Trang chủNewsThế giớiChuyên gia thân Trung Quốc lại dọa dẫm về Biển Đông

Chuyên gia thân Trung Quốc lại dọa dẫm về Biển Đông


Ngay trong nửa đầu tháng 5, TS Valencia đăng 2 bài viết về Biển Đông là: “Khi rủi ro ở Biển Đông gia tăng, các bên chỉ có một lối thoát là thỏa hiệp” (đăng trên tờ South China Morning Post) và bài “Tránh kịch bản xấu nhất cho Biển Đông” (đăng trên báo Asia Times).

Chuyên gia thân Trung Quốc lại dọa dẫm về Biển Đông - Ảnh 1.

Tàu chiến Trung Quốc trong một lần tập trận ở Biển Đông

Ẩn ý “cây gậy và củ cà rốt”

Về cơ bản, nội dung của 2 bài viết gần như là 1. Theo đó, tác giả cho rằng kể từ sau khi Tòa trọng tài quốc tế (PCA) ở The Hague đưa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thì Bắc Kinh đang tiếp tục gia tăng khả năng kiểm soát vùng biển này bằng tàu dân binh, hải cảnh và thậm chí bằng cả hải quân. Trung Quốc sẽ không từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Trong bối cảnh như vậy, tác giả cho rằng một số nước ở khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines và VN đang nỗ lực đẩy lùi hoạt động của Trung Quốc bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và các cường quốc ngoài khu vực. Từ đó, TS Valencia cho rằng những hành động này sẽ đẩy căng thẳng quân sự ở Biển Đông lên cao trào, dẫn đến tình huống xấu nhất là bùng nổ xung đột quân sự.

Vị chuyên gia này khẳng định sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng, không thể xoay chuyển. Còn phía Mỹ thì khó có thể theo đuổi một khái niệm mơ hồ như “trật tự quốc tế”. Qua đó, TS Valencia ngầm cảnh báo các bên ở khu vực liên kết với Mỹ sẽ gánh hậu quả, “không thể làm được gì ngoài việc rên rỉ, than vãn và cầu xin Mỹ hỗ trợ về mặt quân sự”.

Từ lập luận như vậy, tác giả bài viết khẳng định chỉ có giải pháp duy nhất là phải hợp tác với Trung Quốc dựa trên những cơ sở, chương trình mà Bắc Kinh hoạch định. Trong đó, bao gồm quyền tiếp cận ưu tiên của Trung Quốc – dưới sự phối hợp của các bên – đối với một phần nguồn tài nguyên thủy sản và dầu khí.

Đánh tráo sự thật

Cách phân tích của vị chuyên gia trên không chỉ khiên cưỡng, quy chụp mà còn đổ lỗi.

Cụ thể, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Trong đó, Việt Nam không chỉ nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ mà còn với nhiều bên, bao gồm cả Trung Quốc. Đến nay, tất cả các chương trình hợp tác quân sự mà Việt Nam tham gia đều hướng đến chủ trương giữ gìn hòa bình, ổn định cho khu vực. Việt Nam cũng không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, và cũng không tham gia, tiến hành các hoạt động quân sự làm căng thẳng tình hình Biển Đông. Chính vì thế, hoàn toàn không hề có hành động gọi là hợp tác với Mỹ để đẩy Trung Quốc ra khỏi Biển Đông.


Chuyên gia thân Trung Quốc lại dọa dẫm về Biển Đông - Ảnh 3.

Giọng điệu quen thuộc

TS Valencia (ảnh) là một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về tình hình khu vực, bao gồm vấn đề Biển Đông. Trước đây, vị chuyên gia này làm việc cho Viện Nghiên cứu quốc gia của Trung Quốc về Biển Đông, dưới thời TS Ngô Sĩ Tồn làm chủ tịch của viện này. Gần đây, TS Valencia giới thiệu đang nghiên cứu tại Viện Hợp tác hàng hải và Quản trị đại dương Huayang (Trung Quốc) – hiện do TS Ngô Sĩ Tồn làm chủ tịch.

Những năm qua, cùng với ông Ngô Sĩ Tồn còn có cộng sự Mark Valencia thường xuyên có những bài viết quy kết mọi bất ổn ở khu vực đều do Mỹ can dự và các nước trong khu vực đã “không biết điều” với Trung Quốc.


Ngược lại, chính Trung Quốc là bên liên tục tăng cường quân sự hóa để kiểm soát Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đã không ngừng leo thang bằng cách xây dựng hạ tầng phi pháp, triển khai vũ khí hạng nặng trên các thực thể ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Chiến đấu cơ của Trung Quốc thường xuyên có mặt ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ năm 2016, Bắc Kinh cũng đã triển khai hệ thống tên lửa đối không ở đảo này, rồi sau đó có thêm tên lửa tấn công tàu chiến YJ-62 và nhiều loại khí tài khác. Cũng từ năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng đường băng dài 3.000 m, nhà chứa máy bay cỡ lớn… ở 3 đảo nhân tạo Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau khi có hạ tầng, Trung Quốc điều động nhiều loại máy bay quân sự, tên lửa đến khu vực này.

Những hành động đó mới chính là nguồn cơn gây căng thẳng khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn luôn hướng đến các giải pháp đối thoại để giải quyết bất đồng dựa trên luật pháp quốc tế. Cũng chính vì thế, mọi giải pháp đều phải công bằng và theo luật pháp quốc tế, chứ không phải dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để chiếm lấy quyền “ưu tiên” về khai thác thủy sản, dầu khí ở Biển Đông.



Source link

Cùng chủ đề

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Tự chủ quốc phòng | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Trong cuộc họp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước thành viên NATO tại Brussels, Bỉ, ngày 14-2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo tăng ngân sách quốc phòng của khối, chỉ vài ngày sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích các nước NATO không dành đủ 2% GDP cho quốc phòng. Hiện chỉ có 11/31 nước thành viên NATO đạt chỉ tiêu 2% GDP...

Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai. Ngày 20-1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng...

Bộ Ngoại giao nói về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974

(Dân trí) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng (Ảnh: Mạnh Quân). Ngày 20/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về...

Bộ Ngoại giao nói về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974

Ngày 20/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974. Bà Hằng nhấn mạnh như đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Nga phóng 90 tên lửa, tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine

Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai liên tiếp của Nga. Trước đó, ngày 21/3, quân đội Nga cũng đã triển khai một cuộc tấn công quy mô lớn khác. SF thông tin, có khoảng 90 tên lửa Nga và 60 máy bay không người lái cảm tử được sử dụng trong cuộc tấn công này. Lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn được 35 tên lửa. Vào khoảng 02 giờ sáng (giờ địa phương), các máy bay...

Cùng chuyên mục

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận dạng và ngăn mục tiêu xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Theo Bộ Quốc phòng Nga,...

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Mới nhất

Mới nhất