Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChia sẻ kinh nghiệm trong phát hiện sớm, can thiệp giáo dục...

Chia sẻ kinh nghiệm trong phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non


Ngày 9/11/2023 tại Hà Nội, Hiệp Hội vì Giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) trực thuộc Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (VACHE) tổ chức Hội thảo khoa học “Phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non”.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT và nhiều chuyên gia hỗ trợ, can thiệp trẻ tự kỷ trên cả nước.

Hội thảo khoa học “Phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non” được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của giáo viên và cha mẹ trong việc phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ tự kỷ ở tuổi mầm non nhằm giảm thiểu tổn thương về thể chất, tinh thần cho trẻ trong quá trình phát triển; Tăng cường hợp tác giữa trường mầm non và các cơ sở can thiệp để phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ tự kỷ có hiệu quả; Chia sẻ các bài học kinh nghiệm, các khó khăn thách thức trong phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm với trẻ mầm non có rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ và xây dựng các khuyến nghị để đảm bảo chất lượng và bình đẳng trong giáo dục đối với trẻ tự kỷ.

NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người phát biểu tại hội thảo.

NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người phát biểu tại hội thảo.

NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết: Đặc trưng của người có rối loạn phổ tự kỷ bao gồm khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cùng với những hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa tìm được nguyên nhân xác thực vì sao một đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, tay chân lành lặn lại mắc rối loạn phổ tự kỷ. Rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ đang có tỷ lệ mắc cao trên toàn thế giới. Những nghiên cứu ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ chỉ ra tỷ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỷ lệ trung bình là 1% dân số. Nghiên cứu ở Hàn Quốc báo cáo tỷ lệ này lên tới 2,6 dân số.

Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng người mắc chứng tự kỷ ở trong nước. Theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỷ lệ cao nhất ở trong trường học, chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường nhưng con số đó chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không được đến trường.

Trong thời gian qua, một số cơ sở giáo dục mầm non đã đón nhận các trẻ tự kỷ vào học hòa nhập và một số trung tâm hỗ trợ can thiệp trẻ tự kỷ đã ra đời. Trong đó, có các đơn vị là thành viên của Hiệp hội Vì Giáo dục cho mọi người VN (VAEFA) và của Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD). Trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ, các chuyên gia, giáo viên ở các cơ sở này cũng đã phát hiện thấy trẻ tự kỷ giảm thiểu những khiếm khuyết trong quá trình phát triển.

Do đó, qua Hội thảo này, NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh hy vọng rằng, mỗi người sẽ hiểu sâu hơn về nguyên nhân và tìm ra câu trả lời về vấn đề rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ, cũng như có phương pháp hữu ích giúp trẻ có thể tự tin hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

Thạc sĩ Bùi Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường mầm non VSK Thăng Long chia sẻ

Thạc sĩ Bùi Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường mầm non VSK Thăng Long chia sẻ

Thạc sĩ Bùi Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường mầm non VSK Thăng Long, cơ sở thực hành giáo dục sớm của Viện Nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) cho biết: Trẻ em tự kỷ sau khi được phát hiện hoặc chưa được phát hiện, nhưng nếu được tiếp cận với các phương pháp giáo dục sớm ở cơ sở giáo dục mầm non ngay từ dưới 2 – 3 tuổi, được học hòa nhập với trẻ bình thường sẽ giảm thiểu những tổn thương về tinh thần, trí tuệ cũng như thể chất. 

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Trung tâm COHO – Tư vấn và Hỗ trợ người khuyết tật, TP HCM cho thấy, số lượng trẻ em tự kỷ ngày càng nhiều, nhu cầu được học hòa nhập của trẻ tự kỷ ngày một tăng cao, nhưng trường mầm non hoà nhập lại chưa phải là mô hình phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Giáo viên mầm non hiện nay chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng về giáo dục đặc biệt cũng như hỗ trợ, giáo dục cho trẻ tự kỷ. Các cơ sở can thiệp trẻ tự kỷ chỉ mới kết nối, hợp tác được với một số trường mầm non tư thục, chưa kết nối được với trường mầm non công lập để cùng phối hợp.

Đại diện Trung tâm COHO đề xuất: Cần tăng cường sự kết nối của các trường mầm non với các trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ

Đại diện Trung tâm COHO đề xuất: Cần tăng cường sự kết nối của các trường mầm non với các trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ

Từ thực trạng về nhu cầu học tập của trẻ rối loạn phổ tự kỷ tăng cao, Trung tâm COHO đề xuất: Cần tăng cường sự kết nối của các trường mầm non với các trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ; Mở các lớp tập huấn cho giáo viên để nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng giáo dục đặc biệt đối với trẻ tự kỷ học hòa nhập trong các trường mầm non công lập và tư thục. Cần có văn bản pháp quy quy định việc thực hiện phối hợp giữa trường mầm non và các cơ sở can thiệp liên quan đến giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và tự kỷ nói riêng.

Để nâng cao chất lượng can thiệp cũng như mở rộng mô hình câu lạc bộ cho trẻ tự kỷ, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam khuyến nghị: Cần tăng cường vai trò tự chủ của nhà trường mầm non hòa nhập đối với hoạt động thành lập và vận hành nhóm/lớp học/câu lạc bộ phát triển ngôn ngữ – giao tiếp cho trẻ có rối loạn phát triển theo học ở trường; tăng cường sự tham gia của phụ huynh đối với các hoạt động hỗ trợ của câu lạc bộ thông qua đa dạng các hình thức khác nhau; mở rộng mô hình câu lạc bộ phát triển ngôn ngữ – giao tiếp cho trẻ có rối loạn phát triển gặp khó khăn ở nhiều lĩnh vực phát triển khác nhau.

Đề cập đến thời điểm vàng cho trẻ, Trung tâm Sao Mai cho biết: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giai đoạn trước 3 tuổi là thời điểm đặc biệt quan trọng, là “Giai đoạn vàng” để các nhà can thiệp đưa ra những biện pháp tác động giúp trẻ tự kỷ phát triển tốt các kỹ năng và khắc phục, sửa chữa những khiếm khuyết để hòa nhập cộng đồng. Trung tâm Sao Mai cũng khuyến nghị, ở các trường mầm non dạy hòa nhập, giáo viên cần có kỹ năng tốt, hiểu biết rõ về trẻ để có ý tưởng sáng tạo, phù hợp trong quá trình thực hiện hoạt động. Các Trung tâm can thiệp cần có sự chia sẻ thường xuyên về cách vận dụng hoạt động giác quan xã hội trong việc phát triển các kỹ năng cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở lứa tuổi dưới 36 tháng. Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện về chính sách để giáo viên mầm non được đào tạo các kỹ năng can thiệp giáo dục đặc biệt.

Việt Cường



Source link

Cùng chủ đề

Cần ‘chuẩn’ về chuyên môn, dịch vụ, nhân sự

PV: Thưa bà, việc phụ huynh tố cô giáo bạo hành trẻ tự kỷ xảy ra tại TP Đà Nẵng mới đây đã khiến dư luận rất bức xúc. Là chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu sâu về...

Tìm cách chặn từ ‘gốc’

Nỗi lòng của người làm cha, mẹMới đây, dư luận không khỏi bất bình trước hình ảnh đứa trẻ tự kỷ bị cô giáo kéo tóc, đánh đập tại Viện Nghiên cứu tâm lý - giáo dục đặc...

Vụ trẻ tự kỷ nghi bị bảo mẫu bạo hành: Sẽ xử lý cơ sở hoạt động không phép

Tối 1-3, UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cho biết, vừa có báo cáo ban đầu về cơ sở nghi có hành vi bạo hành trẻ tự kỷ. Qua kiểm tra thông tin ban đầu, việc nhận giữ trẻ tại cơ sở số 83 đường Tôn Quang Phiệt (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) đã được bà Nguyễn Thị Hậu tự ý tổ chức và thuê một số người...

Xác minh vụ bảo mẫu tát, bịt miệng trẻ tự kỷ

Đà NẵngNhà chức trách kiểm tra một cơ sở nuôi dạy trẻ, sau loạt video cho thấy bảo mẫu ở đây dùng chăn bịt miệng, cho bạn tát bé gái 8 tuổi, lan truyền trên mạng. Ông Hoàng Sơn Trà, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, ngày 1/3 cho biết thông tin nói trên. Sáng nay, công an và Phòng giáo dục quận đã đến kiểm tra cơ sở giáo dục Cầu Vồng (số 83 đường Tôn Quang Phiệt).Khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để người khuyết tật tiếp cận dễ dàng khi số hóa các dịch vụ hành chính công

Ngày 24/2, tại Hà Nội, mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam tổ chức lễ “Khởi động dự án hành chính công với người khuyết tật tại Việt Nam".Số liệu đưa ra tại Hội thảo cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%.Để giúp nhóm đối tượng là người khuyết...

Đà Nẵng trao 300 thùng hàng gia đình cho người dân ảnh hưởng bởi mưa lũ

Cùng chung niềm vui ấy, chị Nguyễn Thị Việt (phường Hoà Khánh Nam) vừa nhận phần quà từ chương trình cho biết, chị có 5 người con, chồng mất sớm, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hàng ngày, chị phải đi bán vé số và bán trái cây nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con.“Hôm nay được nhận phần quà dụng cụ học tập cho các con và thùng hàng gia...

Hàng trăm thẻ BHYT được tặng cho học sinh khó khăn tại Đắk Nông

Trước đó, phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông và các nhà hảo tâm trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện này.Các em học sinh được tặng thẻ BHYT thuộc các trường tiểu học: Hà Huy Tập, Y Jút và Trần Phú, xã Tâm Thắng, huyện...

Bài đọc nhiều

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Cùng chuyên mục

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng Hàn, bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.Hướng dẫn viên du...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Mới nhất

Sau ‘cú sảy chân’ trượt lớp 10 trường công, nữ sinh trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Nguyễn Thị Thanh Tuyền (lớp 12I Trường THPT Marie Curie, Hà Nội) mới đây nhận được thư mời nhập học từ 9 trường ĐH ở Mỹ, với mức học bổng cao nhất gần 6 tỷ đồng cho 4 năm học. Cú sốc trượt lớp 10 công lập Sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, năm 2021, như các bạn bè...

Đẹp mê hồn Sơn Trà mùa thay lá, khách đổ về ngắm ‘nữ hoàng linh trưởng’ dạo chơi

Các cánh rừng ở bán đảo Sơn Trà đang bước vào mùa "thay áo", sắc lá vàng, đỏ xen lẫn giữa rừng cây xanh thu hút rất đông du khách đến tham quan. Bán đảo Sơn Trà (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) được xem là “lá phối xanh”, “viên ngọc quý” của TP Đà Nẵng. Nơi đây có diện...

Giá xăng dầu hôm nay 25/3/2024 lấy lại đà tăng sau 3 phiên lao dốc

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 25/3/2024 Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 25/3 được áp dụng theo mức giá của phiên điều hành chiều 21/3. Theo đó, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh theo hướng tăng mạnh giá xăng. Cụ...

Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”

Các đối tượng cầm đầu các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” ở nước ngoài đã triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm họp trực tuyến để...

Đẹp mê mẩn mùa hoa ban nở trắng núi đồi, thời điểm lý tưởng du lịch Điện Biên

Tháng 3, tháng 4 là thời điểm lý tưởng để du lịch Điện Biên, nhất là khi khắp các bản làng, núi đồi, cung đường, góc phố được phủ sắc hoa ban trắng muốt, tinh khôi. Từ giữa tháng 3, hoa ban bắt đầu bung nở trắng muốt khắp bản làng, núi đồi, cung đường của Điện Biên. Nhiều năm...

Mới nhất