Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCân bằng chính sách tiền tệ giữa nhiều biến số

Cân bằng chính sách tiền tệ giữa nhiều biến số

Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ lại có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn thách thức

Chính sách tiền tệ như “đi trên dây”

Phát biểu tại Diễn đàn ngân hàng 2023: Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho hay, trong bối cảnh thị trường thế giới năm 2022, những tháng đầu năm 2023 biến động nhanh và mạnh cùng nhiều sự kiện chưa có tiền lệ trong nhiều thập kỷ, vượt khỏi mọi dự đoán trước đó.

Từ suy thoái sâu trong đại dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu nhanh chóng chuyển trạng thái thành lạm phát cao kỷ lục, lên mức trên 8% tại Mỹ và trên 10% tại châu Âu; và hơn 80 quốc gia lạm phát từ hai con số trong năm 2022. Lạm phát tăng cao nên xu hướng thắt chặt tiền tệ là tất yếu, không tránh khỏi. Cụ thể, Fed tăng lãi suất với tần suất và tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, 10 lần liên tiếp, tăng thêm 5% trong thời gian qua.

Những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao, thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ lại có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn thách thức, Phó Thống đốc cho biết, công tác điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn.

NHNN phải xử lý hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau như: làm sao để vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch mà vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao; làm sao để giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam mà vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất; làm sao để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế… Về tín dụng, dù tăng trưởng tín dụng đang rất chậm, song nới lỏng tín dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

can bang chinh sach tien te giua nhieu bien so
Toàn cảnh diễn đàn

Nhiệm vụ đặt ra vô cùng thách thức nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh với tình hình trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác, các bộ, ngành để chung tay, góp sức, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân khắc phục các khó khăn, đạt được các mục tiêu vĩ mô đặt ra.

Đặc biệt những tháng đầu năm 2023, trên cơ sở diễn biến tích cực của thị trường tiền tệ, lạm phát có khả năng kiểm soát theo mục tiêu đề ra, để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,3-1%/năm trong tháng 3 và 4/2023.

Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11.

Về phía các NHTM, ông Bùi Thành Trung – Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Kinh doanh tiền tệ và đầu tư của OCB cho biết, xác định doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng cũng khó, ngược lại ngân hàng khó, doanh nghiệp càng khó. Cũng bởi vậy, thời gian qua, OCB đã có rất nhiều chương trình, chính sách để cùng tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp như gói hỗ trợ DNNVV; hỗ trợ khách hàng bán lẻ với lãi suất ngắn hạn và dài hạn phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của khách hàng. Tại ACB, ngân hàng này cũng đã giảm lãi suất cho doanh nghiệp và người dân (gồm 2.900 khách hàng cá nhân và 7.600 doanh nghiệp), trong đó giảm 2%/năm lãi suất cho vay với khách hàng thông thường, 3%/năm với khách hàng mới.

Phải tìm được điểm cân bằng

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng biến động, theo đánh giá của Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà, nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Song nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, ngân hàng nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ bị chuyển về phía ngân hàng. Do đó cần tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, lãnh đạo NHNN cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến mục tiêu tổng thể, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.

can bang chinh sach tien te giua nhieu bien so
Ảnh minh họa

Chia sẻ với thế khó của nhà điều hành, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, hiện nay NHNN “đang đi trên dây”, khi vừa phải kiểm soát lạm phát qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng. “Nếu ngày hôm nay doanh nghiệp dồn hết khó khăn vào ngân hàng, thời gian tới ngân hàng khó khăn thì doanh nghiệp cũng gặp khó”, ông Hùng bày tỏ quan ngại.

Mặc dù Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là tin vui với cả ngân hàng và doanh nghiệp, song ông Hùng cảnh báo, nếu không cẩn thận thì khó khăn của nền kinh tế sẽ dồn hết vào NHTM.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến số bất định, còn nội tại nền kinh tế cũng đang đối mặt với nhiều bài toán khó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành, địa phương, cùng tham gia xây dựng gói giải pháp chung tổng thể, nhằm tăng cường tính liên kết giữa các chính sách nói chung và giúp gia tăng hiệu quả chính sách tiền tệ nói riêng.

Để nền kinh tế phục hồi, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, bài toán lớn nhất năm nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Riêng chính sách tiền tệ năm nay phải đa mục tiêu hơn, vì ngoài mục tiêu thông thường còn phải “gánh” mục tiêu ổn định hệ thống tiền tệ trong bối cảnh thế giới rất bất ổn.

Đánh giá cao vai trò của chính sách tiền tệ với nền kinh tế, song chuyên gia này cũng cho rằng, năm 2023, chính sách tài khóa vẫn là chính sách chủ lực trong hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Vị chuyên gia này đề nghị tiếp tục thực hiện chính sách giãn hoãn, giảm thuế, phí; đẩy nhanh hoàn thuế VAT; phối hợp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, Chương trình phục hồi 2022-2023.

“Cần phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong cung tiền – kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tiền tệ – tài chính, phát triển thị trường chứng khoán, tăng năng lực tài chính cho các TCTD, hoàn thiện thể chế hệ thống tài chính. Trong bối cảnh bất ổn, Việt Nam cần sớm có khung xử lý khủng hoảng nếu xảy ra sự cố”, TS. Cấn Văn Lực lưu ý thêm.

Còn theo ý kiến của TS. Hà Thị Kim Nga – cán bộ kinh tế cao cấp, Văn phòng đại diện thường trú Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, hiện tại NHNN cần cân bằng khó khăn giữa kiềm chế lạm phát, tránh tăng trưởng giảm tốc mạnh, đồng thời cũng phải xử lý được tình trạng bất ổn trên thị trường bất động sản… Tuy nhiên, bà Nga lưu ý, biến số lạm phát và áp lực tỷ giá có thể quay lại khi thị trường tài chính toàn cầu xấu đi. Nên cần có sự thận trọng trong việc điều hành chính sách sắp tới.

TS. Võ Trí Thành – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia:

Chính sách tiền tệ không cho phép thử sai

Có thể thấy, điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam hướng tới rất nhiều mục tiêu, hay nói cách khác là đa mục tiêu, gồm vừa bảo đảm ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống, phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh – quốc phòng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không cho phép thử sai, chỉ cần sai một li là đi một dặm. Độ nhạy giữa cung tiền với lạm phát cơ bản cao hơn giữa cung tiền với lạm phát, giá lương thực, năng lượng. Vậy nên nhiều quốc gia có cách tiếp cận thận trọng, thậm chí bảo thủ với chính sách tiền tệ. Thời gian qua, NHNN điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đủ thận trọng, đạt kết quả tích cực vừa hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế, vừa duy trì ổn định hệ thống.

Trong giai đoạn tới, mặc dù áp lực giảm nhưng lưu ý là lạm phát cơ bản vẫn cao và có thể quay lại nhanh nếu thị trường tài chính có biến động. Điều này đòi hỏi NHNN phải theo sát, dự báo để có chính sách phản ứng phù hợp nhất.

Tôi cho rằng, Việt Nam cần sớm có kịch bản riêng để mọi việc không trở nên xấu đi, bên cạnh việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đầu tư công, tạo công ăn việc làm, bơm vốn trong nền kinh tế. Nội tại nền kinh tế đang đối mặt với nhiều bài toán khó khăn trên nhiều lĩnh vực như chậm giải ngân đầu tư công, vướng mắc pháp lý và sự suy yếu của thị trường bất động sản, áp lực điều chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ban, ngành, địa phương, cùng tham gia xây dựng gói giải pháp chung tổng thể, nhằm tăng cường tính liên kết giữa các chính sách nói chung và giúp gia tăng hiệu quả chính sách tiền tệ nói riêng. Bối cảnh hiện tại đòi hỏi phát triển lành mạnh bền vững, thị trường vốn, trong đó có thị trường trái phiếu và chứng khoán giảm sức ép vốn lên ngân hàng. Bên cạnh đó, gia tăng hiệu quả thực thi các gói hỗ trợ phục hồi sản xuất của doanh nghiệp.

Bà Dương Thanh Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN:

Linh hoạt, thận trọng để có giải pháp phù hợp

Phương châm điều hành tín dụng của NHNN theo hướng tăng trưởng an toàn, hiệu quả; đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, hướng dòng tín dụng vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ưu tiên, lĩnh vực động lực tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN quan tâm đến đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp. Do đó, thời gian qua, NHNN đã chủ động, linh hoạt trong điều hành tăng trưởng tín dụng để vừa đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.

Về câu chuyện nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, NHNN luôn điều hành linh hoạt công cụ chính sách tiền tệ cũng như thực hiện đổi mới các công cụ chính sách tiền tệ đảm bảo nâng cao hiệu quả vừa thực hiện giải pháp phù hợp với nền kinh tế, điều kiện kinh tế tiền tệ trong nước, quốc tế đồng thời tiệm cận điều hành hiện đại của quốc tế.

Song, để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ không chỉ phụ thuộc vào NHNN mà còn phụ thuộc vào tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng lực doanh nghiệp, cũng như phát triển thị trường tài chính để đảm bảo tín dụng ngân hàng an toàn hiệu quả hơn. Một khi nhu cầu vốn nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng thì áp lực lãi suất vẫn còn cao. Mặc dù rất muốn giảm lãi suất, nhưng trong điều kiện rủi ro nền kinh tế còn cao, biến động khó lường gây khó khăn trong điều hành của NHNN.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế tiền tệ trong nước, quốc tế để có giải pháp phù hợp, thích ứng nhanh kịp thời trước biến động trên thị trường quốc tế. Một trong những yếu tố cần phải quan tâm mặc dù Fed và NHTW các nước tạm dừng tăng lãi suất, nhưng mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao. Mặt khác, nguy cơ tiềm ẩn lạm phát cả trong nước và thế giới vẫn rất lớn. Chính vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ NHNN vẫn tiếp tục linh hoạt, thận trọng để có giải pháp phù hợp vừa đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong quá trình phục hồi kinh tế.

TS. Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam:

Ngành Ngân hàng đã, đang rất nỗ lực

Tôi cho rằng, thời gian vừa qua, NHNN điều hành chính sách chủ động phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước. Như chúng ta biết kinh tế toàn cầu diễn biến rất phức tạp đặc biệt ở Mỹ, Fed liên tục thay đổi chính sách lãi suất tăng. Tuy nhiên những tháng đầu năm 2023 căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến trong nước đã điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất linh hoạt tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.

Phải khẳng định rằng, để có được kết quả như hiện tại là sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng từ NHNN cũng như các NHTM. Thời gian qua, công tác điều hành của NHNN rất phù hợp với thực trạng của nền kinh tế. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng kêu gọi NHTM giảm chi phí, giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng ngân hàng cũng là doanh nghiệp không thể hỗ trợ mãi như vậy được, họ phải có trách nhiệm với cổ đông, nhà đầu tư.

Trong thời gian tới, tôi hy vọng, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ ổn định, thận trọng nhưng cũng cần linh hoạt hơn. Nhất là trong phân bổ tăng trưởng tín dụng nên thực hiện ngay từ đầu năm. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nhanh chóng giải ngân gần 1 triệu tỷ đồng đầu tư công. Nếu vướng mắc phải hoàn thiện cơ chế để các Bộ ngành địa phương có thể triển khai tốt. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa phải vào cuộc mạnh mẽ hơn trong hỗ trợ nền kinh tế bằng việc giảm thuế tối đa cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất – kinh doanh. Với sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, NHNN có nhiều chính sách hỗ trợ người dân doanh nghiệp, tôi tin tưởng nền kinh tế sẽ khởi sắc.





Source link

Cùng chủ đề

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển hạ tầng giao thông

Tập đoàn Đèo Cả - nhà đầu tư tư nhân duy nhất tham gia Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 đã đề xuất nhiều giải pháp để khơi thông nguồn vốn vào các dự án PPP hạ tầng giao thông. Thi công xây dựng hầm Núi Vung thuộc Dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam, đoạn Cam...

Tín dụng 2 tháng đầu năm giảm 0,72%

ANTD.VN - Đến ngày 29/2/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tháng 2 đã chậm lại (-0,05%) so với tháng 1 (-0,6%). Sáng 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng...

UOB: Lãi suất điều hành sẽ ổn định, VNĐ có thể phục hồi nhẹ

ANTD.VN - Ngân hàng UOB dự báo tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, với tăng trưởng GDP ở mức 6,0%. Chính sách tiền tệ thay vì tiếp tục hạ lãi suất, đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Kinh tế đang phục hồi đúng hướng Ngân hàng UOB vừa công bố Báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam...

Việt Nam trở thành một phần năng động và không thể thiếu của kinh tế toàn cầu

VanEck đã phân tích quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ “thị trường cận biên” sang “thị trường mới nổi” và chỉ ra những bước cải cách đã giúp Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Trang asiafundmanagers.com (Đức) ngày 29/2 dẫn báo cáo của Hãng quản lý đầu tư VanEck (Mỹ) cho rằng Việt Nam có thể là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng bên ngoài...

Hàn Quốc:Thống đốc BoK loại trừ khả năng hạ lãi suất trong 3 tháng tới

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 23/2 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 3,5% sau cuộc họp lần thứ 9 liên tiếp của Hội đồng chính sách tiền tệ gồm 7 thành viên nhằm kiềm chế lạm phát và nợ hộ gia đình. BoK đã giữ nguyên chính sách tiền tệ kể từ tháng 2 năm ngoái khi nhận thấy áp lực lạm phát đã giảm bớt trong khi nợ hộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới

Ngày 27/3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1. Sáng kiến chung Việt...

Quý I/2024, kinh tế TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng 6,54%

Ước tính đến hết quý I/2024, GRDP TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng khoảng 6,54%, đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ươngChiều nay, 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ 28. Tại hội nghị này, ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho biết, ước tính đến hết quý I/2024, GRDP...

Tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia thêm mạnh

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Tuy nhiên, để thương hiệu quốc gia vươn xa theo hướng bền vững vẫn cần nhiều giải pháp dài hơi.Tốc độ tăng trưởng thương hiệu nhanh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định, xây dựng thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt...

Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 3 tháng tăng 7,1% so với cùng kỳ

Theo báo cáo nhanh của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới 20/3/2024, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đầu tư nước ngoài hai tháng đầu năm 2024 tích cực Tính đến 20/3/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh...

Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới

Thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế đến đầu tư; kết nối và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững… là những mục tiêu chính mà Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024” (VGMF2024) tổ chức ngày 26/3...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Trương Mỹ Lan – ‘bà trùm’ dựng lên hệ sinh thái khủng vươn vòi hút chục tỷ USD

Hệ sinh thái 'khủng' của Vạn Thịnh Phát Bà Trương Mỹ Lan (1956) thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Sau này, công ty mở rộng thành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ. Sau nhiều...

Mục sở thị ‘thương cảng’ The Venice long lanh trước ngày khai trương Mega Grand World Hà Nội

31/10/2023 21:28 P.V In bài ANTD.VN - Chỉ còn gần hai tháng nữa Mega Grand World Hà Nội sẽ chính thức khai trương. Theo thông tin cập nhật mới nhất từ công trường, các hạng mục cuối cùng đang được tăng tốc, gấp rút hoàn thiện. Trong đó, diện mạo của “thương cảng” The Venice đang dần thành hình và được đánh giá là long lanh hơn cả phối cảnh. ...

‘Người Việt ngày càng đòi hỏi cao trong thiết kế nội thất’

TP HCM​Gia chủ luôn muốn tạo nên sự khác biệt, thiết kế thông minh, đa công năng phải song hành yếu tố thẩm mỹ, theo CEO Công ty cổ phần nội thất Mạnh Hệ. Công ty thiết kế và thi công nội thất Mạnh Hệ có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nội thất, thi công hoàn thiện hơn 180 căn hộ mỗi năm. Ông Hoàng Văn Hệ - Tổng giám đốc Công ty cổ phần nội...

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Tuấn: Gelex không ưu tiên thương vụ mua nhanh khi M&A

CEO Gelex cho biết tập đoàn không tập trung M&A nhanh, mà nhấn mạnh sự phù hợp ở các yếu tố về năng lực quản trị, tài chính và nhân sự. Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex (GEX) hôm nay tổ chức phiên họp cổ đông thường niên năm 2024. Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn là người chia sẻ về định hướng tương lai của tập đoàn này.Năm nay, các câu hỏi của cổ đông chủ yếu...

Tăng cường kết nối kinh tế hợp tác xã với các thành phần kinh tế khác

Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 giúp các cấp, các ngành, quan tâm hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã và thành viên, góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đồng thời, tăng cường đối thoại, giới thiệu, quảng bá, kết nối giữa các tổ chức kinh tế tập thể và thành viên với các thành phần kinh tế khác...Ngày 28.3, Liên minh Hợp...

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) mới đây đã có thông báo thay đổi nhân sự. Theo đó, HĐQT VietinBank đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc đối với ông Hoàng Ngọc Phương. Ngày bắt đầu có hiệu lực là 28/3/2024. Lý do miễn nhiệm mà nhà băng đưa ra là theo Quyết định số 2339 ngày 22/3 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Bình Định trải thảm mời gọi các nhà đầu tư Canada

Dư địa còn lớnGiám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định Ngô Văn Tổng cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, việc khai thác các thị trường...

Bình Định tiếp cận thị trường Bắc Mỹ qua cửa ngõ Canada

Tại hội nghị, UBND tỉnh Bình Định công bố danh mục dự án mời gọi đầu tư, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường…window.fbAsyncInit=function(){FB.init({appId:'194889717576327',cookie:true,xfbml:true,version:'v13.0'});FB.AppEvents.logPageView();};(function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s);if(d.getElementById(id)){return;} js=d.createElement(s);js.id=id;js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js";fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}(document,'script','facebook-jssdk')); Nguồn

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Bản

(MPI) - Chiều ngày 14/3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10...

(MPI) – Ngày 28/3/2021 tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát...

“Tiếp sức” cho du lịch Sóc Trăng

Để ngành du lịch phát triển có trọng tâm, trọng điểm, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều kế hoạch, đề án nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp cùng tham gia phát triển du lịch nhanh...

Công tác tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. ...

Mới nhất