Trang chủNewsThế giớiViệt Nam - Úc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến...

Việt Nam – Úc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện


6 điểm hơn khi Việt Nam – Úc nâng cấp quan hệ

Sau hơn 50 năm quan hệ ngoại giao, 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện và 6 năm quan hệ Đối tác chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng đây chính là thời điểm phù hợp và lý tưởng để đưa quan hệ hai nước bước vào kỷ nguyên hợp tác mới. Và trên tinh thần đó, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Trong bản Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ, gồm 38 điểm, hai Thủ tướng thống nhất cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện 6 phương hướng lớn bao gồm: làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh và tư pháp; thúc đẩy gắn kết kinh tế; xây dựng tri thức và kết nối nhân dân; tăng cường hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng; hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; cuối cùng là củng cố hợp tác khu vực và quốc tế.

Việt Nam - Úc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Anthony Albanese trao Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Úc

Phát biểu tại cuộc họp báo chung ngay sau hội đàm thành công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khái quát 6 “điểm hơn” khi mối quan hệ Việt Nam – Úc được nâng cấp.

Điểm hơn thứ nhất là tin cậy chính trị, ngoại giao cao hơn, chiến lược hơn. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; duy trì các cơ chế hợp tác song phương; triển khai hiệu quả các văn kiện ký kết và chuẩn bị xây dựng Chương trình Hành động cho giai đoạn 2024 – 2028. Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tạo điều kiện cho các hội đoàn hữu nghị hai nước tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện; tăng cường hợp tác thiết thực giữa các địa phương; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bình đẳng giới và bảo vệ quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương…

Thứ hai, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bao trùm, thực chất, hiệu quả hơn. Hai bên nhất trí tạo thuận lợi cho việc mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của nhau, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Úc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, đầu tư tại Úc; hoan nghênh các doanh nghiệp Úc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án chất lượng cao, công nghệ hiện đại, là thế mạnh của Úc.

Điểm hơn thứ nhất là tin cậy chính trị, ngoại giao cao hơn, chiến lược hơn. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; duy trì các cơ chế hợp tác song phương; triển khai hiệu quả các văn kiện ký kết và chuẩn bị xây dựng Chương trình Hành động cho giai đoạn 2024 – 2028.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tôi tự hào rằng quan hệ đối tác mới của chúng ta có những trụ cột cụ thể về hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng.

Thủ tướng Anthony Albanese

Thứ ba, thúc đẩy hợp tác khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn. Theo đó, hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo; Úc hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam; kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ Úc hợp tác với các trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm, sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam.

Thứ tư, hợp tác văn hóa, giáo dục – đào tạo, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện, sâu sắc hơn. Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa; thúc đẩy hợp tác giáo dục nghề, tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Úc; mở thêm chi nhánh các trường đại học lớn của Úc tại Việt Nam. Thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất hydrogen xanh tại Việt Nam; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thứ năm, giao lưu nhân dân, kết nối giữa các thế hệ rộng mở và chân thành hơn. Theo đó, ngoài các hợp tác tốt đẹp hiện nay, hai bên nhất trí thúc đẩy ký kết một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, phấn đấu đưa hai nước lọt vào nhóm các thị trường du lịch hàng đầu của nhau; sớm triển khai Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc hỗ trợ công dân Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp Úc. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Úc tiếp tục tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Úc sinh sống, lao động, học tập, thành lập các hội đoàn….

Và cuối cùng, hai bên hiểu biết, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn về hợp tác an ninh quốc phòng, hướng tới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Những trụ cột hợp tác Việt – Úc

Việt Nam - Úc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng người đồng cấp Úc, Thủ tướng Anthony Albanese tại cuộc họp báo chung sau hội đàm

Cũng tại cuộc họp báo chung, Thủ tướng Úc Anthony Albanese tỏ ra phấn khích: “Tôi thật vinh dự được đón tiếp người bạn của tôi, Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thủ đô Canberra, để đáp lại lòng hiếu khách hào phóng mà tôi đã được nhận ở Việt Nam tháng 6 năm ngoái”.

Ông đánh giá việc nâng cấp mối quan hệ sẽ đưa Úc và Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của nhau. “Tôi tự hào rằng quan hệ đối tác mới của chúng ta có những trụ cột cụ thể về hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng”, Thủ tướng Anthony Albanese nhấn mạnh.

Cả Úc và Việt Nam đều cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 và đây là nền tảng cho sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên, bao gồm các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng. Các cơ quan về khoa học biển của hai nước cũng đã ký một thỏa thuận mới nhằm tăng cường khả năng giám sát tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường biển.

Hiện Úc và Việt Nam đang hợp tác rất tốt để nắm bắt các cơ hội chuyển đổi công nghệ. Theo số liệu mới công bố của Úc, năm 2022 thương mại giữa Úc và Việt Nam đạt 25,7 tỉ đô la Úc, tăng 75% so với năm 2020. “Điều này đã đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 12 của Úc”, Thủ tướng Anthony Albanese cho biết. Chính phủ Úc hiện đang thực hiện các khuyến nghị của Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040. Và tuần trước, tại Melbourne, Thủ tướng Anthony Albanese đã công bố mở rộng chương trình hỗ trợ các công ty công nghệ Úc tại Việt Nam hoạt động chuyên sâu tại các thị trường mới.

Theo Thủ tướng Anthony Albanese, Việt Nam – Úc đã ký một thỏa thuận hỗ trợ cải thiện việc thúc đẩy các cơ hội thương mại và đầu tư. Các thỏa thuận này tạo điều kiện cho 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đến Úc trong năm nay.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì ?

Thời gian gần đây, quy mô thương mại song phương Việt Nam – Úc liên tục gia tăng mạnh mẽ nhờ khai thác một số hiệp định thương mại đa phương. Năm 2022, thương mại song phương 2 nước đạt 15,7 tỉ USD, tăng 26,9% so với năm 2021. Riêng lĩnh vực thủy sản, Việt Nam đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Úc, chiếm 23% nhập khẩu thủy sản của Úc năm 2022.

Tỷ trọng này cao hơn rất nhiều so với con số 13% cách đây 5 năm, cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ của hàng thủy sản Việt Nam sang Úc nhờ mối quan hệ hợp tác thương mại tốt đẹp và các hiệp định thương mại tự do (FTA) với thị trường này. Đặc biệt, sau Hiệp định CPTPP, các sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra, hải sản của Việt Nam nhập khẩu vào Úc đều được hưởng mức thuế 0%.

Năm 2023, Úc là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam (đứng thứ 13 về xuất khẩu và đứng thứ 9 về nhập khẩu). Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Úc (đứng thứ 10 về xuất khẩu và nhập khẩu với Úc).

Đặc biệt, hiện nay Úc là thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng cho một số ngành công nghiệp và năng lượng của Việt Nam như than đá (chiếm 45,77% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ thế giới), quặng và các loại khoáng sản (chiếm 44,78%) năm 2023.

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Mỹ và EU. Bên cạnh đó, nông sản còn chịu sự cạnh tranh lớn của các nước khác tại thị trường Úc.

Bộ Công thương lưu ý để tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại, đặc biệt khi Việt Nam và Úc vừa nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với các cam kết thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, các doanh nghiệp cần quan tâm đến các tiêu chuẩn, bao bì sản phẩm, cải thiện về quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu…

Đồng thời xây dựng và triển khai chiến lược phát triển bền vững, đa dạng hóa nguồn cung, hợp tác để giảm chi phí, đáp ứng quy tắc xuất xứ.

Thương vụ Việt Nam tại Úc cũng khuyến cáo cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần nghiên cứu kỹ các thông tin về thị trường, tập trung vào nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, pháp luật nước sở tại… đối với các sản phẩm doanh nghiệp có ý định xuất khẩu.

Cùng với đó, chú trọng hơn nữa về bao bì sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, nhất là các quy định về thành phần hóa chất, chất bảo quản; quan tâm chú ý về các thủ tục hải quan, đóng gói để đảm bảo tốt nhất thời gian vận chuyển giúp hàng hóa bảo quản tốt.

Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng vùng trồng, vùng nuôi; hoàn thiện hệ thống đăng ký, đánh giá cấp mã vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến; thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất, thương mại nông sản. Mặt khác, tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đầu tư phát triển nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trên các khía cạnh công nghệ, nhân sự, nhất là nhân sự chuyên môn về marketing và thị trường.

Kết quả tất yếu của sự hợp tác sâu rộng và chặt chẽ giữa hai nước

Đây là kết quả tất yếu của sự hợp tác sâu rộng và chặt chẽ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, cùng với hàng loạt các chuyến thăm cấp cao trong thời gian qua. Việc nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất thể hiện hai nước có niềm tin chiến lược cao và chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây cũng là minh chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục theo đuổi nhất quán chính sách độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Vị thế của Việt Nam tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng ngày được khẳng định.

Úc coi trọng quan hệ với Việt Nam do vị trí địa chính trị quan trọng và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong cấu trúc an ninh và kinh tế khu vực, đặc biệt là ASEAN. Việt Nam cũng có quan hệ tốt với các đối tác khu vực của Úc. Vì vậy, Úc mong muốn hợp tác với Việt Nam để duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ổn định, hòa bình, tự cường và thịnh vượng… Hơn nữa, quan hệ giữa Úc và ASEAN đã được nâng lên thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2021, tạo thêm cơ sở để Úc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trong chiến lược của mình.

Hai nước hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực chính bao gồm an ninh – quốc phòng, kinh tế, chuyển đổi số, giáo dục, chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Úc và Việt Nam được coi là hai nước tầm trung nên hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa hai nước ở các thể chế đa phương sẽ đóng góp đáng kể vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực, cũng như trên thế giới.

Nhà nghiên cứu Phan Xuân Dũng (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Úc)

Đậu Tiến Đạt (ghi)

Truyền thông Úc nói gì về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Úc ?

Đài ABC của Úc ngày 7.3 đưa tin về việc hai nước Úc và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. ABC dẫn lời Thủ tướng Úc Anthony Albanese nói rằng việc nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất đưa Úc và Việt Nam trở thành một trong số những đối tác quan trọng của nhau. Bài viết giải thích rằng việc nâng cấp đưa mối quan hệ của Việt Nam với Úc trở nên ngang hàng với các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo ABC, chuyến thăm của Thủ tướng Albanese đến Việt Nam hồi tháng 6 năm ngoái đã tạo nền tảng để hai nước tiến đến việc nâng cấp quan hệ. Bài viết nhắc lại việc Thủ tướng Albanese được đón tiếp trang trọng tại Hà Nội và chứng kiến việc ký kết hàng loạt thỏa thuận song phương, sau đó thưởng thức ẩm thực đường phố đặc trưng tại thủ đô.

Theo ABC, Việt Nam là một trong những quốc gia sôi động nhất khu vực xét về động lực tăng trưởng, với dân số 100 triệu người, và được Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) xếp hạng là thị trường thu hút thứ hai thế giới trong năm 2023. Bài viết dẫn lời Thủ tướng Albanese nói trong chuyến thăm hồi năm ngoái rằng ông muốn Việt Nam trở thành một trong những đối tác tốp đầu của Úc. “Việc ký kết quan hệ đối tác đồng nghĩa mục tiêu đó có thể trở thành hiện thực, 51 năm sau khi Đại sứ quán Úc tại Hà Nội mở cửa”, bài viết nêu.

ABC dẫn lời các nhà phân tích cho rằng cả hai nước đều có mong muốn hợp tác sâu sắc và toàn diện hơn với nhau, và việc đánh giá chiến lược về những thách thức trong khu vực trong những năm gần đây đã đưa hai nước xích lại nhau gần hơn.

Vi Trân

Việt Nam - Úc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 3.
Việt Nam - Úc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện- Ảnh 4.



Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Rạch Miễu 2 vào tháng 9/2025

TIỀN GIANG-Kiểm tra dự án cầu Rạch Miễu 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hoàn thành công trình dịp Quốc khánh 2/9/2025, sớm 7 tháng so với dự kiến. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vào sáng 24/3. "Mục tiêu đến lễ kỷ niệm 80 năm thành lập nước, 2/9/2025, phải hoàn thành cầu Rạch Miễu 2", Thủ tướng...

Doanh nghiệp Mỹ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Ngày 21.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) do ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc USABC, làm trưởng đoàn. Theo Thủ tướng, các doanh nghiệp Mỹ đã đóng góp vào quá trình hàn gắn vết thương sau chiến tranh và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nói riêng và quan hệ giữa hai nước nói chung. Thủ tướng chào mừng ông Ted...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chính sách tại Đại học Victoria Wellington

Nồng nhiệt chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm và phát biểu chính sách tại trường, Phó Hiệu trưởng Đại học Victoria Nic Smith cho biết, mới đây trường đã tổ chức một cuộc giao lưu sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh và cuộc giao lưu này đã truyền cảm hứng để chúng tôi có sự kết nối học thuật mạnh mẽ với Việt Nam. Đại học Victoria là đại học đầu tiên...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro

Bà Toàn quyền đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt, trước thềm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975-2025) và tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand. Toàn quyền Cindy Kiro bày tỏ ngưỡng mộ Việt Nam, dân tộc tự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khan hiếm máy bay, Bộ GTVT yêu cầu không tăng giá vé trái quy định

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, một số hãng hàng không Việt Nam triển khai việc tái cơ cấu, thực hiện trả máy bay, cắt giảm khai thác một số đường bay. Bên cạnh đó, theo thông báo của nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW), một số máy bay của các hãng hàng không phải triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa chuyên sâu động cơ PW1100 đã ảnh hưởng đến các đường bay nội địa và quốc...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Nga phóng 90 tên lửa, tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine

Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai liên tiếp của Nga. Trước đó, ngày 21/3, quân đội Nga cũng đã triển khai một cuộc tấn công quy mô lớn khác. SF thông tin, có khoảng 90 tên lửa Nga và 60 máy bay không người lái cảm tử được sử dụng trong cuộc tấn công này. Lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn được 35 tên lửa. Vào khoảng 02 giờ sáng (giờ địa phương), các máy bay...

Cùng chuyên mục

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. ...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Mới nhất