn có quyết định bất ngờ. Cô gái ngồi xe lăn làm việc cho Liên Hợp Quốc  Lưu Thị Hiếu (sinh năm 1990) - người sáng lập dự án Chạm Vào Xanh Lưu Thị Hiếu (quê Bắc Ninh) là một trong số những người khuyết tật (NKT) xuất sắc trong cộng đồng của mình.  Ít ai biết...

Mới nhất

Vũ, Chi Pu, Phương Mỹ Chi chinh phục thế giới từ đâu?

Sau khi song ca cùng minh tinh Huỳnh Hiểu Minh trong một chương trình chào năm mới của Đài Hồ Nam, Chi Pu có sản phẩm âm nhạc tiếng Trung đầu tiên là Finding You, hiện đạt hơn 500.000 lượt xem trên...

Co.opmart khai mạc Lễ hội mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Đây là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động giới thiệu các đặc sản của Sơn La tại hệ thống 800 điểm bán trên toàn quốc của Saigon Co.op kéo dài từ 24/5 – 01/6.Đây cũng là lần đầu tiên Saigon Co.op thực hiện kết nối giao thương với các tỉnh Tây Bắc nhằm đưa đặc sản...

Độc đáo nghệ thuật ướp trà sen – Nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

TPO - Từ xa xưa, người dân các làng Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm (Hà Nội) đã lưu truyền nghệ thuật ướp trà với hoa sen, đưa hương sen Tây Hồ vào nghệ thuật thưởng trà. Trà sen Bách Diệp được mệnh danh là "đệ nhất trà" với giá bán lên đến chục triệu đồng/kg. Để làm...

Mới nhất