Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần cơ chế cho giáo viên dám đổi mới

Cần cơ chế cho giáo viên dám đổi mới


NHÀ TRƯỜNG TẠO MÔI TRƯỜNG ĐỔI MỚI

Nhiều ý kiến chỉ ra rằng việc đổi mới, giảm lệ thuộc vào sách giáo khoa (SGK) cần có sự đồng bộ trong quản lý từ cấp tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường tới các phòng, sở GD-ĐT.

Lâu nay, khi kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, đoàn kiểm tra các cấp không mấy khi quan tâm đến chương trình, chỉ quan tâm đến SGK, bài dạy, bài soạn đó đã thể hiện nội dung của SGK như thế nào. Chương trình mới đã giao quyền tự chủ cho nhà giáo thì không thể có cùng nội dung, phương thức đánh giá như chương trình cũ được, phải có phương thức đánh giá phù hợp để tạo động lực đổi mới cho giáo viên (GV).

Cần cơ chế cho giáo viên dám đổi mới - Ảnh 1.

Chương trình mới đã giao quyền tự chủ cho nhà giáo thì phải thay đổi nội dung, phương thức đánh giá

Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), chia sẻ khi mới thực hiện chương trình mới, nhiều thầy cô vẫn chưa thoát ra được suy nghĩ phải dạy đúng, dạy đủ SGK. Nhiều GV sợ bỏ sót nội dung nào đó trong SGK thì học sinh (HS) của mình sẽ bị thiếu, nếu trong các kỳ thi đề ra đúng vào phần đó thì HS bị thiệt thòi. Một số GV cũng nghĩ trình tự bài học trong sách thế nào phải làm theo đúng như vậy. Các nhà trường cũng chưa tận dụng quyền tự chủ của mình để tạo môi trường đổi mới, hỗ trợ GV đổi mới. Nếu điều này không được khắc phục thì cũng sẽ khó thay đổi được quan điểm sử dụng SGK mới.

“Để GV thay đổi thì nhà trường phải chủ động có kế hoạch giáo dục tổng thể và trong từng môn học. Căn cứ vào chương trình, mục tiêu của Bộ, điều kiện dạy học, đối tượng HS…, mỗi môn học phải thiết kế lại. Từ chương trình đó, các tổ bộ môn, GV mới hình dung được nhiệm vụ và chủ động vận dụng các nguồn học liệu, phương pháp, cách thức dạy học để thiết kế bài giảng”, bà Nhiếp nói.

Bà Lê Tuệ Minh, Chủ tịch Hội đồng Hệ thống giáo dục Edison, cho rằng với mục tiêu thay đổi như vậy thì mỗi bộ SGK lại chỉ đóng vai trò như một trong những phương án, giải pháp, công cụ để đạt được năng lực cần có.

Theo bà Minh, để tìm kiếm những nguồn học liệu phù hợp, hữu ích, thực sự chất lượng, khả thi có thể sử dụng phục vụ chương trình học tập các mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng phù hợp thì cần có định hướng rõ ràng từ lãnh đạo nhà trường với những tiêu chí cụ thể, sự chọn lọc và kiểm định chất lượng kỹ càng. Dưới chương trình khung từng môn học 2018 của Bộ GD-ĐT ban hành, nhà trường phải có ban chương trình và đào tạo phối hợp với các chuyên gia trong từng lĩnh vực thiết kế, xây dựng chương trình chi tiết với những định hướng cụ thể về nguồn học liệu và phương pháp phù hợp với từng bộ môn, chuyên đề học tập.

Giảm lệ thuộc vào SGK: Cần cơ chế cho giáo viên dám đổi mới - Ảnh 2.

Việc giảm lệ thuộc vào sách giáo khoa cần có sự đồng bộ trong quản lý từ cấp tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường tới các phòng, sở GD-ĐT.

CƠ QUAN QUẢN LÝ KHÔNG NÊN CAN THIỆP VÀO CHUYÊN MÔN

Điều quan trọng nhất để tạo động lực cho GV không ngừng tự đào tạo và học hỏi nâng cao kiến thức, theo bà Minh, chính là: “Tiêu chí và cơ chế đánh giá đúng, ghi nhận những đáp ứng của GV với các yêu cầu đòi hỏi về chuyên môn được đề ra. Khi có cơ chế tạo động lực từ nhà trường như vậy, sự học hỏi và sáng tạo của từng GV là không có giới hạn”.

Nhìn từ khâu chọn SGK, đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn), cho rằng: “Quan trọng nhất là cần giao cho chính chủ thể là HS và GV quyền thực sự và trách nhiệm về mặt chuyên môn là được lựa chọn SGK phù hợp nhất với môn học và tình hình thực tiễn tại cơ sở giáo dục của mình. Còn các cơ quan quản lý nhà nước làm nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc lựa chọn SGK mà không nên can thiệp vào công việc chuyên môn của GV trong việc lựa chọn SGK cho chính cơ sở giáo dục của mình”. 

Tổ chức dạy theo hướng mở

Để dạy học không phụ thuộc vào SGK, Trường THCS – THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đã chủ động nghiên cứu chương trình, cụ thể hóa những nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của người học. Đó là tổ chức dạy theo hướng mở và tạo điều kiện cho HS tham gia quá trình xây dựng bài học theo cách HS đóng vai là thầy cô, phát huy hứng thú, hợp tác nhóm và năng lực sử dụng công nghệ thông tin nhạy bén. Bên cạnh đó, việc tập huấn, bồi dưỡng GV về phương pháp, nội dung giảng dạy cũng là vấn đề cần được các trường coi trọng. Trong đó, việc tập huấn cho GV căn cứ vào chương trình thay vì tập huấn dựa vào SGK như trước đây khi chưa có chương trình tổng thể.

Bà Tô Lan Hương, GV Trường THCS – THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội), cho biết cách làm của trường là huy động trí tuệ tập thể. Các thầy cô trong tổ bộ môn sẽ cùng soạn chung để làm tài nguyên cho tổ. Trên nền đó khi vào dạy sẽ “vỡ ra” để phù hợp với từng đối tượng HS mà GV đang dạy ở từng lớp. Việc sinh hoạt chuyên môn sẽ hỗ trợ được cho GV trong tháo gỡ khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học với HS. “Tôi nói với các GV trong tổ là mình có quyền được chọn sao cho phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi, có thể cắt bớt. Chúng tôi đã mạnh dạn làm như thế, thay đổi kế hoạch dạy học như thế và đã làm rồi”, bà Hương nói.



Source link

Cùng chủ đề

Chuyển tiền thưởng Tết, 20-11 rồi đòi lại: Hiệu trưởng nói ‘vì phong trào của trường’

Hiệu trưởng: "Tôi không tư lợi cá nhân"Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều cùng ngày, ông Nguyễn Giang Nam - hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Liên - cho biết với cương vị là người quản lý, ông rất buồn khi xảy ra sự...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích sàn dưới chuẩn đều là các trường công lập."Yêu cầu chỉ 2,8m² mà nhiều trường kêu tôi thấy cũng lạ....

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các thủ pháp đồ họa,...

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Đề thi văn học sinh giỏi ở Quảng Nam bị cộng đồng mạng chê ‘rối rắm’, Sở Giáo dục nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thái Viết Tường - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - cho hay sẽ cho kiểm tra rồi trao đổi lại.Trong khi đó ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên phòng giáo dục trung học, cán bộ phụ trách môn văn của Sở Giáo dục và Đào tạo - nói...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Mới nhất

Gamuda Land kick-off Eaton Park với gần 2.700 người tham dự

Gamuda Land cùng 24 đại lý phân phối chính thức tổ chức buổi lễ “Kick-off” dự án Eaton Park vào ngày 15/3, đặt bước khởi đầu cho việc ra mắt “siêu phẩm” mới nhất của ông lớn bất động sản ngoại này tại thị trường Việt Nam. ...

Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại Sở Giao...

Lãnh đạo Cục Hàng không nêu quan điểm về xử lý khoản nợ của các hãng bay với ACV

Lãnh đạo Cục Hàng không nêu quan điểm về xử lý khoản nợ của các hãng bay với ACVTổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV và các hãng hàng không nội địa được khuyến nghị tiếp tục chủ động và tích cực đàm phán, thỏa thuận để thống nhất phương án xử lý các khoản...

Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 phương án tăng chuẩn trợ cấp xã hội, trong đó có nhóm người cao tuổi. Phương án 1 là nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360.000 đồng/người lên 500.000 đồng, tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn...

Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Năm 2023, nhập khẩu lúa mì từ Canada tăng trưởng bốn chữ số Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng nóng hơn 28.000% Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2024 cả nước nhập khẩu 503.681 tấn lúa mì, tương đương 133,97 triệu USD, giá trung bình...

Mới nhất