Trang chủNewsThế giớiChiến thuật giúp ông Erdogan nắm quyền sang thập kỷ thứ ba

Chiến thuật giúp ông Erdogan nắm quyền sang thập kỷ thứ ba


Tổng thống Erdogan thực hiện chính sách dân túy và đường lối đối ngoại độc lập để tái đắc cử, dù có thể khiến quan hệ với phương Tây thêm căng thẳng.

“Một lần nữa cán cân quyền lực thế giới sẽ được định hình lại. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có sức mạnh và quyền lực vô song trong trật tự toàn cầu”, đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói với đám đông người ủng hộ tại Ankara ngày 28/5, sau khi ông được xác định là người chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng hai, sau khi đánh bại đối thủ Kemal Kilicdaroglu.

Ông Erdogan, 69 tuổi, bắt đầu lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 với tư cách Thủ tướng, sau đó là Tổng thống. Với chiến thắng lần này, ông sẽ nắm quyền trong ít nhất 25 năm liên tục. Là lãnh đạo tại vị lâu nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã chứng minh được sức hấp dẫn của thương hiệu chính trị cá nhân đối với hàng triệu người ủng hộ.

“Ông ấy bình tĩnh khi đối mặt áp lực. Ông ấy biết mình đang làm gì và thể hiện mình sẽ là người chịu trách nhiệm. Điều đó thu hút hầu hết cử tri, đặc biệt là người dân Thổ Nhĩ Kỳ”, Jim Jeffrey, cựu đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, nói.





Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại dinh tổng thống Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/5. Ảnh: AP

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tại dinh tổng thống Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/5. Ảnh: AP

Erdogan đã vượt qua các đối thủ thuộc phong trào Hồi giáo ở Istanbul để trở thành thị trưởng thành phố vào những năm 1990. Được ca ngợi vì đã mang lại những dịch vụ thiết yếu như nước sinh hoạt và khí đốt cho người nghèo, ông Erdogan trở thành Thủ tướng và thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ, đưa hàng triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu và thúc đẩy tham vọng biến đất nước này thành cường quốc.

Cuộc bầu cử năm nay là thử thách chính trị khó khăn nhất với ông Erdogan sau hai thập kỷ cầm quyền. Theo đuổi tham vọng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, ông Erdogan đã gây áp lực với ngân hàng trung ương để cắt giảm lãi suất bất chấp lạm phát cao.

Chính sách đó đã khiến đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất gần 80% giá trị so với USD trong 5 năm qua, trong khi chi phí sinh hoạt tăng vọt, khiến ngay cả những người ủng hộ trung thành nhất cũng cảm thấy bất an về ông.

Thảm họa động đất hồi tháng 2 khiến hơn 56.000 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng làm tăng thêm hoài nghi về nhiệm kỳ của ông Erdogan. Dưới thời ông, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép các nhà thầu thi công ồ ạt những công trình không đáp ứng tiêu chuẩn, coi đây là một động lực để phát triển kinh tế. Nhiều tòa nhà trong số đó đã đổ sụp trong thảm họa, khiến Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu thương vong nặng nề.

“Tôi cầu mong được tha thứ”, ông nói trong chuyến thăm thành phố Adiyaman bị động đất tàn phá hồi tháng 2.

Nhưng khi bước vào cuộc bầu cử, ông Erdogan đã quyết liệt thực thi các chính sách đối nội quan trọng để thu hút cử tri. Ông tận dụng nguồn lực nhà nước để khởi công xây dựng các tòa nhà mới cho nạn nhân động đất với tốc độ cực nhanh, tăng lương tối thiểu và đãi ngộ với công chức.

Gần tới ngày bầu cử, ông quyết định cung cấp khí đốt miễn phí cho người dân cả nước trong một tháng. Những quyết định chi tiêu mạnh tay này đã làm cạn kiệt ngân khố đất nước, nhưng cũng làm dịu những rắc rối tài chính đang diễn ra.

“Tất nhiên không ai có thể nói nền kinh tế đang trong trạng thái tốt, nhưng chúng tôi tin ông ấy sẽ khắc phục nó. Chúng tôi cho ông ấy thêm một cơ hội”, Rasim Turan, chủ cửa hàng ở khu phố Suleymaniye của Istanbul, giải thích về quyết định bỏ phiếu cho ông Erdogan.

Ông Erdogan cũng tìm cách đề cao chủ nghĩa dân tộc trong lòng cử tri, khi điều TCG Anadolu, tàu đổ bộ đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, tới eo biển Bosphorus, thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp vũ khí và sức mạnh quân sự của nước này.

“Đây là lần đầu tiên trong một thế kỷ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm được như vậy. Thành công này đã tác động tới lá phiếu của tôi”, Ramazan Ibis, người bầu cho ông Erdogan, nói khi xếp hàng chờ chiêm ngưỡng con tàu mới.

Ông Erdogan còn thực thi chính sách đối ngoại vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, giúp nâng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, trong bối cảnh xung đột quyền lực giữa Nga và phương Tây gia tăng.

Trong năm qua, ông đã củng cố hình ảnh bản thân như lãnh đạo thế giới quan trọng, bằng cách trở thành cầu nối cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Ông đồng ý bán vũ khí cho Kiev, nhưng cũng tăng cường hợp tác kinh tế với Moskva. Ông tiếp tục ngăn Thụy Điển gia nhập NATO, lập trường được ủng hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp những xích mích và bất đồng với các đồng minh phương Tây.

“Chúng tôi đã trở thành quốc gia có nhiều tiếng nói hơn trên thế giới. Ông ấy giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm phụ thuộc vào nước ngoài”, Murat Sisko, kỹ thuật viên điện tử 22 tuổi, nói về Tổng thống Erdogan.

Bước vào thập kỷ nắm quyền thứ ba, Tổng thống Erdogan sẽ đối mặt với loạt thách thức ngày càng tăng, theo giới quan sát. Dự trữ ngoại hối ròng của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBT) lần đầu tiên giảm xuống mức âm kể từ năm 2002, ở mức -151,3 triệu USD vào ngày 19/5.

Các nhà kinh tế nói rằng ông Erdogan có thể sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp can thiệp vào hoạt động của CBT, cùng khả năng bơm tiền mặt từ Nga và vùng Vịnh để giúp đất nước không rơi vào tình trạng mất thanh khoản thanh toán.

“Ông ấy sẽ tìm cách ngăn nền kinh tế sụp đổ bằng cách tìm kiếm nguồn tiền từ nơi nào đó”, Ayhan Sefer Ustun, cựu nghị sĩ đảng AKP của Tổng thống Erdogan, nói.





Người ủng hộ ông Erdogan ăn mừng tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/5. Ảnh: AP

Người ủng hộ ông Erdogan ăn mừng tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/5. Ảnh: AP

Trong khi triển vọng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ không rõ ràng, phương Tây sẽ phải làm quen với việc ông Erdogan vẫn là một lãnh đạo cứng rắn trên trường quốc tế trong ít nhất 5 năm tới.

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên lâu năm của NATO, nhưng ông Erdogan nhiều khả năng sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại độc lập hơn, để Ankara không còn phụ thuộc vào Washington và các đồng minh phương Tây.

Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Ankara và Moskva nồng ấm hơn. Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng một thành viên NATO không nên mua các thiết bị quân sự của Nga, song Ankara vẫn làm xúc tiến hợp đồng này. Để đáp trả, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ và loại nước này khỏi chương trình tiêm kích F-35 của Washington, khiến quan hệ song phương thêm rạn nứt.

Xung đột Ukraine cũng cho thấy chính sách đối ngoại độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ đã khoét thêm chia rẽ giữa Ankara và phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ lệnh trừng phạt Nga mà các đồng minh phương Tây tung ra và vẫn mua dầu giá rẻ của Moskva.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với phương Tây, mà muốn làm mọi thứ theo cách của mình.

“Tổng thống Erdogan coi cuộc bầu cử là cơ hội để phương Tây thiết lập lại quan hệ theo các điều khoản mà ông ấy đưa ra”, Nicholas Danforth, thành viên Tổ chức Hellenic về Chính sách Đối ngoại và châu Âu, nói.

Các chuyên gia nhận định ông Erdogan có thể coi chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này như một bệ phóng để tiếp tục nâng tầm vị thế quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ. “Tầm nhìn chính sách đối ngoại của ông ấy là làm cho Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại trở lại”, Merve Tahiroglu, giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ tại tổ chức Dự án Dân chủ Trung Đông ở Washington, nói.

Thanh Tâm (Theo Washington Post, WSJ, Vox)




Source link

Cùng chủ đề

Đang triển khai tấn công, trực thăng Mi-35 của Ukraine bị Nga bắn hạ

Ngày 3/4, AVP thông tin, ở hướng Artemovsk, hệ thống phòng không Nga đã tấn công và phá hủy một trực thăng quân sự của Ukraine. Trực thăng Mi-35 bị bắn rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ tấn công khu vực Quân khu phía Bắc. Đây là một trong những chiếc trực thăng mà Cộng hòa Séc đã chuyển giao cho Ukraine. Hình ảnh về trực thăng bị phá hủy đã được công khai lên mạng...

NATO tuyên bố sẽ không mời Ukraine gia nhập nếu Kiev chưa có điều này

Ngày 3/4, sau cuộc họp các ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.

Khoảnh khắc Ukraine rải thảm đạn chùm vào đoàn thiết giáp Nga

Lực lượng Ukraine dùng drone trang bị camera ảnh nhiệt để chỉ thị mục tiêu cho pháo binh khai hỏa đạn chùm vào đoàn xe bọc thép Nga. Tài khoản của một cựu binh sĩ Ukraine ngày 2/4 đăng video Lữ đoàn Xung kích Độc lập số 92 nước này phục kích các thiết giáp Nga tại Donetsk. Video cho thấy đoàn xe di chuyển trên cánh đồng vào buổi đêm, dường như nhằm tránh nguy cơ bị đối...

NATO bàn chuyện lập quỹ hơn 100 tỷ USD cho Ukraine

Hãng Reuters đưa tin các ngoại trưởng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào ngày 3-4 (giờ địa phương) để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Trong đó, có đề xuất về việc thành lập một quỹ trị giá 107 tỷ USD kéo dài trong 5 năm. Theo một số nguồn tin, những đề xuất của Tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lệnh cấm vàng mã ở một số địa phương Trung Quốc gây tranh cãi

Một số địa phương ở Trung Quốc cấm vàng mã trước tiết Thanh Minh, coi tín ngưỡng này là "mê tín từ thời phong kiến", gây nhiều tranh cãi. Giới chức thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, cuối tuần trước thông báo cấm sản xuất, buôn bán các loại tiền âm phủ, vàng mã bị coi là "mê tín từ thời phong kiến" trên toàn thành phố, nhằm thúc đẩy cải cách tín ngưỡng cúng bái văn minh,...

Có gì ở Quảng An – phố Hà Nội ‘thú vị nhất thế giới’?

Nằm trong top "con phố thú vị nhất thế giới" của Time Out, Quảng An là nơi du khách có thể tìm thấy sự yên bình xen lẫn sôi động và trẻ trung. Quảng An dài 1,2 km, bắt đầu từ ngã ba với phố Xuân Diệu và kết thúc ở ngã ba với phố Quảng Khánh, thuộc quận Tây Hồ, cách phố cổ Hà Nội khoảng 5 km về phía bắc. Đoạn phố Quảng An trên bản đồ Hà...

Giá xăng giảm, dầu tăng

Mỗi lít xăng RON 95 giảm 10 đồng, còn xăng E5 RON 92 và các mặt hàng dầu đều tăng 140-290 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay. Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính hôm nay, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 10 đồng, xuống 24.800 đồng; E5 RON 92 thêm 290 đồng, lên 23.910 đồng một lít.Các mặt hàng dầu cũng tăng và có giá mới 17.290-21.010 đồng...

60 tuổi mới phát hiện hẹp niệu quản bẩm sinh

TP HCMBà Vân, 60 tuổi, bị hẹp niệu quản gây đau tức hông lưng dai dẳng, thận ứ nước, được bác sĩ chẩn đoán hẹp bẩm sinh. Bà Vân, Việt kiều Mỹ, 10 năm trước bị hẹp niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang), từng đặt ống thông tiểu hai lần, không biết là tình trạng bẩm sinh. Gần đây, bà tái phát đau lưng, hông, bác sĩ ở Mỹ hẹn sau hai tháng tới...

Bộ Giáo dục cấp phép thi lại một kỹ năng IELTS ở Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho hai đơn vị tổ chức thi lại một kỹ năng IELTS tại Việt Nam, lệ phí chưa được công bố. Quyết định của Bộ ký ngày 3/4. Bộ đề nghị Hội đồng Anh Việt Nam và Tổ chức giáo dục IDP thông báo công khai, đầy đủ về tính năng mới và phối hợp cấp chứng chỉ, đảm bảo điểm thi hiển thị cả 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc,...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nga dự báo Tổng thống Zelensky sắp mất chức, Mỹ-Nhật thỏa thuận quan trọng về quân sự, Israel bắt giữ em gái thủ lĩnh...

Nga siết chặt quản lý người di cư, xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt kỷ lục, tàu chiến Trung Quốc lại xuất hiện tại căn cứ hải quân Campuchia, Ukraine bác yêu cầu của Nga về giao nộp khủng bố, Venezuela cảnh báo nguy cơ bạo lực trước bầu cử … là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.

Nhật Bản: Bổ sung 4 ngành nghề được cấp thị thực lên tới 5 năm

Ngày 29-3, Chính phủ Nhật Bản đã bổ sung 4 ngành mới vào chương trình thị thực lao động nước ngoài có tay nghề, với thời hạn thị thực lên tới 5 năm, gồm: vận tải đường bộ, đường sắt, lâm nghiệp và gỗ, để thu hút thêm lao động nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động trong nước. Quyết định của Tokyo giúp tăng số lượng các ngành đủ điều kiện được cấp...

Cùng chuyên mục

Lệnh cấm vàng mã ở một số địa phương Trung Quốc gây tranh cãi

Một số địa phương ở Trung Quốc cấm vàng mã trước tiết Thanh Minh, coi tín ngưỡng này là "mê tín từ thời phong kiến", gây nhiều tranh cãi. Giới chức thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, cuối tuần trước thông báo cấm sản xuất, buôn bán các loại tiền âm phủ, vàng mã bị coi là "mê tín từ thời phong kiến" trên toàn thành phố, nhằm thúc đẩy cải cách tín ngưỡng cúng bái văn minh,...

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh mới hoạt động bằng nhiên liệu rắn cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân của nước này.

Đang triển khai tấn công, trực thăng Mi-35 của Ukraine bị Nga bắn hạ

Ngày 3/4, AVP thông tin, ở hướng Artemovsk, hệ thống phòng không Nga đã tấn công và phá hủy một trực thăng quân sự của Ukraine. Trực thăng Mi-35 bị bắn rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ tấn công khu vực Quân khu phía Bắc. Đây là một trong những chiếc trực thăng mà Cộng hòa Séc đã chuyển giao cho Ukraine. Hình ảnh về trực thăng bị phá hủy đã được công khai lên mạng...

NATO tuyên bố sẽ không mời Ukraine gia nhập nếu Kiev chưa có điều này

Ngày 3/4, sau cuộc họp các ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.

Mới nhất

Giá xăng giảm, dầu tăng

Mỗi lít xăng RON 95 giảm 10 đồng, còn xăng E5 RON 92 và các mặt hàng dầu đều tăng 140-290 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay. Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính hôm nay, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 10 đồng, xuống 24.800 đồng; E5 RON...

Chuyên gia WB nói về động lực phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Dòng vốn FDI tăng trưởng và giải ngân khá tốt, đó là một dòng chảy vững chắc, đó dấu hiệu cho thấy sự hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cấp cao...

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh

(Bqp.vn) - Sáng 3/4, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức Phiên họp đánh giá kết quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/đi-ô-xin sau chiến...

Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sau một quá trình lập pháp công phu, kỹ lưỡng, thể chế đầy đủ quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, tiếp thu có chọn lọc những đóng góp xác đáng của các chuyên gia, kế thừa những điểm tiến bộ và hoàn thiện những bất cập, hạn chế của Luật Đất đai năm 2013.

Mới nhất

Giá xăng giảm, dầu tăng