Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần để giáo dục Việt Nam hội nhập thế giới

Cần để giáo dục Việt Nam hội nhập thế giới


Một trong những vấn đề được đoàn giám sát đưa ra là “nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa (SGK) của Nhà nước. Đại diện cho Chính phủ, cũng như ngành giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát bỏ nội dung này khỏi nghị quyết, với nhiều lý do, trong đó nổi bật là việc này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn và phát hành SGL, đồng thời gây ra những phức tạp, tốn kém không cần thiết.

Là người trực tiếp tham gia giảng dạy, ĐBQH, cô giáo Hà Ánh Phượng đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Theo bà Phượng, ngay từ khi bắt đầu đổi mới, Bộ GD&ĐT đã tập hợp và chỉ đạo đội ngũ chuyên gia, nhà giáo xây dựng khung chương trình, từ đó làm căn cứ để cho các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK. Hiện nay, tất cả các môn học ở cả ba cấp học đều đã có sách, như vậy Bộ GD&ĐT không cần phải biên soạn thêm một bộ SGK nữa, đỡ tốn kém cho ngân sách Nhà nước.

can de giao duc viet nam hoi nhap the gioi hinh 1

Ảnh minh họa.

Về giá, dù không có một bộ SGK của Bộ, cũng hoàn toàn không phải lo ngại. Bởi, tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Giá (sửa đổi). Luật đã có quy định về giá trần vì SGK là mặt hàng thiết yếu, đối tượng tiêu dùng rất lớn, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, giá mặt hàng này tác động trực tiếp đến số đông người dân, trong đó có người thu nhập thấp.

Một lý do nữa cũng đã được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ra, nếu Bộ GD&ĐT làm một bộ SGK sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa đã được nêu tại Nghị quyết 88 trong việc biên soạn và phát hành SGK. Tôi đồng tình với điều này.

Với việc có thêm một bộ SGK của Bộ, tôi e rằng sẽ tái diễn tình trạng “độc quyền” trong cung cấp SGK bởi tâm lý an toàn khi lựa chọn của các địa phương. Điều này sẽ đem tới lo ngại cho các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư trong các lĩnh vực khác, vì thấy chính sách thay đổi thất thường, môi trường đầu tư không ổn định”, bà Phượng nói.

Bà Phượng cũng cho rằng việc sử dụng nhiều bộ SGK giúp học sinh tiếp cận đa chiều thông tin và ý kiến khác nhau về cùng một chủ đề. Các em được khuyến khích suy nghĩ, so sánh, phân tích và đưa ra quan điểm riêng dựa trên các nguồn thông tin khác nhau. Điều này, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện, phân tích sự đa dạng và đánh giá thông tin một cách khách quan.

Ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Phần Lan, theo tôi được biết cũng không tồn tại “đồng phục sách giáo khoa”. Vậy nên, ý nghĩa của việc thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK đó chính là việc lấy chương trình làm gốc, chương trình là pháp lệnh, SGK và các học liệu khác là tài liệu tham khảo”, bà Phượng chia sẻ và cho rằng việc đa dạng SGK sẽ phù hợp với các vùng miền, địa phương hơn.

Xoay quanh vấn đề nên hay không nên có thêm một bộ SGK, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên Điều phối viên chính, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT, Thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Tiếng Việt – Ngữ văn cho biết, công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông đã trải qua gần 10 năm. Nghị quyết 29 khẳng định đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở và linh hoạt, biên soạn SGK, tài liệu dạy học phù hợp với từng đối tượng. Còn Nghị quyết 88 nêu rõ thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK.

Có một số SGK cho mỗi môn học, khuyến khích các tổ chức cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Nghị quyết 88 cũng nêu rõ, để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ SGK do tổ chức và cá nhân biên soạn.

Và cho đến nay, 2 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam và 1 bộ sách của công ty Công ty Cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam (Vepic) đã được biên soạn xong 12 lớp. SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 chuẩn bị đưa vào nhà trường trong năm học tới. Và SGK lớp 5, lớp 9, lớp 12 cũng đang dần hoàn tất quá trình thẩm định.

Như vậy, nỗi lo biên soạn SGK không kịp tiến độ hay không đầy đủ tất cả các môn học là không còn nữa. Vì vậy, việc tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ vào thời điểm này là không cần thiết”, ông Hùng bày tỏ quan điểm.

Ông Hùng phân tích, nếu biên soạn một bộ SGK như thế sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Trước mắt, 3 bộ SGK được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, có thể là hàng ngàn tỷ đồng, công sức của hàng ngàn tác giả SGK, quy tụ hầu hết những người có khả năng biên soạn SGK mới của Việt Nam hiện nay có nguy cơ bị xóa dần.

Hậu quả lớn hơn là quay trở về với cách thức vận hành chương trình cũ mà thế giới đã bỏ qua từ lâu và chúng ta cũng mất gần 10 năm mới chuẩn bị được các cơ sở pháp lý, chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để từng bước thoát ra.

“Nếu như lần này quay trở về với chính sách một chương trình một SGK thì có thể khẳng định là không bao giờ còn có cơ hội hội nhập với thế giới về lĩnh vực chương trình, SGK nữa. Những người mong chờ vào sự đổi mới căn bản toàn diện cho nền giáo dục phổ thông của Việt Nam thực sự lo lắng về kế hoạch biên soạn một bộ SGK mới. Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cũng sẽ rất bị động nếu phải thực hiện đề nghị này”, ông Hùng trăn trở.

“Dạy tích hợp có gì sai mà phải sửa?”

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận dạy tích hợp là điểm “vướng, nghẽn, khó”, cho biết khả năng cao sẽ điều chỉnh việc dạy.

Về vấn đề này, theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Trưởng Ban nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, dạy tích hợp là chủ trương đúng, nhưng thiếu cơ sở vật chất và giáo viên để thực hiện hiệu quả.

Theo chương trình mới, học sinh THCS không còn học các môn Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, mà học hai môn Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Hai môn này được gọi là môn tích hợp, liên môn.

Tôi rất tiếc nếu môn tích hợp bị tách về các môn đơn lẻ”, bà Thơ chia sẻ và cho biết ở Việt Nam, từ những năm 50 của thế kỷ trước, dạy tích hợp đã xuất hiện thông qua khẩu hiệu “học đi đôi với hành”. Sở dĩ như vậy bởi khi thực hành, chúng ta không bao giờ sử dụng kiến thức đơn môn mà phải kết hợp liên môn.

Trên thực tế, nhiều kiến thức ở bậc phổ thông được thể hiện dưới dạng liên môn. Khi được dạy tích hợp, học sinh có cái nhìn toàn diện, biết cách ứng dụng kiến thức vào đời sống một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trải nghiệm. Tựu trung, học sinh học tích hợp sẽ được cung cấp bối cảnh đầy đủ, toàn diện để hiểu về từng sự việc.

Đây là lợi ích không thể chối cãi của dạy tích hợp. Đưa tích hợp vào chương trình mới là chủ trương đúng đắn.

Tôi thấy rằng tích hợp có gì sai mà phải sửa? Cái cần sửa là những điều chưa đúng khi thực hiện dạy tích hợp”, bà Thơ chia sẻ.

Hải Sơn





Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giao tran quanh bệnh viện Al Shifa ở Gaza, 170 tay súng thiệt mạng

Nhóm vũ trang Hamas cho biết lực lượng của mình đã tham chiến với quân đội Israel tại khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza, đồng thời khẳng định không triển khai lực lượng bên trong bệnh viện. ...

Tập huấn về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

Tham dự hội nghị có 184 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, nhân viên, phóng viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Chi hội Nhà báo phóng viên thường trú, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn...

Hội thi Lễ vật dâng vua kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế

Chiều 23/3/2024, cơ quan Hội Nông dân huyện được Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1100 ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức Hội thi Lễ vật dâng Vua (lễ mặn) và thi nấu cơm niêu đất với sự tham gia của 21...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Mới nhất

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng...

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ...

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Mới nhất