Trang chủNewsThời sựCần, Kiệm, Liêm, Chính- theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Cần, Kiệm, Liêm, Chính- theo tư tưởng Hồ Chí Minh


thieu mot duc thi khong thanh nguoi hinh 1

Ảnh minh họa, nguồn: Tuyengiao.vn.

Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3/9/1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Chính tại phiên họp quan trọng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đáng chú ý là trong nhiệm vụ thứ 4, sau khi chỉ rõ: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”. Trong bộn bề công bề công việc của những ngày đầu lập nước, việc Bác nhấn mạnh tới: “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” đủ cho thấy Người coi trọng “tứ đức” này như thế nào.

thieu mot duc thi khong thanh nguoi hinh 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (1954). Ảnh tư liệu

Hai năm sau đó, trong tác phẩm Đời sống mới (3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ cần thiết trong lúc kháng chiến kiến quốc là phải thực hành đời sống mới. Mục đích của đời sống mới là làm cho đời sống của nhân dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn, để đời sống toàn thể đồng bào ta có thể phong lưu, dồi dào và xây dựng một nước Việt Nam phú cường.

Trong tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải thực hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, nêu rõ việc thực hành đời sống mới là nhiệm vụ của mọi ngành, mọi giới và mọi người. Đặc biệt, Người chỉ rõ thế nào là “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. “… thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Quân đội phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất, phải siêng làm, thì kháng chiến chắc chắn thắng lợi, thế cho nên phải Cần. Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn một tên thù. Nhân dân phải tiết kiệm vật liệu, mới giúp được bộ đội và đồng bào tản cư. Thế cho nên phải Kiệm. Mọi người đều trong sạch, không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, thì mọi việc mới chạy. Cho nên ai cũng phải Liêm. Mỗi người quốc dân đều phải vì nước quên nhà, hăng hái ủng hộ kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân quyết làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. Thế là Chính”- Người viết trong tác phẩm.

Tháng 10/1947, khi viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng: Mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu: “Chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính!”. 

thieu mot duc thi khong thanh nguoi hinh 3

Bác Hồ tham gia lao động tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Ảnh: TL

Và hai năm tiếp sau đó, năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Cần kiệm liêm chính gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo “Cứu quốc” các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Trong tác phẩm này, Người đã coi “tứ đức” là nền tảng của Đời sống mới, là nền tảng của Thi đua ái quốc và luận giải “tứ đức” trong tổng thể của trời, đất, con người và mối quan hệ của mùa – trời; của phương – đất; của đức – người. Người khẳng định: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/Thiếu một mùa, thì không thành trời/Thiếu một phương, thì không thành đất/Thiếu một đức, thì không thành người”.

Trong 4 bài báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ nội hàm của bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Trong bài báo “Thế nào là Cần”, Bác giải thích rõ: “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Điều đó rất dễ hiểu. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khoẻ”. Bác chỉ rõ: “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng…Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại đi đôi với phân công”; “Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ”. Người cũng khẳng định: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần… Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Do vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”.

Trong bài báo Thế nào là Kiệm, Người phân tích: “Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi và không phải là bủn xỉn hay nói khác đi là không lãng phí. Trong đó, Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của con người”; vì “Kiệm” mà không “Cần” thì không tăng thêm, không phát triển. Người giải thích cách thức tiết kiệm bằng cách nào, và phân tích thêm: “Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được. Có ai kéo lại ngày hôm qua được không?  Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Không nên chậm rãi. Không nên “nay lần mai lữa”. Kết thúc bài báo, Người kết luận kết quả của tiết kiệm là: “Kết quả CẦN cộng với kết quả KIỆM là: bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới. Kết quả chữ CẦN chữ KIỆM to lớn như vậy đó. Cho nên người yêu nước thì phải thi đua thực hành tiết kiệm”.

Trong bài báo Thế nào là Liêm, Bác phân tích “Liêm” là trong sạch, không tham lam tiền, của. Các hành vi dẫn đến tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là “bất Liêm”. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, Vì xa xỉ mà sinh tham lam, tham lam sẽ dẫn đến bất Liêm, cho nên, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Người chỉ rõ: “Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Người kết luận: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”.

Cuối cùng trong tứ đức là Chính. Trong bài báo: Thế nào là Chính, Người đã giải thích: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Ðiều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà”. Người kết luận: “Cần, Kiệm, Liêm là gốc của Chính”; “Như một cây cần phải có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mới là người cán bộ hoàn toàn mẫu mực”.

Sau này, trong Di chúc để lại, một lần nữa Bác nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cộng sản mẫu mực, luôn thống nhất giữa nói và làm. Lúc sinh thời, Bác sống giản dị, từ lời nói, việc làm, phong cách, từ cách ăn mặc đến những sinh hoạt đời thường, ngay cả khi giữ cương vị Chủ tịch nước. Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ kaki may cùng kiểu, có cái đã rách cổ vá đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc ấy đi”. Năm 1954, về sống ở Phủ Chủ tịch, Người từ chối ở trong ngôi nhà Toàn quyền và chọn ngôi nhà của người thợ điện. Tháng 7/1968, Bộ Chính trị họp và ra Nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: Ngày thành lập Đảng; Ngày Quốc khánh; Ngày sinh Lênin và Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi biết tin  này, Người đề nghị: “Bác chỉ đồng ý ba phần tư Nghị quyết. Bác không đồng ý đưa 19.5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu học sinh đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí.  

 “Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/Thiếu một mùa, thì không thành trời/Thiếu một phương, thì không thành đất/Thiếu một đức, thì không thành người”- Lời Người dạy còn vang vọng mãi. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện tốt lời Bác đã dạy?

Theo giáo sư, tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, Đảng phải chú trọng giáo dục, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ có trọng trách. Trên cơ sở đưa đạo đức vào nội dung xây dựng Đảng, cần đẩy mạnh giáo dục danh dự, giáo dục liêm sỉ, giáo dục nỗi biết nhục khi rơi vào chuyện xấu xa, khuất tất.

Tháng 6/2021, tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một trong những việc học và làm theo Bác Hồ là phải giữ thanh liêm, giữ liêm sỉ, danh dự, trong sạch, trong sáng. Vì liêm sỉ là nền tảng của đạo làm người.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Thanh sạch, liêm khiết ấy chính là Liêm vậy. Người liêm khiết thì bất luận gặp hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham, cũng chẳng muốn ham hố vật chất. Hơn nữa, chính là tinh thần chí công vô tư, “dĩ công vi thượng” và biết quên mình mà làm chuyện ích lợi chung. Người Liêm khiết thì luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn, thanh danh mình được thơm tho, không lợi dụng địa vị mình để chiếm công vi tư, để nhũng nhiễu, bóc lột đồng loại. Một công bộc quốc gia liêm chính phải: có đức, có tài, biết kính trọng nghề nghiệp, vui vẻ với mọi người, công chính vô tư; biết lễ, phép, biết hay, dở, phải, trái. Chung quy một người liêm chính là người tài đức xứng với danh vị của mình, với chức tước, phận vị của mình.

Liêm cũng lại là thấy của người, của quốc gia mà lòng không ham chiếm đoạt một cách phi pháp. Tức là biết xét nét, đâu là giới hạn giữa công và tư rồi không dám làm điều xấu, điều trái với quốc pháp và đạo lý luân thường. Nhất là không che đậy điều xấu, nghĩa là đức hạnh vẹn toàn. Nếu không Liêm thì của gì cũng cả gan lấy; không Sỉ thì việc gì cũng bất chấp làm. Người mà đến như thế thì không chỉ rước họa “thân bại danh liệt” và thử hỏi còn tai họa nào mà chẳng đến? Huống chi lại là kẻ làm quan mà cái gì cũng rắp tâm mưu đoạt, việc gì cũng bằng mọi thủ đoạn làm thì sao mà thiên hạ không loạn, quốc gia không mất cho được”.

Nguyễn Hà





Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo tàng Hồ Chí Minh đẩy mạnh thu hút du khách

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Lãnh đạo các Cục, Vụ, Sở ban ngành Du lịch, Ban Lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh, các đơn vị lữ hành, công ty du lịch, đối tác, hướng dẫn viên và các đơn vị truyền thông Trung ương và...

Lập hội đồng thẩm định giá trị từng xe

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận sẽ thành lập hội đồng giám định giá trị tài sản trong vụ cháy hơn 200 xe máy dựa vào giấy tờ xe, biên bản vi phạm và nhiều yếu tố khác. Ngày 16/3, Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể gây ra vụ...

Xé toang “cánh cửa thép” Him Lam trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đúng ngày này cách đây 70 năm (13-3-1954/ 13-3-2024), Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những loạt đạn, pháo như sấm rền, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam, được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Dội bão lửa xuống “cánh cửa thép” Him Lam Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt...

Những bức ảnh hiếm về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

7/5/1954 - 66 năm trước, quân và dân Việt Nam đã cống hiến hết mình để đánh tan những hy vọng cuối cùng của kẻ địch tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Những hình ảnh ấn tượng về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng lớn nhất của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi nhất trong thế kỷ XX. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại những hình ảnh ấn tượng, sâu sắc, từ những hình ảnh về những người chỉ huy “Tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tập huấn về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

Tham dự hội nghị có 184 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, nhân viên, phóng viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Chi hội Nhà báo phóng viên thường trú, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn...

Hội thi Lễ vật dâng vua kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế

Chiều 23/3/2024, cơ quan Hội Nông dân huyện được Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1100 ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức Hội thi Lễ vật dâng Vua (lễ mặn) và thi nấu cơm niêu đất với sự tham gia của 21...

Sôi nổi và ấn tượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân kỷ niệm 1100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Lễ Kỷ niệm 1100 năm Ngày sinh vua Đinh Tiên Hoàng là dịp để tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng Đế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Người dân hoang mang vì nhiều tuyến đường “bỗng dưng” bị cấm

Thời gian gần đây, xung quanh khu vực Quảng trường Lam Sơn (thuộc phường...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan. Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan - Ảnh: P.D. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Cùng chuyên mục

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 nhấn mạnh, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ với khát vọng xây dựng...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần vì thể lực không đảm bảo của đôi bên. Ở phút 87, tiền đạo vào sân thay người Nguyễn Quốc...

Oi nóng lan rộng khắp miền Bắc, nồm ẩm trở lại

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 24/3, nhiều nơi trên cả nước ghi nhận nắng nóng. Tại Tây Bắc Bộ, vùng núi phía tây khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, nắng nóng xảy ra cục bộ với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C. Tại miền Bắc, thời tiết lạnh về đêm và sáng sớm với mức nhiệt thấp nhất 21-23 độ C. Ban ngày, trời...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Hàng trăm thùng bia văng xuống đường, CSGT cùng người dân thu dọn giúp tài xế

Tối 23/3, lãnh đạo Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết, vào khoảng 16h10 cùng ngày, tại đường dẫn vành đai 3 trên cao giao với Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn.  Khi đó, ô tô đầu kéo mang BKS 29LD-314.XX kéo theo container chở bia do anh H.V.B. (SN 1987, ở Con Cuông, Nghệ An) điều khiển, đến khúc cua...

Mới nhất

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

Mới nhất