Trang chủNewsNhân quyềnBước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số

Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số


Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân ra đời là bước đột phá về bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân.

Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của con người liên quan đến dữ liệu.

Ngày 17/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP (Nghị định) về bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Những điểm nổi bật

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thứ nhất, bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của con người liên quan đến dữ liệu. Các quy định của Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khi vận hành nhằm tránh cho các quyền cá nhân và tự do của mỗi người không bị xâm phạm.

Đồng thời, việc bảo mật dữ liệu cá nhân mang tầm quan trọng đặc biệt bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất về kinh tế, xã hội, xảy ra những nguy cơ như: tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại tình dục…, gây hậu quả cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân.

Thứ hai, đề cao, tôn trọng quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân. Quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân bao gồm quyền truy cập, quyền đồng ý hoặc không đồng ý đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân, quyền được thông báo và quyền yêu cầu xóa dữ liệu…

Hơn nữa, chủ thể dữ liệu còn có các quyền tự bảo vệ chính mình không để chủ thể khác xâm phạm dữ liệu cá nhân. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra vi phạm quy định tại Nghị định gây thiệt hại đến quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định cũng quy định rõ rằng việc thu thập, chuyển giao, hoặc mua, bán dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý của chủ thể là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, quyền chủ thể bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chính cá nhân hoặc người khác; tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã được xác định, hoặc phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Việc quy định các trường hợp ngoại lệ nhằm thực hiện nguyên tắc vừa bảo đảm quyền của cá nhân, tổ chức nhưng không vì thực hiện các quyền đó mà xâm hại đến quyền lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khác, lợi ích quốc gia – dân tộc.

Thứ ba, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định tương thích với thông lệ, quy định quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nhiều quốc gia phát triển đã luật hóa vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, là cơ sở để Việt Nam nghiên cứu, tham khảo.

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp tác với nước ta đều đưa ra các công ước, khuyến nghị và tiêu chuẩn về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân. Trong đó, có nguyên tắc bảo mật của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Công ước của Hội đồng châu Âu về bảo vệ cá nhân liên quan đến tự động xử lý thông tin và dữ liệu cá nhân, hướng dẫn của LHQ về các tệp thông tin và dữ liệu cá nhân được vi tính hóa, Khung bảo mật hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tiêu chuẩn quốc tế về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân (Nghị quyết Madrid), Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDPR)…

Ngoài ra, trong quá trình thúc đẩy hợp tác giữa nước ta với các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhiều văn bản có quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Vì vậy, quy định cụ thể, chi tiết về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhằm tạo ra môi trường bình đẳng, thượng tôn pháp luật tại Việt Nam kể cả đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Những thách thức

Hiện nay, vẫn còn những thách thức không nhỏ trong triển khai thực hiện Nghị định.

Thứ nhất, thách thức trong công tác quản lý người lao động của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng mô hình công ty mẹ, công ty con cùng chung một hệ sinh thái quản lý, thông tin của người lao động, có thể dễ dàng được truy cập từ hệ thống chung.

Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, mỗi công ty (bao gồm cả công ty mẹ và công ty con) được xem là một pháp nhân riêng biệt và độc lập, nên việc các công ty trong cùng hệ sinh thái chuyển dữ liệu cá nhân của người lao động để phục vụ quá trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp cũng có thể coi là vi phạm trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của doanh nghiệp.

Mặt khác, hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện Nghị định, chưa hoàn thiện cơ chế, quy chế trong quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người lao động phù hợp với Nghị định.

Thứ hai, chưa đồng nhất với các quy đinh pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, hoạt động của các tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chuyên ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Phòng chống rửa tiền; Nghị định 117/2018/NĐ-CP về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 09/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng cấp độ dưới Luật.

Mặt khác, đối với hoạt động ngân hàng, việc xử lý dữ liệu tác động tới dữ liệu cá nhân, như: Thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan là tất yếu nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm an toàn an ninh của hệ thống tiền tệ nên nhiều hoạt động xử lý dữ liệu khách hàng cá nhân không thể và không cần sự chấp thuận của khách hàng trong khi đó tại khoản 2, Điều 3 và khoản 1, Điều 9 của Nghị định quy định chủ thể có quyền được biết về việc xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp Luật khác có quy định khác.

Hay tại khoản 2, Điều 9 quy định chủ thể có quyền không đồng ý xử lý dữ liệu cá nhân của mình; chủ thể có quyền xóa, truy cập, yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu, phản đối xử lý dữ liệu, trừ trường hợp Luật khác có quy định khác tại Điều 9. Như vậy, sẽ vướng mắc, bất cập nếu áp dụng Nghị định cứng nhắc và không có hướng dẫn thống nhất.

Ngoài ra, việc cung ứng dịch vụ, sản phẩm của tổ chức tín dụng được thực hiện theo nhiều quy trình trên một sản phẩm, trong mỗi quy trình trên một sản phẩm gồm nhiều bước khác nhau và đều có liên quan đến việc thu thập, đánh giá, phân tích, cung cấp dữ liệu trên các tệp khách hàng có số lượng rất lớn trong khi đó Nghị định yêu cầu Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân khi tiến hành bất kì hoạt động xử lý dữ liệu nào đều phải được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu (khách hàng) trong tất cả các quy trình xử lý (Điều 11); và trước khi tiến hành hoạt động xử lý dữ liệu phải thông báo cho chủ thể dữ liệu cá nhân (Điều 13). Điều này tiếp tục là một trở ngại nữa đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Hơn nữa, các tổ chức tín dụng phải điều chỉnh hệ thống công nghệ thông tin, các văn bản dưới luật khác có liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; các mẫu văn bản về hợp đồng, thỏa thuận phải chỉnh sửa để phù hợp với Nghị định tạo ra khó khăn không nhỏ đối với hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, một bộ phận người dân chưa hiểu và chưa có ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của bản thân nên dễ dãi trong chia sẻ thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội, vô tình để kẻ xấu lợi dụng phục vụ cho mục đích xấu.

Một bộ phận người dân chưa thấy rõ giá trị của bảo vệ dữ liệu cá nhân chính là bảo đảm quyền riêng tư cá nhân, còn có tâm lý ngại cung cấp thông tin cá nhân gây khó khăn cho cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân, nguy cơ lộ lọt thông tin, tạo ra hệ lụy lớn, ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế – xã hội. Các hiện tượng lừa đảo, các quảng cáo rác qua cuộc gọi, tin nhắn vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

(Nguồn: Shutterstock)
Việc bảo mật dữ liệu cá nhân mang tầm quan trọng đặc biệt bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân. (Nguồn: Shutterstock)

Đưa Nghị định vào cuộc sống

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với hơn 70 triệu người sử dụng. dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta đã và đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên môi trường số, không gian mạng với các hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.

Nghị định ra đời là bước đột phá trong bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, tăng trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

Để Nghị định thực sự phát huy được hiệu quả trên thực tế tế cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong sử dụng lao động, doanh nghiệp phải thu thập, lưu trữ thông tin người lao động. Để phục vụ mục đích quản lý lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp tiếp nhận, quản lý rất nhiều thông tin cá nhân từ người lao động nhưng nếu bất cẩn khâu quản lý và xử lý thông tin sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, đánh giá tổng thể những tác động của Nghị định, kịp thời rà soát và cập nhật quy trình, hướng dẫn thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với quy định mới; xem xét thiết lập cơ chế, xây dựng quy chế quản trị trên cơ sở các quy định Nghị định; duy trì và tuân thủ cơ chế, quy chế đó trong suốt quá trình hoạt động.

Hai là, gỡ thế khó cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan, nhất là Bộ Công an để đưa ra hướng dẫn thống nhất về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực tín dụng, vừa bảo đảm phát huy trách nhiệm hoạt động của tổ chức tín dụng trong bảo vệ dữ liệu khách hàng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chuyên ngành.

Ba là, để Nghị định thực sự đi vào cuộc sống cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật. Trong đó, cần làm nổi bật sự cần thiết phải ban hành Nghị định với mục đích cao nhất là tôn trọng, bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Và trên hết, chính chủ thể dữ liệu cá nhân phải tự quán triệt, nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong tự bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm 4 chương với 44 điều ghi nhận một cách toàn diện các quyền lợi cơ bản của cá nhân là chủ thể dữ liệu và đặt ra yêu cầu trách nhiệm về kỹ thuật và tính pháp lý cho các bên kiểm soát và xử lý dữ liệu.

Nghị định ra đời là bước đột pháp trong bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, tăng trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tập huấn về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

Tham dự hội nghị có 184 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, nhân viên, phóng viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Chi hội Nhà báo phóng viên thường trú, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn...

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu thông qua nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra. Nghị quyết do Mỹ bảo trợ được thông qua hôm 21/3 với sự đồng thuận của hơn 120 quốc gia thành viên mà không cần bỏ phiếu. Nghị quyết đặt mục tiêu thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật...

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Italy cảnh báo IS có thể thực hiện các cuộc ấn công tương tự vụ ở Moscow

Ngày 24/3, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cảnh báo một cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ xả súng tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc gần thủ đô Moscow (Nga) có thể xảy ra ở những quốc gia mà nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện diện.

Bài đọc nhiều

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Mới nhất

Sau ‘cú sảy chân’ trượt lớp 10 trường công, nữ sinh trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Nguyễn Thị Thanh Tuyền (lớp 12I Trường THPT Marie Curie, Hà Nội) mới đây nhận được thư mời nhập học từ 9 trường ĐH ở Mỹ, với mức học bổng cao nhất gần 6 tỷ đồng cho 4 năm học. Cú sốc trượt lớp 10 công lập Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, năm 2021, như các bạn bè...

Đẹp mê hồn Sơn Trà mùa thay lá, khách đổ về ngắm ‘nữ hoàng linh trưởng’ dạo chơi

Các cánh rừng ở bán đảo Sơn Trà đang bước vào mùa "thay áo", sắc lá vàng, đỏ xen lẫn giữa rừng cây xanh thu hút rất đông du khách đến tham quan. Bán đảo Sơn Trà (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) được xem là “lá phối xanh”, “viên ngọc quý” của TP Đà Nẵng. Nơi đây có diện...

Giá xăng dầu hôm nay 25/3/2024 lấy lại đà tăng sau 3 phiên lao dốc

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 25/3/2024 Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 25/3 được áp dụng theo mức giá của phiên điều hành chiều 21/3. Theo đó, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh theo hướng tăng mạnh giá xăng. Cụ...

Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”

Các đối tượng cầm đầu các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” ở nước ngoài đã triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm họp trực tuyến để...

Đẹp mê mẩn mùa hoa ban nở trắng núi đồi, thời điểm lý tưởng du lịch Điện Biên

Tháng 3, tháng 4 là thời điểm lý tưởng để du lịch Điện Biên, nhất là khi khắp các bản làng, núi đồi, cung đường, góc phố được phủ sắc hoa ban trắng muốt, tinh khôi. Từ giữa tháng 3, hoa ban bắt đầu bung nở trắng muốt khắp bản làng, núi đồi, cung đường của Điện Biên. Nhiều năm...

Mới nhất