Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ Giáo dục hướng dẫn gỡ khó dạy môn tích hợp

Bộ Giáo dục hướng dẫn gỡ khó dạy môn tích hợp


Các môn tích hợp được triển khai theo kiểu giáo viên môn nào dạy môn đó, thay vì chỉ cần một người đảm nhiệm, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 24/10 ra văn bản hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong việc dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Môn Khoa học tự nhiên có bốn mạch nội dung xuyên suốt, gồm: Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái đất và bầu trời, tương ứng với nội dung của các môn Lý, Hoá, Sinh trước đây.

Bộ đề nghị các trường phân công giáo viên giảng dạy có chuyên môn phù hợp với nội dung, theo mạch chương trình. Thầy cô chủ trì môn học ở mỗi lớp sẽ phối hợp với các giáo viên khác để kiểm tra, đánh giá và thống nhất điểm số của học sinh.

Bộ cho rằng việc để giáo viên dạy từ hai mạch nội dung trở lên hoặc toàn bộ môn phải thực hiện từng bước.

So với hướng dẫn về việc thực hiện chương trình giáo dục trung học ban hành năm 2021 (khi đó mới áp dụng với lớp 6), lần này Bộ nhấn mạnh hơn việc phải đưa giáo viên có chuyên môn phù hợp dạy theo mạch nội dung.

Việc sắp xếp thời khóa biểu cần theo đúng thứ tự mạch, đảm bảo nội dung dạy trước là cơ sở cho nội dung dạy sau chứ không dạy đồng thời các chủ đề trong từng học kỳ như gợi ý ở công văn cũ. Ví dụ ở chương trình lớp 7, nội dung “Đòn bẩy và mô men lực” cần dạy trước bài “Hệ vận động ở người”.

Với môn Lịch sử và Địa lý, sách tích hợp theo chương trình 2018, đã được sử dụng vài năm nay, in phần Sử và phần Địa riêng biệt, thứ tự trước sau trên một cuốn.

Đến nay, Bộ hướng dẫn các trường có thể bố trí dạy phân môn Sử và Địa đồng thời, tức không cần phải dạy hết Sử mới dạy đến Địa mà có thể dạy song song hai phần kiến thức ở hai phân môn trong cùng một khoảng thời gian.

Việc kiểm tra, đánh giá sẽ phải tương ứng với nội dung và thời lượng dạy của từng phân môn Sử, Địa. Sau đó, một giáo viên chủ trì phụ trách môn Lịch sử và Địa lý của lớp sẽ tổng hợp điểm. Hướng dẫn này không đổi so với hướng dẫn trước đây của Bộ.





Học sinh trường THCS Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM đến trường hôm 20/10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Học sinh trường THCS Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM đến trường hôm 20/10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Thực tế, hướng dẫn này của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cách mà nhiều trường đã áp dụng – tức dạy môn tích hợp nhưng theo kiểu giáo viên môn nào dạy riêng môn đó. Ví dụ, môn Khoa học tự nhiên sẽ do các giáo viên Hóa, Lý, Sinh giảng dạy, thay vì chỉ cần một giáo viên duy nhất đảm nhiệm. Với môn Lịch sử và Địa lý cũng tương tự. Việc ra đề kiểm tra, chấm điểm cho học sinh cũng do các giáo viên thỏa thuận, phân chia nhau.

Có trường dạy theo mạch chương trình, có trường lại để giáo viên dạy lần lượt từng môn, chẳng hạn dạy hết môn Lý rồi đến môn Hóa, sau đến môn Sinh.

Hướng dẫn mới này được đưa ra sau khi Bộ nhận nhiều ý kiến của giáo viên, nêu các khó khăn trong việc dạy môn tích hợp. Khi chương trình mới áp dụng năm 2021, giáo viên các môn Lý, Hóa, Sinh và Sử, Địa được yêu cầu học bồi dưỡng 6 tháng để về dạy tích hợp. Ví dụ, giáo viên Sử được thêm Địa; giáo viên Sinh học và dạy cả nội dung ở Lý, Hoá.

Tuy nhiên, theo các nhà trường, rất khó để một giáo viên tự tin đứng lớp dạy tích hợp chỉ sau thời gian ngắn như vậy. Mục tiêu của môn tích hợp là giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, kết hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tiết kiệm thời gian trải nghiệm, nhưng thực tế lại giống như môn ghép từ các môn học cũ.

Giữa tháng 8, khi gặp gỡ giáo viên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận dạy tích hợp là một trong những điểm nghẽn và khó khăn nhất khi triển khai chương trình mới, và có thể được điều chỉnh.

Khi đó, nhiều giáo viên, nhà quản lý đề xuất tách các môn này về thành đơn môn như cũ. Khảo sát của VnExpress hôm 29/8, hơn 3.900 trong số gần 4.400 ý kiến tán thành điều này.

Tuy nhiên, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, trưởng Ban nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng rất đáng tiếc nếu môn tích hợp bị tách về từng đơn môn, bởi dạy tích hợp là chủ trương đúng, giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực như mục tiêu của chương trình mới. Theo bà, các trường nên được tự chủ việc này. Trường nào làm tốt thì khuyến khích tiếp tục, nơi khó khăn cần được hỗ trợ.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội yêu cầu tất cả giáo viên phải được tập huấn trước khi dạy chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 do UBND TP Hà Nội quy định, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP Hà Nội sẽ bước vào học kỳ 2 từ ngày 8/1/2024. Trước đó, các nhà trường đã thực...

Bộ Giáo dục trả lại quyền chọn sách giáo khoa cho trường học

Quy định trên được Bộ GD&ĐT nêu trong Thông tư 27 về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế thông tư 25 trước đó.Theo đó, từ năm học 2024 - 2025 trở đi, mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng lựa chọn sách riêng thay vì căn cứ vào kết quả lựa chọn chung của UBND tỉnh như các năm học trước.Hội đồng lựa chọn sách do hiệu trưởng...

Yêu cầu Bộ Giáo dục đề xuất phương án biên soạn một bộ SGK

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa trong năm 2025. Yêu cầu trên được đưa ra trong chỉ thị của Thủ tướng về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành ngày 25/12.Cụ thể, phương án biên soạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

18 thuyền máy công thức một đua trên đầm Thị Nại

BÌNH ĐỊNH-Các thuyền máy của đội Việt Nam và 8 đội trên thế giới so tài với tốc độ 250 km/h, khiến đầm Thị Nại dậy sóng.   Ngày 29/3, tại đầm Thị Nại, Quy Nhơn, 18 tay đua đến từ 9 đội tham dự thi phân hạng, tranh thứ bậc xuất phát chặng hai giải vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề UIM F1H2O World Championship 2024. Chặng đầu diễn ra tại Balige-Lake Toba, Indonesia từ 1-3/3. Chín đội đua...

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ

Amanda Nguyen sẽ trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tên lửa New Shepard của tập đoàn Blue Origin trong đợt phóng sắp tới. Tổ chức phi lợi nhuận Space for Humanity (S4H) của Mỹ hồi đầu tuần thông báo tài trợ cho chuyến bay lên vũ trụ sắp tới của Amanda Nguyen, một phụ nữ gốc Việt 32 tuổi, theo diện Chương trình Phi hành gia Công dân. Chương trình của S4H chuyên tuyển...

Đại chiến Man City – Arsenal thắp sáng sân cỏ Ngoại hạng Anh tuần này

AnhĐKVĐ Man City tiếp đỉnh bảng Arsenal tại vòng 30 được xem là trận cầu quan trọng bậc nhất trong phần còn lại Ngoại hạng Anh mùa này. Cùng kỳ mùa trước, Arsenal cũng giữ đỉnh bảng Ngoại hạng Anh sau 30 vòng. Nhưng thảm bại 1-4 trên sân Etihad ở vòng 33 khiến thầy trò Mikel Arteta hụt hơi rồi phải về nhì sau Man City trong cuộc đua vô địch. Hoàn cảnh của "Pháo thủ" mùa này...

Bác sĩ ngồi bệt trên sàn nhà chợp mắt sau ca mổ từ thiện

Thừa Thiên - HuếSau ca mổ đục thủy tinh thể cho 42 bệnh nhân nghèo, bác sĩ Phạm Minh Trường, 62 tuổi, Giám đốc Bệnh viện Mắt Huế, ngồi bệt xuống sàn nhà, tranh thủ chợp mắt. Hình ảnh của ông được một đồng nghiệp chụp, đăng tải lên mạng xã hội ngày 29/3, nhận được nhiều chia sẻ trước sự vất vả của bác sĩ khi mổ cho bệnh nhân.Bác sĩ Trường cho biết hôm đó ông và...

Malaysia bắt người bị nghi là gián điệp Israel

Cảnh sát Malaysia bắt một người đàn ông mang vũ khí ở khách sạn tại thủ đô Kuala Lumpur, cáo buộc người này là gián điệp Israel. Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia Razarudin Husain ngày 29/3 cho biết nghi phạm 36 tuổi dường như đã dùng hộ chiếu giả mạo công dân Pháp để xuất phát từ Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và nhập cảnh Malaysia ngày 12/3.Cảnh sát Malaysia đang điều tra khả năng...

Bài đọc nhiều

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Những lý do khiến học sinh không nói được tiếng Anh

Lớp đông, phương pháp dạy hàn lâm, thiên về từ vựng, thiếu động lực hay môi trường thực hành khiến học sinh hạn chế trong các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện các số liệu thống kê về khả năng tiếng Anh của người...

Học phí, điểm chuẩn lớp 10 các trường tư ở Hà Nội

Hà Nội95 trường THPT tư thục ở Hà Nội tuyển 27.000 học sinh lớp 10, học phí dao động từ 700.000 đến hơn chục triệu đồng mỗi tháng. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, quận Nam Từ Liêm có nhiều trường tư nhất - 12, kế đó là Hà Đông với 10 trường, Cầu Giấy 8, Bắc Từ Liêm 7. Đây đều là những quận đông dân của thành phố.Về chỉ tiêu, 93 trường tư...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Cùng chuyên mục

Sinh viên đi làm sớm dễ dính ‘bẫy thu nhập trung bình’?

Ông Trình nêu quan điểm việc quan trọng nhất của sinh viên là học, sau khi học xong có nền kiến thức cơ bản thì mới có thể làm việc và phát triển tốt tại các doanh nghiệp. Nếu không đủ kiến thức cơ bản mà đã bỏ để ra ngoài, các em dễ bị rơi vào "bẫy thu nhập trung bình",...

Lo ngại sinh viên bỏ ngang đại học vì ham lương 5-10 triệu đồng

Hiệu trưởng Đại học Công nghệ lo nhiều sinh viên dính "bẫy thu nhập trung bình", vì lương 5-10 triệu trước mắt mà bỏ ngang đại học, gây hệ lụy về sau. GS Chử Đức Trình nói điều này trước hàng nghìn sinh viên và gần 60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm "UET Job Fair 2024" của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 30/3.Ông Trình cho rằng sinh viên chỉ...

Hơn 84% phụ huynh Trường quốc tế AISVN muốn con tiếp tục học tại trường

Khuya 29/3, Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (Trường quốc tế AISVN) thông báo kết quả khảo sát nguyện vọng của toàn thể phụ huynh về chương trình học sắp tới của con em của họ.Kết quả cho thấy, 84,56% số phụ huynh muốn con tiếp tục học tại trường, 3,27% muốn chuyển trường, 5,10% có ý kiến khác và 7,07% chưa nộp kết quả.Trong 5,10% ý kiến khác, đại đa số phụ huynh mong muốn đảm bảo...

Mới nhất

Ngắm 12 phương án quy hoạch quảng trường trung tâm Đà Nẵng

(Dân trí) - Đà Nẵng đang lấy ý kiến đánh giá 12 phương án thi tuyển quy hoạch kiến trúc Quảng trường trung tâm Đà Nẵng. Từ đó chọn ra phương án tối ưu, làm cơ sở triển khai thiết kế đầu tư xây dựng. Trung tâm tư vấn kỹ thuật xây dựng thành phố Đà Nẵng (Sở Xây dựng...

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ được phân công

1. Đồng chí Võ Văn Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vừa qua theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương...

Vừa vượt “Nữ hoàng nước mắt” Kim Soo Hyun, Cha Eun Woo lại nhận tin vui

Ở tập phim lên sóng tối 29.3, phim ghi nhận tỉ suất người xem trên toàn quốc là 11,4%, và đạt 11,7% ở khu vực Seoul (Hàn Quốc). Thời điểm cao nhất, phim đạt rating 13%. Đây là thành tích cao nhất mà phim đạt được kể từ khi chiếu.Trong diễn biến gần nhất, Eun Soo Hyun (Kim...

Bất ngờ một sân bay ở Việt Nam có wifi vào top tốt nhất thế giới

Trong khảo sát về khả năng kết nối wifi ở các sân bay toàn cầu được công bố mới đây, một đại diện của Việt Nam nằm trong top 10 sân bay có wifi miễn phí 'tốt hơn ở nhà'. Hầu hết hành khách sử dụng wifi để "giết thời gian" chờ đợi trong sân bay để làm việc, lướt...

Mới nhất