Trang chủNewsThế giớiBốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO



Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom (bên trái) trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (bên phải) ngày 28/11. (Nguồn: Reuters)
Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng NATO ngày 28/11, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom (bên trái) đã trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (bên phải). (Nguồn: Reuters)

Đầu tiên, tình hình Ukraine chắc chắn là nội dung được quan tâm hàng đầu. Tại Brussels, Ngoại trưởng các nước NATO dự cuộc họp đầu tiên của Hội đồng NATO-Ukraine, với sự góp mặt của người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba.

Trên thực tế, các Ngoại trưởng NATO thừa nhận cuộc phản công của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã đạt được tiến độ như mong đợi. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nêu rõ: “Các mục tiêu và hy vọng từ cuộc phản công của Ukraine đã tan biến vì không có thay đổi lớn hay đột phá nào trên thực địa. Nhiều người đã thừa nhận điều này, dù theo cách lặng lẽ và thận trọng”.

Bên cạnh đó, bầu cử tổng thống năm 2024, cạnh tranh với Trung Quốc, xung đột ở Trung Đông đang tác động tới chính sách của Mỹ về viện trợ cho Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) cũng gặp khó khi Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lập trường riêng biệt, trong khi áp lực kinh tế từ các gói viện trợ quân sự ngày một lớn.

Hội nghị Ngoại trưởng NATO là dịp các nước “xốc lại” sự ủng hộ Ukraine. Tổng thư ký Jens Stoltenberg nhấn mạnh: “Nghĩa vụ của chúng tôi là bảo đảm cung cấp cho Ukraine vũ khí mà họ cần. Chúng tôi phải duy trì việc này. Đây là lợi ích an ninh của chúng tôi… Tôi tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ, vì lợi ích an ninh của Mỹ. Điều đó cũng phù hợp với những gì chúng tôi đã thống nhất”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba kêu gọi những người đồng cấp NATO “tiếp tục sản xuất và viện trợ lượng lớn vũ khí, khí tài và các trang thiết bị khác”. Quan chức này khẳng định mục tiêu giành lại lãnh thổ, bao gồm Crimea, là “không đổi”, nhấn mạnh “không gì có thể cản bước chúng tôi”.

Thứ hai, cuộc họp cho thấy nỗ lực giải quyết căng thẳng ở Tây Balkan. Phát biểu trước thềm sự kiện, ông Jens Stoltenberg cho biết căng thẳng Serbia-Kosovo là nội dung được các bên thảo luận trong các cuộc tham vấn. Ông khuyến cáo hai bên kiềm chế lời lẽ kích động, có thể gây leo thang tình hình. Tổng thư ký NATO kêu gọi các bên tăng cường đối thoại do EU làm trung gian. Khối sẽ làm “bất cứ điều gì cần thiết” để bảo đảm ổn định khu vực, bao gồm triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình lâu dài ở Kosovo.

Thứ ba, liên quan tới xung đột ở Dải Gaza, Tổng thư ký Jens Stoltenberg nhận định “tình hình Dải Gaza và Ukraine có nhiều điểm khác biệt”. Tuy nhiên, “thông điệp của tôi là trong bất kỳ xung đột nào, các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và bảo vệ mạng sống của người dân”. Đáng chú ý, dù NATO hoan nghênh lệnh gia hạn ngừng bắn nhân đạo và trao trả con tin, song các Ngoại trưởng sẽ hạn chế phát biểu ủng hộ kéo dài thỏa thuận tạm thời này. Thay vào đó, họ sẽ hướng tới tìm giải pháp lâu dài, nhằm chấm dứt hoàn toàn tiếng súng ở Gaza.

Cuối cùng, ông Stoltenberg tiếp tục kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary sớm phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển.

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom dẫn lời người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết Ankara sẽ làm điều này “trong những tuần tới”. Còn Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết: “Thủ tướng Viktor Orban nhiều lần nói rằng Hungary sẽ không là nước cuối cùng phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển”. Với những tín hiệu này, liệu NATO có thể sớm chào đón người mới trong những ngày cuối năm 2023?





Nguồn

Cùng chủ đề

Latvia phản đối NATO đưa quân đến Ukraine

Thủ tướng Latvia nói NATO chưa sẵn sàng thảo luận về đưa quân đến Ukraine, thay vào đó liên minh nên tập trung hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev. "Đưa quân đến không phải điều Ukraine đang thực sự đề nghị chúng ta lúc này", Thủ tướng Latvia Evika Silina phát biểu tại Berlin sau cuộc gặp với người đồng cấp Đức Olaf Scholz ngày 27/3. "Họ yêu cầu các thứ khác và tôi tin chúng...

Châu Âu chật vật tăng ngân sách quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Nhiều thành viên NATO ở châu Âu đối mặt thâm hụt ngân sách cao, khó có thể đáp ứng mục tiêu ngân sách quốc phòng ít nhất 2% GDP. Các thành viên châu Âu của NATO cần tăng đóng góp hơn 60 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng của liên minh.Mỹ nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt dưới thời cựu tổng thống Donald...

Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand “gật đầu” FTA với EU

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.

NATO xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất châu Âu

Theo Kyiv Post, Romania bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu. Dự án có diện tích hơn 2.800ha nhằm mở rộng căn cứ Mihail Kogălniceanu số 57 của Không quân Romania, nằm gần thành phố cảng Constanta bên bờ Biển Đen. Kế hoạch phát triển địa điểm này bao gồm xây dựng đường băng, kho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moscow hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý và nhiều câu hỏi về quốc gia Trung Á này được đưa ra.

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc sắc, ấn tượng.

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Mỹ tính ‘đục thủng’ túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức có trụ sở tại Nga và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cáo buộc họ chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Ba Lan thông báo đột kích mạng lưới gián điệp Nga

Cơ quan an ninh Ba Lan cho biết đã đột kích một mạng lưới gián điệp của Nga nhờ hợp tác với tình báo Czech. "Cơ quan An ninh Nội địa Ba Lan đang tiến hành các hoạt động nằm trong cuộc điều tra về hoạt động gián điệp của Nga nhằm vào những quốc gia và tổ chức thuộc Liên minh châu Âu (EU)", người phát ngôn cơ quan Jacek Dobrzynski ngày 28/3 viết trên mạng xã hội. Sĩ...

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moscow hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý và nhiều câu hỏi về quốc gia Trung Á này được đưa ra.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Lần đầu tiên sau hơn 2 năm mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng, Nga đã nhắm mục tiêu vào phần lộ thiên của cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất lớn nhất Ukraine. Nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối khí đốt thuộc sở hữu nhà nước Ukraine Naftogaz xác nhận rằng vụ tấn công xảy ra ở miền Tây đất nước vào đầu ngày 24/3, nhưng không nêu chính xác là...

Ông Trump dẫn trước Tổng thống Biden trong tái đấu giả định

Ông Trump dẫn trước Tổng thống Biden 5 điểm phần trăm trong cuộc tái đấu giả định, theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Fox News. Kết quả khảo sát được hãng truyền thông bảo thủ Fox News công bố ngày 27/3 cho thấy cựu tổng thống Donald Trump giành được 50% tỷ lệ ủng hộ và Tổng thống Joe Biden giành được 45%, trong cuộc đua giả định vào Nhà Trắng. Đây cũng là cách biệt...

Mới nhất

Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố sôi động và là trung tâm kinh tế - văn hoá - khoa học công nghệ của Việt Nam, Thành phố có tốc độ tăng trưởng ổn định, đóng góp hơn 16% GDP và 25% ngân sách cả nước. Với dân số cơ học hơn 10 triệu dân, có hơn...

Kỳ họp lần thứ VII Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam

Sáng 28/3 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Luanda, Angola đã diễn ra Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Angola. Đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Angola là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Giáo...

HLV Hoàng Anh Tuấn thay ông Troussier dẫn dắt U23 Việt Nam

Trước đây, Huấn luyện viên (HLV) Troussier kiêm nhiệm cả hai đội tuyển quốc gia và đội U23 quốc gia. Sau khi HLV Troussier chấm dứt hợp đồng với VFF, vị trí HLV trưởng của 2 đội tuyển này đang bị bỏ trống. Riêng đội tuyển U23 Việt Nam chuẩn bị tham dự vòng chung kết (VCK) giải U23...

Nâng cao năng lực chủ thể hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Điều hành Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức buổi họp toàn thể nhằm đánh giá kết quả đã đạt được của Đề án năm...

Trường Đại học Điện lực thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

Trong những năm qua, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn xác định rõ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được nhà trường quan tâm và đẩy mạnh. Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan, là xu hướng...

Mới nhất

Lưỡi long quê nhà