Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChâu Âu khó tách rời kinh tế với Trung Quốc

Châu Âu khó tách rời kinh tế với Trung Quốc


Chủ tịch Ủy ban châu Âu đề xuất “giảm thiểu rủi ro” cho EU bằng cách cắt bớt liên hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng không dễ thực hiện.

Châu Âu đang lựa chọn cách cư xử với Trung Quốc. Là đồng minh thân cận nhất của Mỹ, nhưng nội bộ các nước châu Âu vẫn đang dao động giữa cứng rắn và hòa dịu với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuần trước, Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của EU, thúc giục các bộ trưởng ngoại giao tìm ra “một chiến lược chặt chẽ” khi đối mặt với “sự cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc”. Vẫn chưa rõ chiến lược đó có thể là gì và liệu khối này có tiếp tục liên kết chặt chẽ với Mỹ nếu địa chính trị leo thang hơn.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu có những thái độ khác nhau vài tháng qua, cho thấy khối này thiếu một kế hoạch chung. Tháng 10/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Đức đến Trung Quốc với giọng điệu cứng rắn. Nhưng chỉ tháng sau, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng các lãnh đạo doanh nghiệp sang thăm. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez thì chọn mở cửa thương mại. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa 53 CEO sang Bắc Kinh và nhấn mạnh rằng châu Âu nên tránh xa căng thẳng Trung – Mỹ. Bình luận của ông sau đó gây náo động ở châu Âu và Mỹ.

Xung đột Ukraine càng làm phức tạp thêm tình hình. Hầu hết quốc gia ở phía đông của Liên minh Châu Âu – những quốc gia trước đây chào đón các nhà đầu tư Trung Quốc – đã trở nên quyết liệt hơn. Họ cảm thấy lo lắng không chỉ về mối quan hệ bạn bè giữa Moskva và Bắc Kinh, mà còn về việc Tổng thống Macron đề cập đến “tự chủ chiến lược” với Mỹ.

Với nhiều diễn biến này, Economist cho rằng, châu Âu ở tình thế đỉnh điểm của tiến thoái lưỡng nan. Bài toán của các lãnh đạo EU là giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức độ nào và cần làm gì nếu Mỹ khắt khe hơn.

Xét về kinh tế, họ đang gắn bó với Trung Quốc ra sao?

Châu Âu tiếp xúc với Trung Quốc nhiều hơn về mặt kinh tế so với Mỹ. Khoảng 8% doanh thu của các công ty đại chúng của châu Âu đến từ Trung Quốc, so với 4% của các công ty Mỹ, theo Morgan Stanley. Châu Âu và Mỹ có tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa tương tự sang Trung Quốc (7-9%), nhưng do châu Âu là nền kinh tế thâm dụng thương mại nhiều hơn nên độ nhạy cảm cao hơn. Các khoản đầu tư vào Trung Quốc trị giá 2% GDP của châu Âu so với 1% của Mỹ.

Để có một cái nhìn toàn diện, Economist đưa ra thước đo về “tổng mức độ tiếp xúc với Trung Quốc”. Nó gồm 3 yếu tố: xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ và doanh số các công ty con do phương Tây sở hữu tại Trung Quốc. Những số liệu sử dụng là năm 2020 – năm cuối cùng có dữ liệu. Sáu nền kinh tế lớn nhất, bao gồm cả Anh, được chọn ra để tính toán. Việc tiếp xúc kinh tế với Trung Quốc có tính cả Hong Kong ở mảng dịch vụ.

Kết quả, tỷ lệ tiếp xúc với Trung Quốc của 6 ông lớn châu Âu đạt 5,6% tổng GDP của họ, tăng từ 3,9% vào 2011. Con số này cao hơn Mỹ (4,2%). Italy và Tây Ban Nha tiếp xúc ở mức 1-2%, Pháp và Anh là 4-5%, còn Đức đến 9,9%.





Mức độ phục thuộc vào Trung Quốc của 6 nền kinh tế lớn nhất châu Âu, gồm Anh (Big 6), các nước cụ thể và Mỹ. Nguồn: Economist

Mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc của 6 nền kinh tế lớn nhất châu Âu (Big 6), Anh, Mỹ và một số nước. Nguồn: Economist

Trong trường hợp chuỗi cung ứng châu Âu và Trung Quốc bị chia tách cứng nhắc, tổng chi tiêu quốc gia của khu vực đồng euro sẽ giảm hơn 2%, theo Ngân hàng Trung ương châu Âu. Thiệt hại ở Đức sẽ cao hơn trung bình.

Tương tự, một nghiên cứu của IMF vào tháng 4 cho biết trong trường hợp có sự chia rẽ đầu tư giữa phương Tây và Trung Quốc, GDP của châu Âu sẽ giảm 2%, gấp đôi so với Mỹ. Ngoài ra, sự chia tách sẽ gây ra khủng hoảng tại một số công ty hàng đầu châu Âu phụ thuộc vào Trung Quốc, bao gồm các nhà sản xuất ôtô của Đức, đế chế hàng xa xỉ của Pháp và ngành ngân hàng của Anh.

Những năm gần đây, ở châu Âu nổi lên thảo luận về chính sách “giảm thiểu rủi ro” (de-risking), nghĩa là giảm bớt các liên kết thay vì tách rời kinh tế tổng thể với Trung Quốc. Nó manh nha xuất hiện 4 năm trước, với một bài phân tích chiến lược cho rằng Trung Quốc không chỉ là một đối tác lẫn cạnh tranh kinh tế, mà còn là một đối thủ có hệ thống. Các thủ đô trên khắp châu Âu, vốn đã bán các cảng và cơ sở hạ tầng khác cho các nhà đầu tư Trung Quốc, bắt đầu suy nghĩ lại.

Trục trặc chuỗi cung ứng thời đại dịch cho thấy những nguy cơ của việc phụ thuộc quá nhiều vào ngành công nghiệp Trung Quốc. “Thỏa thuận toàn diện về đầu tư” Sino-EU, được ký kết vào tháng 12/2020, đã bị châu Âu gạt sang một bên.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen cho rằng “giảm thiểu rủi ro” là bước tiếp theo và người châu Âu có thể đồng ý. Nhưng nó vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nó không có nghĩa là đóng cửa hoàn toàn với Trung Quốc, mà là đa dạng hóa, củng cố an ninh kinh tế.

Giống Mỹ, châu Âu dễ bị tổn thương nhất về mặt chiến lược khi nói đến sự phụ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc với một số nguồn cung nhất định. Vào năm 2022, Trung Quốc đã khai thác gần ba phần năm nguyên tố đất hiếm toàn cầu, được sử dụng trong thiết bị điện tử. Nước này tinh chế 60% lượng lithium và 80% lượng coban của thế giới, hai nguyên liệu đầu vào cốt lõi để sản xuất pin.

Châu Âu nhập khẩu 98% đất hiếm từ Trung Quốc, thậm chí nhiều hơn cả Mỹ với mức 80%. Theo một nghiên cứu của Merics (Đức), 97% chloramphenicol được sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh của EU phụ thuộc vào Trung Quốc. Đối với Mỹ, con số này là 93%.

Đến nay, các công ty châu Âu đã đa dạng hóa các nhà cung cấp, “kết bạn” với đồng minh. “Tất cả chúng tôi học được từ Covid-19 rằng phải tăng gấp đôi và gấp ba nguồn cung, không chỉ từ Trung Quốc”, một công ty khổng lồ của Pháp cho biết. Các công ty đang tìm đến Mexico, Ấn Độ, Morocco, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà hoạch định chính sách EU công bố “Đạo luật về nguyên liệu thô quan trọng”, được thiết kế để đảm bảo rằng không quá 65% lượng tiêu thụ hàng năm với bất kỳ nguyên liệu nào được liệt kê có nguồn gốc từ một quốc gia vào 2030.

Trong lĩnh vực công nghệ, các công ty châu Âu tham gia vào một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. ASML (Hà Lan) – sản xuất thiết bị dùng để chế tạo chất bán dẫn, đã hạn chế bán máy móc tiên tiến cho Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia của châu Âu cũng đang điều chỉnh cách hoạt động ở Trung Quốc. Trong một số trường hợp, họ đang thoái vốn.

Một cách khác là giúp các công ty con ở Trung Quốc tự cung tự cấp hơn. Một thước đo là vốn đầu tư của các công ty con đến từ lợi nhuận chính họ, thay vì từ tiền gửi từ châu Âu. Đối với các công ty con của Đức ở Trung Quốc, tỷ lệ này đã tăng từ 2% vào năm 2002 và 52% vào năm 2012, rồi lên 85% vào năm 2022.

Yếu tố cuối cùng của việc giảm thiểu rủi ro là sàng lọc chặt chẽ hơn các khoản đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu. Đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013, theo Merics và công ty tư vấn Rhodium. FDI của Trung Quốc đạt đỉnh ở châu Âu vào năm 2016.

Con đường để châu Âu “giảm thiểu rủi ro” không dễ dàng. Các công ty lớn, vẫn quan tâm đến “giấc mơ Trung Hoa” có thể từ chối tham gia. “Có một số lĩnh vực cấm nhất định về công nghệ ở Trung Quốc, nhưng phần còn lại thì chúng tôi không thể tách rời. Đó là công việc kinh doanh thông thường và càng nhiều càng tốt”, một nhà công nghiệp cấp cao của châu Âu cho biết. Khi Tổng thống Pháp Macron ở Bắc Kinh, Airbus đã đồng ý mở rộng dây chuyền lắp ráp ở Thiên Tân và xác nhận đơn hàng bán 160 máy bay cho Trung Quốc.

Chiến lược này cũng có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với sự thay đổi công nghệ và các tác động thương mại của nó. Ôtô là một ví dụ điển hình. EU hầu như không xuất khẩu xe điện sang Trung Quốc nhưng gần như tất cả ôtô xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đều chạy bằng pin. Người châu Âu tìm kiếm phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, còn Trung Quốc vừa háo hức vừa có vị trí thuận lợi để phủ sóng xe điện “Made in China” khắp lục địa già.

Các cuộc thảo luận của khối trong những tháng tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Pháp và Đức, hai nền kinh tế lớn nhất của khối và nằm trong số những nền kinh tế tiếp xúc nhiều nhất với Trung Quốc. Ông Macron từ lâu đã thúc đẩy châu Âu trở nên tự chủ hơn trước Mỹ. Ông Scholz thì đối mặt với những quan điểm khác nhau trong chính phủ liên minh. Ông định tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương với Trung Quốc tháng tới.

Cả Pháp và Đức đều dè dặt về các biện pháp “giảm thiểu rủi ro” của bà Von der Leyen, nhưng họ ủng hộ nguyên tắc này. Trong khi, phần lớn các nước thành viên Đông Âu lại có vẻ cảnh giác với ảnh hưởng của Trung Quốc. Châu Âu cần một cuộc tranh luận có cân nhắc về những việc cần làm tiếp theo, theo Economist.

Phiên An (theo The Economist)



Source link

Cùng chủ đề

Dự báo 3 cú sốc ảnh hưởng nền kinh tế châu Âu trong tương lai

Theo các chuyên gia từ tờ Economist, nền kinh tế châu Âu đang phát triển trì trệ trên mọi mặt. Cụ thể, tăng trưởng trong thập kỷ vừa qua của khối này chỉ là 4%. Thậm chí, từ năm 2022, kinh tế của khối này và nước Anh đều không có bất kì sự tăng trưởng nào. Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Nguồn ảnh: Simon Wohlfahrt, Bloomberg...

Giá vàng thế giới biến động thế nào trước sức nóng Trung Quốc mua vàng?

Trong tuần qua, giá vàng thế giới đã có mức tăng mạnh đáng kể. Ghi nhận vào lúc 5h00 ngày 29/3/2024 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.232,10 USD/ounce. Đây là mức tương đương với giá vàng cao kỷ lục vào tuần trước, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục dự báo về ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024. ...

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Hội nghị thượng đỉnh châu Âu bàn nhiều chuyện “nóng”

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày (21 và 22-3) tập trung thảo luận về các vấn đề cấp bách hiện nay như đẩy nhanh viện trợ cho Ukraine; xây dựng chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu; tình hình nhân đạo tại Gaza; chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh... Thay đổi nhận thức Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn...

Châu Âu chật vật tăng ngân sách quốc phòng theo yêu cầu của NATO

Nhiều thành viên NATO ở châu Âu đối mặt thâm hụt ngân sách cao, khó có thể đáp ứng mục tiêu ngân sách quốc phòng ít nhất 2% GDP. Các thành viên châu Âu của NATO cần tăng đóng góp hơn 60 tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng của liên minh.Mỹ nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt dưới thời cựu tổng thống Donald...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Review – ‘Godzilla x Kong: The New Empire’

Siêu quái vật Godzilla và Kong lần đầu hợp tác để đối đầu kẻ thù mạnh gấp bội trong lòng Trái đất, ở bom tấn hành động mới. * Bài tiết lộ một phần nội dung phim Trailer 'Godzilla x Kong: The New Empire' Trailer "Godzilla x Kong: The New Empire" - ra rạp Việt từ ngày 29/3. Video: CGV Phần mới về Godzilla, Kong lấy bối cảnh vài năm sau cuộc chiến của hai quái vật huyền thoại trong tác phẩm...

Phát hiện 8 thi thể người di cư Trung Quốc ở bãi biển Mexico

Giới chức cho biết thi thể 8 người di cư Trung Quốc được phát hiện ở bãi biển miền nam Mexico, sau khi thuyền chở họ bị lật. Văn phòng công tố bang Oaxaca, miền nam Mexico, ngày 30/3 cho biết nhóm người di cư Trung Quốc đã lên chiếc thuyền do công dân Mexico điều khiển rời thành phố Tapachula, bang Chiapas, giáp biên giới với Guatemala, hôm 28/3.Một ngày sau, thi thể của 7 người phụ nữ...

Sinh viên lo sống chật vật nếu bị siết giờ làm thêm

Đang phục vụ 35 tiếng mỗi tuần ở một quán ăn vặt với thu nhập khoảng 600.000 đồng, Lan không biết lấy đâu tiền tiêu nếu chỉ được làm 20 tiếng. Nguyễn Lan, quê Hưng Yên, sinh viên năm thứ nhất một trường cao đẳng ở Hà Nội, hàng ngày đều đến chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, vào buổi trưa.Lan phụ việc từ 13h đến 18h, giúp khách gọi đồ, làm một số món đơn giản như bánh...

Đỗ Quốc Luật lần thứ 10 liên tiếp vô địch quốc gia cự ly 10km

Phú YênBị vấp ổ gà ở đầu cuộc đua, nhưng VĐV đoàn Quân Đội, Đỗ Quốc Luật vẫn thắng áp đảo ở cự ly 10km nam hệ tuyển ở giải vô địch quốc gia sáng 31/3. Quốc Luật về đích sau 31 phút 12 giây, bỏ xa các đàn em như Đào Minh Thiện, Lương Đức Phước, Trịnh Quốc Lượng... Thông số này còn tốt hơn so với thành tích khi chân chạy 31 tuổi này vô địch năm...

Bao Phương Vinh toàn thắng tại vòng bảng billiard châu Á

HÀN QUỐC-Bao Phương Vinh vào vòng 1/8, trong khi cơ thủ số hai thế giới Trần Quyết Chiến dừng bước ngay vòng bảng giải carom 3 băng châu Á 2024. Tại vòng bảng kết thúc hôm nay 30/3, Phương Vinh lần lượt thắng Lý Thế Vinh 40-33, O Takeshima 40-18 và Takao Miyashita 40-24, với hiệu suất thi đấu trung bình 1,579 điểm trên mỗi lượt cơ. Cơ thủ 29 tuổi đứng đầu bảng H, cùng Miyashita vào vòng 1/8. Phương...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam

A.M.Best tiếp tục xếp hạng năng lực tài chính của PJICO ở mức “B++” (tốt), xếp hạng năng lực tổ chức phát hành mức “bbb” (tốt). Đặc biệt, năm 2023, A.M Best bổ sung thêm xếp hạng tín nhiệm trong phạm vi quốc gia (National Scale Rating - NSR) áp...

VinFast 160 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng siêu giàu, tổ chức xếp hạng bối rối

Mỗi ngày VinFast có thêm 24 tỷ USD Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/8 (giờ Mỹ), cổ phiếu VinFast (VFS) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục gây sốc với việc đóng cửa ở mức giá cao kỷ lục mới: 68,77 USD/cp (tương đương vốn hóa gần 160 tỷ USD), với hơn 12,9 triệu đơn vị được giao dịch. Trong phiên, có lúc VFS đã lên 72,5 USD/cp, tương ứng giá trị công ty đạt 170...

Trương Mỹ Lan – ‘bà trùm’ dựng lên hệ sinh thái khủng vươn vòi hút chục tỷ USD

Hệ sinh thái 'khủng' của Vạn Thịnh Phát Bà Trương Mỹ Lan (1956) thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Sau này, công ty mở rộng thành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ. Sau nhiều...

Cùng chuyên mục

Biến động lãi suất 31.3, ngân hàng nào dẫn đầu bảng lãi suất?

VietBank, Nam A Bank dẫn đầu bảng lãi suấtVietBank và Nam A Bank là hai ngân hàng hiếm hoi không điều chỉnh lãi suất trong tháng 3.2024. Lãi suất ổn định đã đưa hai ngân hàng này đến vị trí đứng đầu thị trường, với mức lãi suất cao nhất tại hầu hết các kỳ hạn.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) hiện niêm yết biểu lãi suất tiền gửi online như sau:Lãi suất tiền gửi online...

Mumbai là thành phố có nhiều tỷ phú nhất châu Á

Theo báo cáo Hurun Global Rich List 2024, Mumbai đã vượt qua Bắc Kinh là thành phố có nhiều tỷ phú nhất châu Á. Là trung tâm tài chính của Ấn Độ, Mumbai hiện có 92 tỷ phú, nhiều hơn Bắc Kinh (91) và Thượng Hải (87). Là thành phố nhiều tỷ phú nhất châu Á năm nay, Mumbai cũng lần đầu tiên vào top 3 thành phố nhiều tỷ phú nhất thế giới.Sở hữu khối tài sản 115...

Khủng hoảng địa ốc Trung Quốc nguy cơ lan sang ngân hàng

Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 3 năm qua trên thị trường địa ốc Trung Quốc đang khiến nợ xấu của các nhà băng lớn nhất nước này tăng vọt. Tuần này, 4 ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc, gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) và Bank of China (BOC) lần lượt thông báo nợ xấu năm 2023 tăng vọt. Tổng...

Tạm hoãn xuất cảnh 5 chủ doanh nghiệp ở Quảng Bình

Ngày 30.3, Cục thuế Quảng Bình cho biết, trong thời gian từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, tình hình nợ thuế có chiều hướng tăng.Cục Thuế đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế nợ như phong tỏa tài khoản, ngừng sử dụng hóa đơn.Ngoài các biện pháp cưỡng chế như trên, từ đầu năm 2024, Cục Thuế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xem xét áp dụng thêm biện pháp tạm hoãn xuất cảnh...

Không thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, người dân thất vọng

Người dân thất vọngTại buổi Họp báo thường kỳ chiều 29.3 diễn ra tại Bộ Tài chính, ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí chia sẻ, do biến động CPI chưa đến 20% cũng như chờ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính nói hiện chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.Sau ý kiến này, dư luận xôn...

Mới nhất

Cư dân Vinhomes Grand Park “sướng mê” khi có thêm dịch vụ y tế tận nhà

Cư dân Vinhomes Grand Park “sướng mê” khi có thêm dịch vụ y tế tận nhàThông tin Vinhomes Grand Park chính thức triển khai Dịch vụ y tế tận nhà đang làm nức lòng các cư dân đại đô thị. Nhiều ý kiến đánh giá hiếm chủ đầu tư nào liên tục “chơi lớn” thăng hạng đặc quyền...

cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ, tăng thị phần

Canada - cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ, tăng thị phầnCanada hiện là thị trường xuất khẩu tiềm năng và còn là thị trường cửa ngõ để tiếp cận thị trường Bắc Mỹ. Bên cạnh những thuận lợi, thị trường Canada cũng có những thách thức đặt ra với với các...

Mãn nhãn màn biểu diễn dù lượn đầy sắc màu trên trời Bình Định

Đêm 30/3, trên bầu trời TP Quy Nhơn (Bình Định) đã diễn ra màn trình diễn dù lượn đầy ấn tượng, độc đáo, tạo cảm giác lạ lẫm, thích thú cho người dân và du khách. NGUYỄN GIA - DŨNG NHÂN - HỒNG HẠNHvtcnews.vnNguồn

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 30/3/2024

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông cáo báo chí Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 30/3/2024. Thông qua đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng   Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 30/3/2024 về đề nghị xây dựng Nghị...

Mới nhất