Trang chủNewsThế giớiCâu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với...

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc


Bất chấp cách tiếp cận “giảm thiểu rủi ro” (de-risking) mà Đức và khối EU rộng lớn hơn đang theo đuổi, mối quan hệ làm ăn giữa Trung Quốc và nền kinh tế đầu tàu châu Âu vẫn “rất kiên cường”.

Đó là bình luận mà Đại sứ Trung Quốc tại Đức Wu Ken đã đưa ra trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) công bố hôm 26/3.

“Trong năm qua, các công ty Đức đã tích cực đón nhận thị trường Trung Quốc và thực hiện các bước thiết thực, giống như là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho thị trường Trung Quốc, và điều đó nêu bật khả năng phục hồi mạnh mẽ của quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Đức”, ông Wu cho biết.

“Giảm thiểu rủi ro”

Từ năm ngoái, EU đã đề ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” trong mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức về kinh tế của khối 27 quốc gia vào Bắc Kinh. EU hiện thâm hụt gần 300 tỷ Euro (325 tỷ USD) với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai của khối.

Cùng với EU, hồi năm ngoái Đức cũng đã công bố chiến lược đầu tiên về Trung Quốc, kêu gọi các công ty của mình “giảm thiểu rủi ro” từ Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Nhưng nhiều doanh nghiệp Đức dường như thờ ơ với chiến lược này và tiếp tục đầu tư mạnh vào Trung Quốc. Ví dụ, năm ngoái, hãng xe hơi danh tiếng Volkswagen và gã khổng lồ điện tử Bosch, mỗi bên đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào thị trường xe điện Trung Quốc, và Siemens đã chi 140 triệu Euro (151 triệu USD) để mở rộng nhà máy sản xuất công nghệ cao tại quốc gia tỷ dân.

Đầu tư trực tiếp của Đức vào Trung Quốc đã tăng 4,3% lên mức cao kỷ lục 11,9 tỷ Euro vào năm ngoái, Reuters dẫn một báo cáo của Viện Kinh tế Đức (IW), một viện nghiên cứu kinh tế tư nhân có trụ sở tại Cologne, cho biết.

Thế giới - Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Đại sứ Trung Quốc tại Đức Wu Ken.

Theo Đại sứ Wu, gần đây cả Berlin và Brussels đều có “sự hiểu biết đúng đắn ngày càng tăng về Trung Quốc” khi ngày càng nhiều người bắt đầu suy ngẫm về “những rủi ro do việc giảm thiểu rủi ro mang lại”.

“Nhiều doanh nhân nói với tôi rằng họ không đồng ý với cái gọi là giảm rủi ro với Trung Quốc”, ông nói với tờ SCMP. “Họ luôn lạc quan về thị trường Trung Quốc và triển vọng hợp tác với Trung Quốc. Họ thẳng thắn thừa nhận rằng sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội hơn là thách thức – việc từ bỏ thị trường Trung Quốc chẳng khác nào nói lời tạm biệt với các cơ hội và sự tăng trưởng”.

Một cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh do Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc công bố vào tháng 1 cho thấy 91% trong số 566 công ty Đức dự định tiếp tục kinh doanh tại Trung Quốc, và hơn một nửa dự định tăng đầu tư vào Trung Quốc. Khoảng 64% tin rằng tình trạng hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc chỉ là tạm thời và nền kinh tế số 2 thế giới có thể phục hồi sau 1-3 năm.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế chậm hơn dự kiến của Trung Quốc, các quy định thắt chặt về đầu tư nước ngoài và căng thẳng gia tăng với Mỹ đang khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy khỏi Trung Quốc. Trong khi hầu hết các công ty Đức vẫn đang tái đầu tư lợi nhuận vào Trung Quốc, họ lại ngần ngại rót vốn mới, đồng thời đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các nước châu Á khác để “giảm thiểu rủi ro”.

“Nói dễ hơn làm”

Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu, tờ Foreign Policy nhận xét. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Đức sang Trung Quốc chiếm hơn 3% GDP của Đức – tỉ lệ cao nhất trong EU và cao hơn gấp đôi so với mức được ghi nhận ở Pháp, Italy và Tây Ban Nha.

Các công ty Đức cũng có sự hiện diện rất lớn ở Trung Quốc, nơi doanh thu hàng năm của họ chiếm tới 6% GDP của Đức, gấp đôi mức trung bình của 6 nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Đáng chú ý, ngành công nghiệp ô tô và hóa chất của Đức đặc biệt phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều này mang lại cho Bắc Kinh đòn bẩy để trả đũa các kế hoạch giảm rủi ro của EU, chẳng hạn như thông qua tẩy chay các công ty Đức.

Mức độ phụ thuộc khác nhau vào Trung Quốc giúp giải thích tại sao quan điểm về Trung Quốc lại rất rời rạc trên khắp châu Âu. Một mặt, Berlin và Paris không ác cảm với mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.

Mặt khác, hầu hết các nước Đông Âu từ lâu đã có quan điểm “diều hâu” với Trung Quốc, và phản ứng của Bắc Kinh với chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine chỉ khiến lập trường của họ cứng rắn hơn.

Sự phân mảnh của EU không phải là mới; hầu như không có chủ đề nào đoàn kết người châu Âu. Tuy nhiên, nếu không có sự đồng thuận về Trung Quốc, bất kỳ sự khởi đầu nào trong việc “giảm thiểu rủi ro” sẽ khó khăn, giống như “nói dễ hơn làm”.

Thế giới - Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc (Hình 2).

Xe điện BMW i3 được nhìn thấy trên dây chuyền lắp ráp tại nhà máy BMW ở Thẩm Dương, Trung Quốc, tháng 6/2022. Ảnh: Getty Images

Xung đột Nga-Ukraine đã phủ bóng đen lên mối quan hệ của Trung Quốc với các nước EU, khiến Brussels hoài nghi về lập trường trung lập và các nỗ lực hòa bình của Bắc Kinh vì mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Moscow.

Đặc phái viên của Bắc Kinh về các vấn đề Á-Âu, Li Hui (Lý Huy), đã kết thúc chuyến công du hòa bình lần thứ 2 trong tháng này. Ông đã gặp các quan chức từ một số nước châu Âu, bao gồm cả Đức, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine.

Không tiết lộ chi tiết, nhưng Đại sứ Wu nói với SCMP rằng Trung Quốc và Đức đã tìm thấy nhiều sự đồng thuận về cuộc khủng hoảng, các bước tiếp theo có thể thực hiện và triển vọng đàm phán hòa bình.

Trong chuyến đi của mình, ông Lý được cho là đang thúc đẩy sự tham gia của Nga vào Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình Ukraine sắp tới ở Thụy Sĩ. Cả Nga và Ukraine trước đó đều bác bỏ khả năng Moscow tham gia Hội nghị Thượng đỉnh.

Ông Wu nói: “Trung Quốc ủng hộ việc triệu tập kịp thời một hội nghị hòa bình quốc tế được cả Nga và Ukraine công nhận, với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên và thảo luận công bằng về tất cả các kế hoạch hòa bình, đồng thời sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”.

Minh Đức (Theo SCMP, Foreign Policy)





Nguồn

Cùng chủ đề

Ấn Độ rào biên giới với Myanmar, Ukraine nhận khoản vay 1,5 tỷ USD, kinh tế Đức giảm tăng trưởng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/3.

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Nga chọc thủng phòng tuyến của Ukraine ở Zaporizhia; Kiev gặp khó khăn về năng lượng

Thông tin chiến sự Ukraine tuyên bố bắn hạ 2 tên lửa Zircon của Nga. Mới đây, lực lượng Nga đã triển khai tên lửa siêu vượt âm mới nhất ZM22 Zircon nhằm vào các địa điểm quan trọng ở trung tâm thủ đô Ukraine. Đây là lần thứ hai loại tên lửa này được sử dụng công khai nhằm vào Kiev. Những tên lửa này của lực lượng Nga được cho là đã được phóng...

“Điểm mù” của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Ai là thủ phạm thực sự của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Moscow hiện tại vẫn chưa ngã ngũ. Khi chính lực lượng IS đã nhận tội, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.

52 cuộc giao tranh trên mặt trận; kho lưu trữ khí đốt Ukraine trúng tên lửa

Thông tin chiến sự UAV Nga tập kích miền nam Ukraine. Theo giới chức Ukraine, các hệ thống phòng không ở vùng miền nam Odessa đã được kích hoạt vì một vụ tấn công bằng UAV Shahed của Nga vào đêm 24/3 đến rạng sáng 25/3. Các UAV được tin xuất kích từ khu vực Biển Đen. “Hoạt động chiến đấu đang tiếp diễn ở Odessa. Đây là lời nhắc nhở rằng tình hình có thể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Theo Vietnamplus, ngày 27/3, các nhân viên điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã tiếp cận và thu thập được hộp đen của con tàu chở hàng đâm sập cầu ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ) một ngày trước đó. Cây cầu Francis Scott Key khi chưa bị sập. Ảnh cắt từ clip. Cây cầu Francis Scott Key sau khi bị tàu hàng đâm sập. Ảnh cắt từ clip. Chủ tịch NTSB Jennifer...

Kinh tế Đức sẽ hầu như “đứng im không nhúc nhích”

Đức vẫn đang phải vật lộn với “bộ 3 vấn đề”, bao gồm lạm phát cao, lãi suất cao và xuất khẩu yếu, vốn đã khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu thu hẹp 0,3% trong năm ngoái. Nền kinh tế Đức được dự đoán sẽ khó tăng trưởng trong năm nay, các viện kinh tế hàng đầu cho biết hôm 27/3, cùng với việc nhu cầu yếu trong và ngoài nước làm chậm con đường phục...

Công an xã được phạt lỗi vi phạm giao thông nào, tối đa bao nhiêu tiền

Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định rõ những trường hợp được huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Xem chi tiết trong bài viết: Công an xã có được tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm giao thông?). Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 3...

Vẫn còn nhiều ‘băn khoăn’ 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của xã hội được đưa vào dự án Luật BHXH (sửa đổi) là về BHXH một lần (Điều 77). Năm 2022, có gần 1 triệu người giải quyết hưởng BHXH một lần, số này tiếp tục tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 665.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, bình quân mỗi tháng có...

Chủ tịch Hoa Lâm thôi chức Phó Tổng Giám đốc VietBank

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) mới đây đã có văn bản thông báo thay đổi nhân sự. Cụ thể, ngân hàng miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với bà Trần Thị Lâm theo nguyện vọng cá nhân. Quyết định có hiệu lực từ ngày 26/3/2023. Bà Trần Thị Lâm là cử nhân Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Lâm có...

Bài đọc nhiều

Loạt bê bối pháp lý bào mòn quỹ thời gian tranh cử của Trump

Lịch hầu tòa dày đặc đúng mùa bầu cử sẽ tác động tiêu cực đến lịch trình vận động của Trump, buộc ông phải tìm chiến lược tranh cử phù hợp hơn. Ngày 25/3, tòa phúc thẩm New York đồng ý cho cựu tổng thống Donald Trump giảm phí bảo lãnh khoản tiền phạt 464 triệu USD xuống còn 175 triệu USD và yêu cầu ông thực hiện trong vòng 10 ngày.Đây được coi là một chiến thắng trong...

Ấn Độ rào biên giới với Myanmar, Ukraine nhận khoản vay 1,5 tỷ USD, kinh tế Đức giảm tăng trưởng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/3.

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liệu có làm chuyển hướng quan hệ với đồng minh Israel?

Cùng chuyên mục

Thương vụ có thể giúp ông Trump giải cơn khát tài chính

Cựu tổng thống có thêm nguồn tiền để giải quyết các chi phí pháp lý khi mạng xã hội được lên sàn chứng khoán. Các cổ đông Tập đoàn Sáp nhập Thế giới Kỹ thuật số (DWAC), công ty chuyên mua lại và sáp nhập, cuối tuần qua đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập Tổ hợp Truyền thông và Công nghệ Trump (TMTG), vốn là công ty mẹ của mạng xã hội Truth Social do cựu tổng thống...

Vụ khủng bố nhà hát Nga hé lộ kế hoạch vươn vòi của IS

Vụ tấn công của ISIS-K vào nhà hát Crocus, Nga cho thấy các tổ chức chân rết IS đang dần trỗi dậy với tham vọng vươn vòi khắp thế giới. Tháng 4/2019, thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đăng video để gửi thông điệp đến các tín đồ ở vùng xa xôi. Al-Baghdadi thừa nhận "nhà nước tự xưng" ở Trung Đông đã bị tiêu diệt và "chiến dịch trả thù"...

Ấn Độ rào biên giới với Myanmar, Ukraine nhận khoản vay 1,5 tỷ USD, kinh tế Đức giảm tăng trưởng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/3.

Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Theo Vietnamplus, ngày 27/3, các nhân viên điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã tiếp cận và thu thập được hộp đen của con tàu chở hàng đâm sập cầu ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ) một ngày trước đó. Cây cầu Francis Scott Key khi chưa bị sập. Ảnh cắt từ clip. Cây cầu Francis Scott Key sau khi bị tàu hàng đâm sập. Ảnh cắt từ clip. Chủ tịch NTSB Jennifer...

Ấn Độ lên kế hoạch xây tường rào biên giới với Myanmar

Ấn Độ có kế hoạch chi gần 3,7 tỷ USD để xây tường rào biên giới dài 1.610 km với Myanmar trong vòng khoảng 10 năm, nhằm ngăn chặn buôn lậu và các hoạt động bất hợp pháp khác. Theo báo The Hindu của Ấn Độ, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah cho biết chính phủ đã quyết định xây dựng hàng rào dọc biên giới dài 1.643 km...

Mới nhất

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một...

Thương vụ có thể giúp ông Trump giải cơn khát tài chính

Cựu tổng thống có thêm nguồn tiền để giải quyết các chi phí pháp lý khi mạng xã hội được lên sàn chứng khoán. Các cổ đông Tập đoàn Sáp nhập Thế giới Kỹ thuật số (DWAC), công ty chuyên mua lại và sáp nhập, cuối tuần qua đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập Tổ hợp Truyền thông...

Nga chật vật thu tiền bán dầu

Các công ty Nga phải chờ đến vài tháng để được thanh toán tiền bán dầu, do ngân hàng cảnh giác với các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ. 8 nguồn tin đến từ các ngân hàng và nhà giao dịch của Reuters cho hay một số ngân hàng ở Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã...

Mới nhất