Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChậm cấp gạo hỗ trợ, nhiều trường học ở vùng cao Yên...

Chậm cấp gạo hỗ trợ, nhiều trường học ở vùng cao Yên Bái phải vay gạo để nấu ăn cho học sinh


Kho để gạo của Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) trống trơn - Ảnh: C.TUỆ

Kho để gạo của Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) trống trơn – Ảnh: C.TUỆ

Hai tuần nay, nhiều trường bán trú tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) phải “cầu cứu” chính quyền địa phương, huy động phụ huynh học sinh và các cơ sở kinh doanh cho mượn, vay gạo để nấu ăn cho học sinh bán trú do chậm nhận được gạo hỗ trợ.

Theo quy định tại nghị định số 116-2016 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, mỗi học sinh bán trú được hỗ trợ 15kg gạo/tháng.

Thông thường, đầu tháng 3 hằng năm, các trường học bán trú trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được cấp phát gạo hỗ trợ cho học sinh ăn trong học kỳ 2. Tuy nhiên năm nay (đến ngày 22-3) tất cả các trường bán trú trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đều chưa nhận được gạo hỗ trợ.

Kho gạo trống trơn

Khoảng 9h sáng 22-3, phóng viên Tuổi Trẻ Online tới Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái), cũng là lúc anh Thào A Khày (nhân viên nhà trường) vừa đi vay thêm 30kg gạotừ phụ huynh học sinh về để nấu cho học sinh bán trú ăn bữa trưa.

“Gạo hỗ trợ cho học sinh hết nên nhà trường đã vận động các phụ huynh cho vay 15kg/học sinh để nấu ăn, khi nào được cấp gạo hỗ trợ thì nhà trường trả lại” – anh Thào A Khày nói rồi vội vàng mang gạo vào bếp nấu ăn.

Anh Thào A Khày đi lấy gạo từ nhà phụ huynh học sinh về để nấu cho học sinh bán trú - Ảnh: C. TUỆ

Anh Thào A Khày đi lấy gạo từ nhà phụ huynh học sinh về để nấu cho học sinh bán trú – Ảnh: C. TUỆ

“Kho gạo bây giờ sạch lắm, không còn gì” – cô Dương Thị Liễu, phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Khao Mang nói khi phóng viên đề nghị dẫn xuống kho gạo của trường.

Đứng trong kho gạo trống trơn, cô Liễu cho hay, từ đầu tháng 3, gạo hỗ trợ cho 515 học sinh bán trú đã sử dụng hết, trong khi Nhà trường chưa nhận được gạo hỗ trợ trong học kỳ 2.

Do đó, hai tuần nay, nhà trường đang huy động mượn 15kg gạo mỗi học sinh bán trú, để có gạo nấu ăn cho các em hàng ngày. Đến ngày 22-3, nhà trường đã mượn của phụ huynh học sinh khoảng 12 tấn gạo.

“Như các bạn đã thấy, kho đã hết sạch gạo. Hôm nay và ngày mai học sinh về nghỉ cuối tuần, nhà trường tiếp tục vận động phụ huynh cho mượn để có gạo nấu ăn cho các em vào tuần tới” – cô Liễu nói, và cho biết việc mượn gạo này đến khi nào được cấp gạo mới thì thôi.

Cô Liễu cho biết, theo văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái thì sẽ cấp gạo hỗ trợ cho học sinh xong trước 10-4.

“Mỗi ngày, nhà trường cần khoảng 260kg gạo để nấu ăn cho hơn 500 em. Nếu tình trạng này càng kéo dài, nhà trường cũng khó xoay sở vì hầu hết học sinh của trường đều là dân tộc Mông, trong đó 50% học sinh thuộc diện hộ nghèo, không phải nhà nào cũng có sẵn gạo” – cô Liễu nói.

Sổ ghi chép số lượng gạo mà Trường THCS Khao Mang vạy, mượn từ phụ huynh học sinh các lớp để sau này trả lại - Ảnh: C. TUỆ

Sổ ghi chép số lượng gạo mà Trường THCS Khao Mang vạy, mượn từ phụ huynh học sinh các lớp để sau này trả lại – Ảnh: C. TUỆ

Nhà trường mong được cấp gạo sớm

Còn tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hồ Bốn cũng trong cảnh hết gạo hỗ trợ từ ngày 8-3. Để có gạo nấu ăn cho 635 học sinh bán trú, nhà trường huy động phụ huynh học sinh đóng góp được gần 5 tấn gạo, đi vay của hộ kinh doanh bên ngoài 4 tấn gạo.

Thầy Nguyễn Xuân Trường, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hồ Bốn, cho biết như những năm trước, nhà trường chỉ dự trữ gạo đảm bảo cho các em ăn đến giữa tháng 3.

“Khi nắm được việc gạo hỗ trợ cấp phát muộn thì nhà trường đã tham mưu cho chính quyền xã Hồ Bốn để vận động nguồn gạo để đảm bảo có gạo ăn cho các em đến trước ngày 10-4” – thầy Trường nói và mong muốn được cấp gạo sớm hơn, nhất là học kỳ 2 để nhà trường chủ động hơn trong việc đảm bảo gạo nấu ăn cho học sinh.

Học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải mang gạo từ nhà tới cho nhà trường mượn - Ảnh: C. TUỆ

Học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải mang gạo từ nhà tới cho nhà trường mượn – Ảnh: C. TUỆ

Tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải cũng gặp một số khó khăn do chậm được cấp gạo hỗ trợ.

Để đảm bảo gạo nấu ăn cho hơn 600 học sinh bán trú, hai tuần qua, nhà trường cũng phải vận động mỗi phụ huynh học sinh cho mượn từ 10-15kg và vay các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã.

“Việc huy động gạo chỉ đảm bảo dùng đến hết tháng 3. Chúng tôi mong muốn nhà nước hỗ trợ gạo cho học sinh kịp thời hơn trong thời gian tới và các năm tiếp theo để nhà trường tổ chức tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú” – thầy Vũ Văn Mạnh, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải nói.

8 trường bán trú ở huyện Mù Cang Chải phải vay mượn khoảng 40 tấn gạo - Ảnh: C. TUỆ

8 trường bán trú ở huyện Mù Cang Chải phải vay mượn khoảng 40 tấn gạo – Ảnh: C. TUỆ

Hầu hết các trường ở Mù Cang Chải chủ động được gạo dùng đến hết tháng 3 - Ảnh: C. TUỆ

Hầu hết các trường ở Mù Cang Chải chỉ chủ động được gạo dùng đến hết tháng 3 – Ảnh: C. TUỆ

Nếu việc giao gạo hỗ trợ càng chậm trễ càng gây khó khăn cho các trường - Ảnh: C. TUỆ

Nếu việc giao gạo hỗ trợ càng chậm trễ càng gây khó khăn cho các trường – Ảnh: C. TUỆ

Các trường chỉ còn gạo đủ dùng hết tháng 3

Ông Vũ Anh Thủy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho biết toàn huyện có 20 trường phổ thông dân tộc bán trú với gần 12.000 học sinh bán trú.

Theo quy định, việc cấp phát gạo hỗ trợ học sinh bán trú hàng năm diễn ra vào đầu tháng 3 (học kỳ 2) và tháng 10 (học kỳ 1). Nhưng năm nay, đến thời điểm này các trường chưa nhận được gạo hỗ trợ.

“UBND tỉnh Yên Bái đã có quyết định cấp định mức. Tuy nhiên, qua nắm thông tin thì Tổng cục Dự trữ quốc gia đang đấu thầu nên đến thời điểm này chưa cấp được. Do đó một số trường bị thiếu gạo nên phải đi vay, mượn” – ông Thủy nói và cho biết qua thống kê đến ngày 19-3, có 8 trường tiểu học và THCS phải vay khoảng 40 tấn gạo từ phụ huynh học sinh và các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Các trường còn lại chỉ còn đủ dùng trong tháng 3. Nếu chậm thêm nữa thì các trường sẽ khó khăn vì số lượng học sinh bán trú đông.

Ông Thủy cũng cho biết phòng đã tính đến phương án mượn gạo từ kho dự trữ của huyện Mù Cang Chải nếu việc cấp gạo chậm hơn theo kế hoạch dự kiến.

Trước đó, ngày 5-3, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã có công văn gửi cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn và khu vực Vĩnh Phú đề nghị giao cho các huyện, thị xã, thành phố hơn 1,9 triệu tấn gạo, thời gian giao xong trước ngày 10-4.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Nam thí điểm đưa bài chòi ở trường học

Ngày 22-3, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết số của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi giai đoạn 2024-2030.Trong kế hoạch, tỉnh đặt mục tiêu chung là...

Sáng ra dân một huyện của Yên Bái lên rừng tìm cắt măng sặt, loại “rau rừng”, chưa tới chợ đã hết

Măng sặt là chồi non của cây sặt, mọc nhiều trên núi cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng không phải nơi nào măng cũng ngon như ở Yên Bái. Trước đây, cây sặt chủ yếu chỉ mọc tự nhiên nên sản lượng măng...

Dịch thủy đậu đang lây lan ở phía Bắc, 1 người tử vong

Dịch thủy đậu đang lây lan ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái... khiến hàng trăm ca mắc, đã có 1 trường hợp tử vong. Theo ông Lại Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái, mặc dù là bệnh lành tính nhưng thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng....

Vào thủ phủ hoa sơn tra Mù Cang Chải

YÊN BÁI-Tháng 3, bản Lùng Cúng, thủ phủ cây sơn tra của huyện Mù Cang Chải, vào mùa nở rộ, nhuộm trắng cả một vùng núi đồi. Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT, ngày 23-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn quốc về vụ tấn công khủng...

Trao thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu: Dám dấn thân, dám hành động

Tại lễ trao thưởng, anh Bùi Quang Huy bày tỏ điều đáng mừng là đại bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay rất có chí tiến thủ, có ước mơ, hoài bão, có đạo đức tốt, xung kích, tình nguyện, sáng tạo, tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất