Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngCần chính sách thu hút chủ đầu tư thực hiện dự án...

Cần chính sách thu hút chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội


Phát triển nhà ở xã hội còn chậm

Vừa qua tại kỳ họp thứ 13 (kỳ họp cuối năm) HĐND Tp.HCM khóa X, một nội dung quan trọng được quan tâm là thực hiện giám sát chuyên đề đối với việc triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2016-2025.

Báo cáo trước HĐND Tp.HCM việc triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM, Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM Trần Hoàng Quân cho biết, mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, Tp.HCM phát triển khoảng 35.000 căn nhà, tương ứng khoảng 2,5 triệu m2.

Trong giai đoạn này, Tp.HCM có 91 dự án nhà ở xã hội với diện tích hơn 210 ha, với quy mô dự kiến khoảng 98.685 căn hộ. Trong đó có 49/91 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư/chấp thuận đầu tư với quy mô 56.200 căn hộ. Tuy nhiên, trong 49 dự án ở giai đoạn này thì có đến 46 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020.

Về bố trí vốn từ ngân sách đối với dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, hiện nay Tp.HCM có 3 dự án nhà ở xã hội dự kiến được bố trí vốn từ ngân sách Tp.HCM. Đó là dự án nhà ở xã hội phục vụ tái định cư cho dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm; dự án xây dựng ký túc xá Lào; dự án xây dựng mới khu lưu trú công nhân tại phường Linh Trung, Tp.Thủ Đức.

Về việc triển khai, thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội tăng thêm trên địa bàn Tp.HCM, giai đoạn 2021-2025, kết quả đến quý 2-2023, Tp.HCM đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 dự án với quy mô 623 căn hộ. Có 7 dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô gần 5.000 căn hộ. Ngoài ra, Tp.HCM có 82 dự án đang được thống kê để theo dõi trong kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

Bất động sản - Tp.HCM: Cần chính sách thu hút chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội

Phiên giám sát chuyên đề Nhà ở xã hội tại kỳ họp HĐND Tp.HCM thứ 13 khóa X.

Việc phát triển nhà ở hiện nay tại Tp.HCM đang gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.

“Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10 ha, tuy đã xác định quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội nhưng chủ đầu tư dự án chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nên chưa triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội”, Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM nêu khó khăn.

Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho rằng, nguồn vốn dài hạn để hỗ trợ các chủ đầu tư vay thực hiện dự án nhà ở xã hội, vay vốn xây dựng, các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã vay vốn mua nhà là chưa ổn định.

Địa phương đã có chính sách cho vay đối với các đối tượng thu nhập thấp thông qua Quỹ Phát triển nhà ở Tp.HCM với mức vay tối đa 900 triệu đồng với lãi suất ưu đãi 4,7%/năm. Tuy nhiên, mức vay này còn thấp so với giá trị căn nhà và đối tượng vay còn hạn chế.

Thêm nữa là thủ tục, các bước thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn phức tạp dẫn đến không thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư các dự án.

Mục tiêu còn nhiều thách thức

Về kết quả giám sát, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị, HĐND Tp.HCM chỉ ra, qua rà soát danh mục dự án nhà ở xã hội tại Phụ lục 2 kèm báo cáo của UBND Tp.HCM, trong 91 dự án có 3/91 dự án hoàn thành, chiếm tỷ lệ 3,3%; 13/91 dự án đang triển khai, chiếm tỷ lệ 14,29%; 75/91 dự án chưa triển khai, chiếm tỷ lệ 82,41%.

Theo đó, đối với 3 dự án hoàn thành, trong đó chỉ có dự án nhà ở xã hội Bình Trưng Đông của Tập đoàn Hoàng Quân hoàn thành toàn bộ năm 2022 là và 2 dự án khác là khu dân cư phường Tân phú và khu nhà ở Nguyên Sơn – giai đoạn 2 chỉ mới hoàn thành một phần chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020.

Như vậy, Đoàn giám sát cho rằng chỉ có thể tính 1 dự án hoàn thành toàn bộ vào chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội tăng thêm của giai đoạn 2021 – 2025. Còn dự án hoàn thành một phần chuyển tiếp qua giai đoạn này sẽ không được tính bởi chưa phát sinh tăng thêm diện tích sàn xây dựng nhà ở xã hội.

“Việc UBND Thành phố tính diện tích sàn nhà ở xã hội của dự án hoàn thành một phần chuyển tiếp vào giai đoạn 2021 – 2025 là chưa phù hợp. Điều này cho thấy việc rà soát, thống kê dữ liệu trong giai đoạn 2021 – 2025 của UBND Thành phố là chưa chính xác”, đại diện Ban Đô thị, HĐND Tp.HCM đánh giá.

Cũng theo Đoàn giám sát, xét ở việc thực hiện chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, giai đoạn 2021 – 2025 có 1 dự án hoàn thành được đưa vào sử dụng với diện tích sàn xây dựng 59.893 m2, đạt 1,31% so với chỉ tiêu đề ra.

Như vậy, dự kiến trong thời gian còn lại, Thành phố này cần phát triển thêm 2.467.332 m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội. Khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển thêm khoảng 2,5 triệu m2 sàn xây dụng, tương đương khoảng 35.000 căn hộ trong giai đoạn 2021 – 2025 là rất thấp, khó khả thi.

Bất động sản - Tp.HCM: Cần chính sách thu hút chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội (Hình 2).

Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Bùi Xuân Cường báo cáo trước HĐND Tp.HCM về giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội.

Trao đổi lại, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM trình bày giải pháp thời gian tới, UBND Tp.HCM cho rằng cần ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp nhà đầu tư tham gia.

Đồng thời khẩn trương hoàn thành việc lập và phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, trong đó có quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân.

“Tp.HCM kiến nghị Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn, thống nhất quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng để các địa phương triển khai thực hiện theo hướng cắt giảm hoặc liên thông các thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng”, ông Cường nói.

Tp.HCM cũng sẽ công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp. Chính quyền địa phương nỗ lực phân bổ nguồn vốn ngân sách thu được từ tiền sử dụng đất của các chủ đầu tư khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại.

Quan trọng, Tp.HCM sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 98 của Quốc hội để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM trong thời gian tới, trong đó phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ.

Vì thế, Tp.HCM phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 12.000 căn nhà với tổng vốn đầu tư khoảng 11.500 tỷ đồng để chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng. Hiện, có 2 dự án chậm tiến độ kéo dài trên 3 năm, đều...

Tiểu thương chợ đầu mối lớn nhất TPHCM bán rẻ như cho vẫn… ế

Kinh doanh tại chợ đầu mối Bình Điền hơn 20 năm, nhiều tiểu thương giờ đang "vò đầu, bứt tai" xoay cách gồng lỗ khi tình hình kinh doanh chưa từng khó như hiện tại. "Đứt" mối, cạnh tranh với chợ trời Giữa trưa, anh Lương Văn Chính, tiểu thương hàng nông sản tại chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh, TPHCM), chạy xe máy trở về nhà nghỉ ngơi. ...

Hạn chế xe trên đường Nguyễn Huệ để phục vụ CĐV xem trận Indonesia

TPO - Nhằm phục vụ người hâm mộ theo dõi đội tuyển bóng đá Quốc gia Nam Việt Nam thi đấu vòng loại World Cup 2026, đường Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM) sẽ hạn chế các phương tiện lưu thông trong các buổi tối 21 và 26/3. Ngày 21/3, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM đã có thông báo về việc hạn chế lưu thông trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) nhằm phục vụ chiếu vòng...

Đề xuất người mua nhà giá từ 3,5 tỷ trở xuống được vay gói 125.000 tỷ đồng

HoREA vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp liên quan đến nhà ở xã hội (NOXH). Đáng chú ý, liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho NOXH, nay đã được nâng lên thành 125.000 tỷ đồng (do có một ngân hàng thương mại cổ phần khác tham gia 5.000 tỷ đồng), HoREA đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng thêm 2...

Phó Tổng Giám đốc Eximbank nói về vụ nợ 8,5 triệu đồng phải trả 8,8 tỉ đồng

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM cho biết sẽ có chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng rà soát lại các chủ thẻ, khách hàng để tìm hiểu xem chủ thẻ nào đã lâu không sử dụng hoặc phát sinh trường hợp tương tự để làm việc, tìm thỏa thuận thống nhất đảm bảo quyền lợi các bên.Yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp những nội dung chính của sản phẩm,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện đảo Cô Tô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tối 23/3, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, địa phương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện (23/3/1994 - 23/3/2024). Tại buổi lễ, thừa ủy quyền, ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch...

Người lao động được hưởng lợi gì nếu tăng lương tối thiểu vùng?

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ 1/7/2024 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều...

Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 (Quyết định 2345) của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo...

Bài đọc nhiều

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Cùng chuyên mục

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Trang trại chăn nuôi bị “biến tướng” thành khu sinh thái

Video: Cận cảnh trang trại chăn nuôi “biến tướng” thành khu sinh thái, nhà hàng Khu đất rộng 12.268 m2 tại thôn Nhuế (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt dự án đầu tư xậy dựng trang trại chăn nuôi, thủy sản vào năm 2008 và đồng ý về chủ trương bổ sung (vào tháng 01/2020) thêm mục đích trồng hoa lan và được phép xây dựng thêm 4...

Vì sao nhà đầu tư quay trở lại với đất nền?

Lượng giao dịch đất nền tăng mạnh Theo Lao Động, trong bối cảnh thị trường bất động sản "ấm" dần, các nhà môi giới, sàn giao dịch và chủ đầu tư đã khởi động sớm nhiều chiến dịch kinh doanh để không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hoa Dung - Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn VNG (chuyên kinh...

Thị trường căn hộ Tp.HCM rục rịch tăng giá theo Hà Nội

Nhu cầu tìm hiểu căn hộ tăng Từ đầu năm 2024, thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi hàng loạt các doanh nghiệp chạy chương trình quảng cáo, ra mắt dự án, công bố bán hàng ở sản phẩm mới. Đặc biệt, nhiều sàn môi giới hiện nay đang ghi nhận lượng khách đến tham quan, tìm hiểu dự án ngày càng đông. Dữ liệu nghiên cứu...

Tuyến đường trị giá 740 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Mới nhất

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...
14:02:20

Ngây ngất trước non nước như tiên cảnh của Tràng An – Ninh Bình

Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu du lịch Tràng An - nơi được mệnh danh là tiên cảnh chốn nhân gian. Laodong.vn Nguồn

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị...

Mới nhất