Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCách ngăn ngừa vi khuẩn Salmonella gây độc thực phẩm

Cách ngăn ngừa vi khuẩn Salmonella gây độc thực phẩm


Chất thải chứa vi khuẩn

Về vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Salmonella, theo Viện Y học ứng dụng (Tổng hội Y học Việt Nam), salmonella đào thải ra khỏi cơ thể qua phân của người và động vật bị nhiễm bệnh.

Những người khác bị nhiễm khuẩn khi tay, thực phẩm, hoặc đồ vật dính phân bị nhiễm khuẩn được cho vào miệng. Những người bị nhiễm Salmonella có thể truyền vi khuẩn sang người khác nếu họ không rửa sạch tay của mình sau khi đi vệ sinh.

Cách ngăn ngừa vi khuẩn Salmonella gây độc thực phẩm- Ảnh 1.

Rửa tay sạch với xà phòng trước khi ăn là rất cần thiết để ngừa nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Có thể bị nhiễm khuẩn này khi ăn đồ ăn sẵn (các loại đồ ăn không cần nấu nướng) được chế biến trên các bề mặt chế biến thực phẩm hoặc bằng các đồ dùng bị nhiễm Salmonella.

Một người có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella do ăn đồ ăn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella; ăn hoặc chạm vào miệng sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn mà không rửa tay trước.

Động vật thường bị nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm gà, vịt, lợn, bò, động vật gặm nhấm và các loài bò sát như rắn, thằn lằn và rùa. Vật nuôi là nguồn nhiễm khuẩn khá dễ gặp nhưng thường không có biểu hiện bệnh.

Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn Salmonella

Theo Viện Y học ứng dụng, rửa tay thật kỹ là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột (rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi thay tã, chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn). Nấu kỹ tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm. Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín, chỉ uống sữa tiệt trùng.

Khi chế biến thực phẩm, cần rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác. 

Những người bị tiêu chảy không được chế biến hoặc phục vụ thức ăn hay đồ uống cho người khác, chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc sức khỏe. Người bị tiêu chảy không bơi ở bể bơi.

Loại khuẩn gây độc thực phẩm thường có trên bề mặt da

Theo Cục An toàn thực phẩm, trong các vụ ngộ độc, vi khuẩn Staphylococcus aureus (Staphylococcus.a) và Salmonella là tác nhân khá thường gặp, gây các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu và một số trường hợp có sốt. 

Với vi khuẩn Staphylococcus aureus, theo thông tin từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, các vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn này thường xảy ra vào các tháng mùa hè. Vi khuẩn S.aureus có khả năng sống sót trên các môi trường khô và có nhiều chất ức chế như mũi người, da và các bề mặt môi trường, quần áo, với khoảng 20 – 30% người trong cộng đồng thường có S.aureus “cư trú” thường xuyên.

Tuy nhiên, S.aureus cũng có mặt trong các thực phẩm nguồn gốc động vật, sữa động vật, đặc biệt sữa vắt từ các động vật bị viêm vú. Các bề mặt tiếp xúc không đảm bảo vệ sinh cũng là đường truyền S.aureus vào thực phẩm. Vi khuẩn này gây ngộ độc thực phẩm do các độc tố, độc tố này chỉ có thể giảm khi được xử lý đun sôi kéo dài và hấp khử trùng.

Thực phẩm không an toàn có chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các chất hóa học có hại có thể gây ra hơn 200 bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư.

Một số thực phẩm không an toàn bao gồm: thực phẩm nấu chưa chín có nguồn gốc động vật, trái cây và rau quả bị nhiễm phân; ăn động vật thân mềm có chứa chất độc sinh học biển.

Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, cần lưu ý thực hiện rửa tay sạch. Giữ khu vực nấu ăn và dụng cụ chuẩn bị thực phẩm luôn sạch sẽ. Để riêng thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm tươi sống. 

Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn. Đun nấu kỹ thực phẩm và bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

(Tổ chức Y tế thế giới)



Source link

Cùng chủ đề

Vụ ngộ độc ăn cơm gà ở Nha Trang: Không đủ cơ sở để xác định thức ăn nào là nguyên nhân gây ngộ...

Đối với mẫu cơm gà còn lại của bệnh nhân cung cấp để đoàn điều tra gửi mẫu xét nghiệm, các món ăn được để chung trong hộp cơm gà nên cũng có thể xảy ra tình trạng nhiễm chéo giữa các món ăn.Do đó không đủ cơ sở khoa học để xác định cụ thể thức ăn nào là thức ăn...

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp với UBND TP Nha Trang trong việc xử lý hành chính đối với quán. Sau vụ việc này, cũng như...

Vụ ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Thêm 5 ca dương tính khuẩn Salmonella

Ông Trịnh Ngọc Hiệp - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, 5 mẫu bệnh phẩm dương tính với khuẩn Salmonella ghi nhận tại bệnh viện đa khoa tỉnh.“Tất cả đang điều trị cùng hướng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hai ngày trước, hai bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Vinmec Nha Trang cũng dương tính với vi khuẩn Salmonella”, ông Hiệp nói.Liên quan vụ việc trên, những ngày qua đại diện...

Làm gì để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella?

Mới đây đã xảy ra vụ hàng loạt thực khách bị ngộ độc sau khi ăn tại quán cơm gà Trâm Anh, TP Nha Trang (Khánh Hòa), số bệnh nhân đến điều trị ở các bệnh viện hiện đã trên 200 người.Tại Bệnh viện Vinmec Nha Trang, kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi (5 tuổi, trú Hà Nội) sau khi...

Vụ ngộ độc do ăn cơm gà: Diễn tiến nhanh như vụ ngộ độc suất ăn bán trú trước đó

Tối 15-3, ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa - cho hay đợt ngộ độc sau khi ăn cơm gà quán Trâm Anh lần này tương tự như vụ ngộ độc vào năm 2022 tại một trường học trên địa bàn TP Nha Trang khiến hơn 600 em học sinh, giáo viên phải nhập viện. Cả...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

2 ngày xuất hiện mũ mây trên núi Bà Đen, mùa săn mây năm nay đến sớm

Trong khi Nam bộ vẫn đang nắng nóng kéo dài có khu vực lên đến 39 độ C, thì đỉnh núi Bà Đen, Tây Ninh liên tiếp xuất hiện mũ mây và trên đỉnh núi, nhiệt độ luôn thấp hơn dưới chân núi ít nhất 8 độ C. Nhiều người tìm về Tây Ninh săn mây và trốn nóng. Mũ mây trên núi Bà Đen nhìn từ huyện Dương Minh Châu Sáng 3.4.2024, hiện tượng mây thấu kính hiếm gặp với...

Bài đọc nhiều

Có thêm một bệnh viện tư nhân tại TP HCM

Ngày 23/1, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II đã khai trương và đi vào hoạt động tại phường An Phú Đông, quận 12. Đến dự sự kiện có bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND...

Thực phẩm bổ sung Gluzextra Gold hỗ trợ dinh dưỡng thay thế bữa phụ

Giới thiệu Thực phẩm bổ sung Gluzextra GoldGluzextra Gold là một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng được sản xuất nhằm thay thế bữa ăn phụ hàng ngày, nhằm cung cấp các vitamin và khoáng chất cho...

Cô gái giảm 45kg một năm nhờ bài thể dục đơn giản

Hãy đi bộ 30 phút mỗi ngàyTheo Better Health, đi bộ là cách tuyệt vời để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe tổng thể. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp xương chắc khỏe, giảm mỡ thừa trong cơ thể, tăng cường sức mạnh và sức bền cơ bắp.Đi bộ cũng...

Chồng đưa vợ đi khám tâm thần vì hay ghen

Anh Nguyễn Văn Tuấn (30 tuổi) nhân viên công ty truyền thông ở Hà Nội, kết hôn cùng chị Đặng Thị Nga (28 tuổi) kế toán công ty thiết bị y tế đầu năm 2023. Cặp vợ chồng có 3 năm tìm hiểu trước khi tiến tới hôn nhân. Chị Nga là người hay ghen, không muốn người yêu tiếp xúc gần cô gái khác, chị cũng thường xuyên kiểm tra điện thoại anh.Nghĩ bạn gái quá yêu nên...

Cùng chuyên mục

Ghen tuông, kiểm soát quá mức có thể đang mắc bệnh tâm thần?

Kiểm soát chồng quá mứcTrường hợp mới được các bác sĩ chia sẻ: Anh N.V.T (30 tuổi) chia sẻ trước đây khi còn yêu nhau, thấy vợ (lúc ấy là người yêu) thường kiểm soát, hay ghen tuông nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ bởi nghĩ rằng người yêu rất yêu mình nên mới vậy.Chị N. (vợ anh T.) thường xuyên kiểm...

Ngậm 1 viên kẹo trị ho, nam sinh bất ngờ bị sốc phản vệ nguy hiểm

Ngày 3/4, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thông tin vừa tiếp nhận, cấp cứu một học sinh bị sốc phản vệ mức độ nặng sau khi sử dụng thuốc dạng kẹo ngậm để trị ho.Theo người nhà,...

Xử trí khi trẻ bị tổn thương móng

Phụ huynh cần làm sạch, cầm máu, che chắn vết thương sau sự cố trẻ bị bật móng tay, chân giúp vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng. Trẻ bị kẹt tay chân vào cánh cửa hay té ngã bật móng phổ biến. Phụ huynh có thể lúng túng, chưa biết cách xử trí đúng khiến con đau đớn, nguy cơ nhiễm trùng. BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM,...

Ngậm thuốc ho, cầu thủ trẻ HAGL bị sốc phản vệ

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đang chữa trị cho bệnh nhân K.V.H (14 tuổi, là cầu thủ của Học viện Bóng đá HAGL) bị sốc phản vệ do ngậm kẹo mua ở nhà thuốc.Ngày 2/4, bệnh nhân K.V.H được đưa vào Bệnh viện Hùng Vương cấp cứu trong tình trạng trạng phù mắt, môi, ngứa toàn thân. Các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân sốc phản vệ mức độ nặng do thuốc ngậm dạng kẹo.Theo lời...

Mới nhất

UBKT Tỉnh ủy Cao Bằng lựa chọn đối tượng xác minh tài sản, thu nhập năm 2024

Sáng ngày 03/4, UBKT Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản thu nhập năm 2024. Dự chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Trung Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; các đồng chí Thường trực, Ủy viên UBKT Tỉnh ủy;...

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 gắn với chuyển đổi số

Đây là một trong những yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba,...

Nhiều doanh nghiệp ASEAN mong muốn chọn Việt Nam để mở rộng kinh doanh

Theo kết quả khảo sát của HSBC, hơn một nửa doanh nghiệp ở thị trường ASEAN tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh. Ngày 3/4, HSBC công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN” được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời...

Thủ tướng: ‘Đảm bảo điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ 1/7’

(Dân trí) - Bên cạnh yêu cầu phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, thị trường vốn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo bảo đảm đủ điều kiện triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7. Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu kết luận phiên họp Chính...

Mới nhất