Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác quy định về nhà giáo còn tản mạn

Các quy định về nhà giáo còn tản mạn


Các quy định liên quan nhà giáo hiện nằm ở nhiều văn bản, gây khó khăn trong quản lý, theo các chuyên gia pháp chế của Đại học Quốc gia TP HCM.

Thông tin được chia sẻ tại tọa đàm về pháp luật liên quan nhà giáo, do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức, ngày 3/4.

PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, trường Đại học Kinh tế – Luật, cho biết chính sách về nhà giáo nằm rải rác ở nhiều luật, thông tư khác nhau, cho thấy sự manh mún về mặt quản lý.

Chẳng hạn, điều kiện chung về nhà giáo được đề cập trong Luật Giáo dục, trong khi tiêu chuẩn nghề nghiệp giảng viên, giáo viên, được quy định ở ba thông tư khác. Các quy định về việc xếp lương, giờ làm việc cũng nằm trong nhiều văn bản.

Đồng tình, TS Thái Thị Tuyết Dung, phụ trách ban Thanh tra – Pháp chế, Đại học Quốc gia TP HCM, nhìn nhận có nhiều văn bản pháp lý về nhà giáo nhưng tản mạn, chưa có tính hệ thống, thậm chí chồng chéo nhau. Cùng là giảng viên nhưng giảng viên Việt Nam theo quy định của Luật Viên chức, trong khi người nước ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Lao động.

Điều này gây khó khăn khi áp dụng chính sách với nhà giáo. Bà Dung nói thêm hệ thống thang bảng lương hiện chưa theo vị trí việc làm và tính chất, mức độ phức tạp của công việc. Chẳng hạn giáo viên mầm non và tiểu học ở cùng một hạng, chung một bảng lương nhưng mức độ, tính chất công việc khác nhau.

“Xã hội đặt trên vai nhà giáo nhiều sứ mệnh nhưng quyền, phúc lợi họ được hưởng chưa tương xứng. Mức thu nhập, mức lương như hiện nay thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi cao”, bà nói.





PGS.TS Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại tọa đàm sáng 3/4. Ảnh: Nam Lê

PGS.TS Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại tọa đàm, ngày 3/4. Ảnh: Nam Lê

Với những bất cập trên, hai chuyên gia đồng tình cần có Luật nhà giáo để có chính sách toàn diện và đồng bộ hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc, GS Guodong Yang, giảng viên trường Luật hành chính, Đại học Chính pháp Tây Nam, Trung Quốc, cho biết Luật Nhà giáo của nước này gồm ba nội dung chính: phạm vi áp dụng, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm nhà giáo.

Theo GS Yang, nhà giáo được nhận mức lương trung bình không thấp hơn công chức. Lộ trình thăng tiến và tăng lương thì theo quy định chung của pháp luật. Ngoài ra, họ được ưu đãi trong xây dựng, thuê, bán nhà ở; hưởng chế độ chăm sóc y tế tương đương công chức cùng địa phương.

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết Luật nhà giáo sẽ tác động lớn đến chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, giáo viên. Do đó, khi xây dựng luật, cơ quan soạn thảo cần sự tham gia, đồng hành của 5 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đào tạo, nhà sử dụng (địa phương, hiệu trưởng), nhà thụ hưởng (người học).

Thứ trưởng nói quan điểm xuyên suốt không chỉ là quản lý mà còn nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, thu hút người có năng lực, phẩm chất.

Theo ông, Luật nhà giáo sẽ đề cập nhiều khía cạnh. Ngoài vấn đề thu nhập, đãi ngộ, yếu tố môi trường làm việc, danh dự, uy tín của nhà giáo cũng rất quan trọng và cần được thảo luận, cho ý kiến trong thời gian tới.

“Tuy nhiên, chúng ta không thể đưa tất cả những mong muốn, ý kiến vào một luật mà cần có những nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện đi kèm”, Thứ trưởng Thưởng đánh giá.

Luật nhà giáo dự kiến đề cập 5 vấn đề chính: định danh nhà giáo; xác định tiêu chuẩn và chức danh; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh; quản lý nhà nước về nhà giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến trình dự án Luật nhà giáo tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024), trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ sáu (tháng 10/2024). Thời gian luật có hiệu lực dự kiến từ 1/7/2025.

Tính đến cuối năm học 2021-2022, cả nước có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Biên chế của ngành giáo dục chiếm khoảng 43% tổng biên chế công chức và biên chế sự nghiệp của cả nước. Trong quỹ lương khối sự nghiệp của cả nước, ngành giáo dục cũng chiếm khoảng hơn 70%.

Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo hiện chịu chi phối của một số luật như Luật Viên chức 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2018, Luật tổ chức chính phủ năm 2015, Luật công đoàn 2012, Bộ luật lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014…

Lệ Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

‘Không làm gì khác được nên làm giảng viên’ là do chưa đặt ra điều kiện hành nghề

TS Thái Thị Tuyết Dung - phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra - pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho...

Nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động quản lý giảng viên

TS Thái Thị Tuyết Dung - phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra - pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho...

Sẽ có nhiều rào cản nếu nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Theo TS. Vũ Thu Hương, các thầy cô giáo thay vì dành tâm huyết cho học sinh sẽ phải mất thời gian tìm cách đáp ứng yêu cầu của giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chàng trai 19 tuổi đột ngột liệt hai chân

Phú ThọNam thanh niên, 19 tuổi, đau nhức mỏi hai chân nhưng không đi khám, nửa tháng sau tình trạng nặng hơn, liệt hai chân, mất vận động và cảm giác. Ngày 3/4, bác sĩ Vi Trường Sơn, Trưởng khoa Ngoại yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện khối u ngoài màng cứng chèn ép vào tủy sống bệnh nhân gây liệt.Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ khối...

TP HCM tìm giải pháp đổi mới sáng tạo cho khu vực công

Lần đầu tiên TP HCM tổ chức tìm kiếm, ươm tạo các dự án khởi nghiệp sáng tạo mang tính ứng dụng phục vụ nâng cao năng lực quản lý trong khu vực công. Chương trình tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công 2024 (Gov.Star) lần 1 được Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM công bố hôm 3/4. Mục tiêu chương trình nhằm tìm kiếm các mô hình, giải pháp đổi mới...

Klopp: ‘Arsenal, Man City sẽ thắng tất cả trận còn lại’

AnhHLV Jurgen Klopp phủ nhận Liverpool là ứng viên nặng ký nhất và nhận định Arsenal, Man City sẽ không rơi điểm trong giai đoạn nước rút tại Ngoại hạng Anh. Tại vòng 30 Ngoại hạng Anh cuối tuần qua, trong khi Liverpool thắng Brighton 2-1, hai ứng viên còn lại là Arsenal và Man City hòa không bàn thắng tại Etihad. Nhờ đó, Liverpool chiếm đỉnh bảng với 67 điểm, hơn Arsenal và Man City lần lượt hai...

Bộ trưởng Ngoại giao đề nghị Quảng Tây tạo điều kiện cho nông sản Việt

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Quảng Tây tạo thuận lợi thông quan cửa khẩu, nhất là với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc ngày 3/4, tại thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Lưu Ninh. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn...

Người Việt ở Đài Loan kể phút thót tim trong động đất

Đang nghỉ ngơi sau ca làm đêm, Trang Nhung, sống tại tại Đài Trung, thành phố lớn thứ hai Đài Loan, hốt hoảng vì cơn địa chấn lúc gần 8h. "Tôi đang ngồi trò chuyện cùng đồng nghiệp thì văn phòng công ty rung lắc. Tôi sợ thót tim, vội vàng cùng đồng nghiệp chạy ra ngoài", Trang Nhung, quê ở Hòa Bình, sang Đài Loan học và làm việc từ năm 2018, kể.Trận động đất 7,4 độ xảy...

Bài đọc nhiều

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Quy định về tạm trú, tạm vắng mới nhất 2023

Tổng hợp các thắc mắc thường gặp về tạm trú, tạm vắng mới nhất 2023.

Ngôi sao Toán học Trung Quốc rời Mỹ về nước

Sun Song, tài năng Toán học người Trung Quốc về nước sau hơn 10 năm làm việc ở Mỹ, trong kế hoạch xây dựng một trung tâm Toán học đẳng cấp thế giới của nước này. Đại học Chiết Giang ngày 2/1 thông báo Sun Song, 36 tuổi, sẽ trở thành giáo sư cơ hữu tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (IASM) của trường. Trước đó, Sun là giáo sư khoa Toán của Đại học California, Berkeley,...

‘Không đủ căn cứ siết giờ làm thêm của sinh viên’

Đề xuất sinh viên chỉ được làm thêm 20 tiếng mỗi tuần vừa không có căn cứ, lại thiếu khả thi, theo chuyên gia Bộ Giáo dục và trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo Luật việc làm sửa đổi, trong đó lần đầu đề xuất học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không...

Điểm chuẩn học bạ Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM UEF năm 2024

Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) là 18, bằng với sàn xét tuyển. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM hôm 1/4 công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm học bạ đợt đầu tiên ở 36 ngành đào tạo.18 là điểm chuẩn chung cho tất cả ngành, xét theo tổ hợp 3 môn lớp 12 hoặc tổng điểm trung bình 3...

Cùng chuyên mục

Khi nào học sinh Hà Nội được nghỉ hè?

Theo khung kế hoạch năm học 2023 - 2024 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, cấp mầm non, phổ thông sẽ kết thúc chương trình học kỳ 2 trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5. Như vậy, học sinh bậc mầm non và phổ thông trên địa bàn Thủ đô sẽ nghỉ hè từ ngày 1/6. Học sinh khối 9 sẽ tiếp tục ôn tập và tham gia kỳ thi vào lớp 10...

‘Không làm gì khác được nên làm giảng viên’ là do chưa đặt ra điều kiện hành nghề

TS Thái Thị Tuyết Dung - phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra - pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho...

Nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động quản lý giảng viên

TS Thái Thị Tuyết Dung - phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra - pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho...

Mới nhất

Hải quan ước tính xuất siêu trong tháng 3/2024 đạt 2,93 tỷ USD

Tối 3/4, Tổng cục Hải quan cho biết, cán cân thương mại tháng 3/2024 ước tính xuất siêu 2,93 tỷ USD. Theo đó, xuất khẩu trong tháng 3/2024 ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước. Nhập khẩu tháng 3/2024 ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước. Tổng xuất nhập khẩu trong tháng...

Mã độc tống tiền nhằm vào tổ chức kinh tế, năng lượng Việt Nam

Hiệp hội An ninh mạng quốc gia vừa phát đi thông báo về tình hình tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin trọng yếu cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể thời gian qua, các ban, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong công...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế 2024

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế 2024Đưa ra hai kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024, sau khi tăng trưởng GDP quý I ước đạt 5,66%, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản 2 - với tăng trưởng GDP đạt 6,5%, cận trên mục...

Bánh ép – Món ăn lạ miệng của xứ Huế

Bánh ép Huế chính là một trong những món đặc sản của vùng đất Cố đô được giới trẻ yêu thích. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng tùy thuộc vào sự sáng tạo của người bán. Những chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa đầy đủ hương vị rất riêng, lạ miệng khiến bánh ép trở...

Mới nhất