Trang chủNewsKinh tếChuyên gia nói gì về việc thành lập sàn giao dịch lúa...

Chuyên gia nói gì về việc thành lập sàn giao dịch lúa gạo?

Tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch thóc gạo. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Đinh Thế Hiển – Chuyên gia kinh tế xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết việc thành lập sàn giao dịch sẽ tác động như thế nào đến thị trường lúa gạo Việt Nam hiện nay?

Hiện thế giới có trên 100 sở giao dịch hàng hóa, riêng châu Á có 46 sở và đa số lập sau năm 1990. Các sở giao dịch hàng hóa phát triển mạnh trên thế giới vì tạo ra sự cạnh tranh và công bằng; thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và thị trường, cung cấp thông tin cho người nông dân qua đó chống hiện tượng thương lái ép giá.

Chuyên gia nói gì về việc thành lập sàn giao dịch lúa gạo?
TS. Đinh Thế Hiển – Chuyên gia kinh tế

Với Việt Nam, việc lập sàn giao dịch gạo nói riêng và nông sản nói chung là hết sức cần thiết vì sẽ giúp hàng hóa Việt Nam hòa nhập với xu hướng thương mại của thế giới. Với mặt hàng gạo, chúng ta có đủ điều kiện, đủ năng lực về sản xuất từ nguồn lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cùng vựa gạo Campuchia. Chúng ta có lợi thế lớn từ các công ty có khả năng điều phối về vốn, nguồn hàng, cùng với đó là nguồn nguyên liệu lớn từ các kho dự trữ quốc gia.

Bên cạnh đó là kinh nghiệm giao dịch hàng hóa phái sinh từ các nhà đầu tư trên sàn giao dịch hàng hóa với quy mô lên tới 4.000 tỷ đồng/ngày.

Thực tế, sàn giao dịch lúa gạo hay nông sản nói chung không phải ý tưởng mới. Từ năm 2009, khi Festival lúa gạo lần đầu tiên được tổ chức tại Hậu Giang, ý tưởng này đã được xúc tiến để tạo sự minh bạch cho thị trường. Tuy nhiên, ý tưởng đó đến nay vẫn chưa được triển khai. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thưa ông?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ này. Đầu tiên là do các bên liên quan chưa thật sự muốn cho ra đời một sàn giao dịch như vậy. Ví dụ như mặt hàng gạo; dù chúng ta có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhưng thực tế chỉ có 5 – 7 doanh nghiệp nhà nước lớn chi phối nên không thực sự muốn mua bán qua sàn.

Thứ hai, muốn lập sàn giao dịch phải đầu tư trung tâm giao nhận quốc tế (tổng kho) vì dù thương mại trên sàn là các hợp đồng tương lai thì khi cần cũng phải có hàng giao ngay nhưng cơ sở hạ tầng của ta còn yếu.

Yếu tố thứ ba là những người được nhà nước giao nhiệm vụ “xây dựng sàn” lại không quyết liệt. Chính phủ giao địa phương, địa phương giao về sở, ngành nhưng sở, ngành làm sao đủ sức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, trong số những nhà đầu tư tham gia thị trường ít người đủ tầm mà chỉ thích tham gia lướt sóng kiếm lời ở sàn giao dịch phái sinh….

Chuyên gia nói gì về việc thành lập sàn giao dịch lúa gạo?
Việc xây dựng sàn giao dịch lúa gạo sẽ giúp thị trường minh bạch hơn

Cà phê, tiêu, gạo… của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu lớn trên thế giới nhưng nông dân, các công ty chế biến luôn bất lợi về giá do thiếu sàn giao dịch. Cụ thể như trường hợp cà phê robusta, khi các đối tác nước ngoài không có hàng, họ buộc phải tìm đến sàn London. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cà phê robusta giao sau trên sàn London tăng mạnh 300 – 400 USD/tấn trong tháng 9/2023.

Theo ông, cần có những yếu tố nào để xây dựng sàn giao dịch lúa gạo thành công?

Chúng ta mong muốn sẽ xây dựng được một sàn giao dịch quốc tế để thay vì mình đi tìm khách hàng thì các khách hàng sẽ tự tìm đến mình và giao dịch trên sàn, giống như trên thị trường chứng khoán. Nhưng để làm được điều này thì chúng ta cần nhiều yếu tố.

Thứ nhất, các sản phẩm phải được chuẩn hóa về chất lượng và tập trung. Sàn cũng là sự liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau, chính vì vậy cần phải có trung tâm giao nhận hàng hóa tập trung và kho ngoại quan. Ví dụ như khi khách hàng muốn mua 500 tấn gạo và muốn nhận vào ngày nào thì chúng ta phải có kho ngoại quan, đảm bảo hàng giao đúng thời hạn.

Thứ hai là phải có những doanh nghiệp lớn, có đủ năng lực về vốn. Giống như thị trường chứng khoán, chúng ta phải mất tới 20 năm để xây dựng.

Thứ ba, phải có lực lượng người tham gia ở góc độ đầu cơ tích cực, khi giá xuống thấp thì họ mua vào, khi giá lên cao thì bán ra. Hoạt động mua – bán liên tục giúp giá giữ ổn định, không biến động quá lớn.

Thứ tư là để sàn giao dịch thành công thì cần có chỉ đạo cụ thể, quyết liệt từ các nhà hoạch định chính sách. Cùng với đó là sự chung tay của các công ty đủ mạnh hoạt động theo mô hình cổ phần, trong đó có vai trò của doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính. Có như vậy thì sàn giao dịch lúa gạo này mới có thể vận hành trơn tru.

Trước đây, các công ty, trung tâm giao dịch hàng hóa như thép, đường, thủy sản… đều thất bại do chỉ có doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước tham gia mà không có sự liên kết. Theo đó, nếu giao cho đơn vị tư nhân thì dễ giống sàn Giao dịch hàng hóa Việt Nam – đơn vị trung gian cho các nhà đầu tư giao dịch và thu phí mà không lập được sàn cho các sản phẩm ở Việt Nam. Trong khi đó nếu nhà nước thực hiện thì dễ rơi vào tình trạng như các trung tâm giao dịch thủy sản, trái cây, cà phê trước đây, không có sự tham gia của nhà đầu tư thì sẽ thất bại.

Ngoài ra về lâu dài, cần đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin báo chí và các nhà tư vấn về kinh tế nông nghiệp và giao dịch hàng hóa nông sản đa dạng, độc lập để hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong dự đoán giá cả, sản lượng, thị trường cũng như tư vấn đầu tư tài chính vào hàng hóa nông sản.

Xin cảm ơn ông!

Tổ chức, quản lý sàn giao dịch phải chặt chẽ

Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất – thương mại Phước Thành IV cho rằng, việc xây dựng thành công sàn giao dịch lúa gạo sẽ giúp thị trường lúa gạo minh bạch, hạn chế rủi ro. Theo đó, khi xây dựng được sàn giao dịch, các nhà đầu tư cùng tham gia vào sẽ giúp giảm áp lực về tài chính cho doanh nghiệp khi vào mùa thu hoạch. Về phía nông dân, khi doanh nghiệp chủ động được vùng nguyên liệu, nông dân sẽ có mức giá ổn định hơn.

Bên cạnh đó, các khách hàng nước ngoài không cần phải đến tận các nhà máy mà chỉ cần lên sàn xem các doanh nghiệp uy tín, chất lượng đảm bảo tính pháp lý, từ đó ít rủi ro hơn. Song quan trọng nhất là việc tổ chức, quản lý các sàn phải chặt chẽ để tránh tình trạng thổi giá, tiêu cực.

window.fbAsyncInit = function() {
FB.init({
appId : ‘256691024665615’,
cookie : true,
xfbml : true,
version : ‘v18.0’
});

FB.AppEvents.logPageView();

};

(function(d, s, id){
var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
if (d.getElementById(id)) {return;}
js = d.createElement(s); js.id = id;
js.src = “https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js”;
fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
}(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));

Nguồn

Cùng chủ đề

Giá gạo xuất khẩu sôi động trở lại, tăng 13 USD/tấn ngay phiên đầu tuần

Cục diện thị trường có lợi, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, giá gạo “nóng” trở lại Sau hơn 1 tuần chững lại và đi ngang, giá gạo xuất khẩu thế giới tuần này đã nóng trở lại, khi gạo của một số nguồn cung được điều chỉnh tăng. Cập nhật của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/3 và tổng kết tuần qua: Giá lúa đồng loạt tăng 100

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Trên thị trường lúa, bình quân giá lúa tươi mua tại ruộng ở mức 7.300 - 8.200 đồng/kg. Doanh nghiệp và nhà máy hỏi mua nhiều, giao dịch sôi động hơn. Cụ thể, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc...

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Nhu cầu tiêu dùng gạo tại thị trường Trung Quốc là rất lớn Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại tại Trung Quốc - cho biết, Trung Quốc là quốc gia đông dân và người dân có thói quen ăn cơm hàng ngày. Thói quen này đã đi vào văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa, do đó, nhu cầu tiêu dùng đối với gạo tại thị trường này là rất lớn. Song Trung...

Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, giá gạo “nóng” trở lại

Philippines nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo Việt Nam trong 5 tháng năm 2023 Giá gạo Việt tiếp đà giảm sâu, gạo Thái Lan ngược chiều tăng Theo báo cáo cập nhật mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024, Philippines có thể nhập khẩu đến 4,1 triệu tấn gạo, thay vì con số dự báo trước đó là 3,9 triệu tấn. Với dự báo mới này, mức nhập khẩu...

Giao dịch sôi động phiên đầu tuần

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Trên thị trường gạo, ghi nhận tại các địa phương như An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, giá gạo nguyên liệu tại Sa Đéc các kho mua đều, giá nhích lên so với hôm qua. Tại Tân Hiệp (Kiên Giang) các nhà máy mua lại của bạn hàng và thương lái nhiều. Tại Sa Đéc, các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tỷ giá Yen Nhật tiếp diễn xu hướng giảm trong phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 24/3/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 24/3/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 158,70 VND/JPY và tỷ giá bán là 167,97 VND/JPY, giảm 0,71 đồng ở chiều mua và giảm 0,76 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen tăng 0,34 đồng ở chiều mua và chiều...

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến thương mại tại Senegal Senegal, thị trường nhập khẩu gạo tấm lớn ở châu Phi Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, giá ngũ cốc này trên thế giới không ngừng tăng, ảnh hưởng đến thị trường gạo Senegal. Tại thủ đô Dakar, 01 bao gạo tấm 50 kg có giá bán...

Giá vàng tăng 750.000 đồng/lượng, nhà đầu tư nên mua hay bán vàng?

Thời điểm 16h ngày 23/3/2024, giá vàng SJC trong nước được điều chỉnh tăng mạnh ở chiều bán ra. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC ở mức 78 triệu đồng/lượng mua vào và 80,3 triệu đồng/lượng bán ra. So với rạng sáng cùng ngày, giá vàng SJC tại đơn vị này được điều chỉnh tăng giá chiều bán ra, tăng 280.000 đồng và giữ nguyên mức...

Bài đọc nhiều

Hơn 3.000 người tập diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HÀ NỘI-Hàng nghìn người thuộc nhiều đơn vị quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 22/3. Buổi diễn tập tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 với hơn 3.000 người, thuộc nhiều lực lượng quân đội như Khối nữ Quân nhạc, khối sĩ quan Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân...

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...
17:20:57

Việt Nam tươi đẹp

Thiên nhiên luôn có sức hút lạ thường. Đi dọc dải đất hình chữ S, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những khung cảnh non nước hữu tình khiến lòng người không khỏi rung động, xuyến xao, và rồi thêm tự hào bởi thiên nhiên phong phú tươi đẹp của đất nước ta. Nguồn

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Cùng chuyên mục

So kè căng thẳng phân hạng cuộc thi mô tô nước lần đầu tại Việt Nam

Ngày thi đấu đầu tiên Giải đua vô địch thế giới mô tô nước lần đầu được tổ chức ở Việt Nam chứng kiến màn so tài căng thẳng của các tay đua. Họ so kè nhau từng mét nước để vươn lên dành lợi thế trong ngày đua tiếp theo. Ngày 23/3, tại đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày đua đầu tiên của Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP...

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng nghiên cứu lượng tử thế giới, hiện là trưởng nhóm nghiên cứu và giám đốc phòng thí nghiệm NextCNS tại...

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên du thuyền và trong ngày thứ 15, con tàu chầm chậm xuôi dòng sông Sài Gòn và cuối cùng cập...

Mới nhất

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ...

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ...

Mới nhất