Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếLàm gì để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella?

Làm gì để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella?


Một số bệnh nhân nhập viện nghi bị ngộ độc sau khi ăn cơm gà Trâm Anh (Khánh Hòa), kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi dương tính vi khuẩn Salmonella - Ảnh: THANH CHƯƠNG

Một số bệnh nhân nhập viện nghi bị ngộ độc sau khi ăn cơm gà Trâm Anh (Khánh Hòa), kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi dương tính vi khuẩn Salmonella – Ảnh: THANH CHƯƠNG

Mới đây đã xảy ra vụ hàng loạt thực khách bị ngộ độc sau khi ăn tại quán cơm gà Trâm Anh, TP Nha Trang (Khánh Hòa), số bệnh nhân đến điều trị ở các bệnh viện hiện đã trên 200 người.

Tại Bệnh viện Vinmec Nha Trang, kết quả cấy phân của 2 bệnh nhi (5 tuổi, trú Hà Nội) sau khi ăn cơm gà Trâm Anh cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella.

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết việc cấy phân nhanh tại bệnh viện chỉ mới là bước đầu định hướng trong việc điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, phác đồ kháng sinh sẽ tập trung vô khuẩn Salmonella.

Tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân gây ngộ độc.

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, kém đề kháng với điều kiện bên ngoài và bị phá hủy trong quá trình tiệt trùng hoặc đun nấu.

Tuy nhiên, Salmonella có thể sót trong một thời gian dài ở các thực phẩm khô, ướp lạnh…

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khuẩn Salmonella được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm, bao gồm: thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt heo, trứng, trái cây, rau mầm, các loại rau khác và thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bơ hạt, bánh nướng đông lạnh…

Nhiễm khuẩn Salmonella gây khó chịu cho dạ dày, ruột; người bệnh có thể sốt, tiêu chảy và đau quặn bụng, dễ nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thường gặp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn, có thể do môi trường bị ô nhiễm, vi sinh vật từ đất, nước, không khí, dụng cụ và các vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm.

Ngoài ra, có thể do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân không đảm bảo làm nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm.

Hoặc do bản thân thực phẩm, vi khuẩn có thể dính vào thịt gia cầm trong quá trình giết mổ, hải sản lây từ trong môi trường nước ô nhiễm.

Đồng thời sữa và các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella. Trong khi đó, quá trình thanh trùng có thể loại bỏ vi khuẩn có hại, bao gồm cả Salmonella.

Với trái cây và rau củ, đặc biệt là giống nhập khẩu, có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella trong quá trình chăm bón hoặc sơ chế làm sạch bằng nước.

Trứng sống hoặc nấu chưa chín, mặc dù lớp vỏ trứng có khả năng bảo vệ phần bên trong khỏi sự nhiễm bẩn nhưng gia cầm nhiễm bệnh vẫn có thể đẻ ra trứng chứa vi khuẩn Salmonella (tồn tại trước khi vỏ được hình thành). Đây chính là nguồn lây khi con người ăn phải.

Làm gì để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella?

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM khuyến cáo người dân nên chọn thực phẩm tươi, rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.

Đặc biệt nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn sẽ tiêu diệt được vi khuẩn và ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Đồng thời, muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng phải được đun kỹ lại. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

Ngoài ra, cần che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, tủ kính, lồng bàn…, đó là cách bảo vệ tốt nhất.

“Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử lý kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện”, Sở An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

Dấu hiệu nào nhận biết trẻ em ngộ độc?

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy – phó trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 – cho biết trẻ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn, uống nhầm thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc tồn dư hóa chất.

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đa dạng, thường gặp nhất là các triệu chứng tiêu hóa như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt… hoặc các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh, tim mạch… Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến 1-2 ngày.

Nếu trẻ chỉ nôn ói, tiêu lỏng 1-2 lần, không có dấu hiệu khác, trẻ vẫn tiếp tục sinh hoạt, ăn uống bình thường thì phụ huynh có thể tự theo dõi, chia nhỏ bữa ăn, uống thêm nước, không tự ý dùng các chất gây nôn.

Nếu trẻ nôn ói nhiều, không ăn uống được, phân có máu, hoặc có các dấu hiệu khác như: sốt cao khó hạ, co giật, li bì, mệt thì phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khánh Hòa đề nghị TP.HCM hỗ trợ xét nghiệm mẫu nước để điều tra vụ ngộ độc cơm gà

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đề nghị hỗ trợ xét nghiệm mẫu nước phục vụ công tác điều tra.Theo công văn, vừa qua ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) xảy ra vụ ngộ độc tập thể hơn 360 người. Theo đề nghị của Cơ quan cảnh...

Nam Bộ đang mùa nóng, làm sao tránh ngộ độc thực phẩm?

Liên quan vụ ngộ độc hàng loạt sau khi ăn tại quán cơm gà Trâm Anh, TP Nha Trang (Khánh Hòa), theo báo cáo của Sở Y tế Khánh Hòa, tính đến 15h chiều 19-3, tổng số ca ngộ độc các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận là 368 ca, số ca hiện đang điều trị là 26 ca, số ca...

Viện Pasteur: Có 3 khuẩn trong vụ ngộ độc cơm gà ở Nha Trang

Hàng trăm bệnh nhân vụ ngộ độc đã xuất việnÔng Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa - cũng...

Vụ ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Thêm 5 ca dương tính khuẩn Salmonella

Ông Trịnh Ngọc Hiệp - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, 5 mẫu bệnh phẩm dương tính với khuẩn Salmonella ghi nhận tại bệnh viện đa khoa tỉnh.“Tất cả đang điều trị cùng hướng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hai ngày trước, hai bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Vinmec Nha Trang cũng dương tính với vi khuẩn Salmonella”, ông Hiệp nói.Liên quan vụ việc trên, những ngày qua đại diện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Âm nhạc của Đen sẽ thấm đẫm tình người

Âm nhạc thấm đẫm tình ngườiTối nay Đen cũng dành thời gian nhiều hơn một chút nói về những dự án mà anh cùng những người bạn của mình đã thực hiện trong suốt thời gian qua.Anh thừa nhận mục tiêu ban đầu cũng như lời anh đã viết trong bài hát là chỉ mong một ngày cho đầu bớt nặng nề...

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT, ngày 23-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn quốc về vụ tấn công khủng...

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Hội chứng Mallory Weiss – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi xuất huyết tiêu hóa cấp tính do vết rách niêm mạc tại thực quản hoặc gần dạ dày hay kết hợp cả hai do áp lực ổ bụng tăng mạnh và đột ngột. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đặc điểm- Hội chứng Mallory Weiss chiếm khoảng 8-15% số trường hợp...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Cùng chuyên mục

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Mới nhất

Mới nhất