Trang chủNewsThời sựCơ chế vượt trội sẽ giúp bứt phá mạnh mẽ

Cơ chế vượt trội sẽ giúp bứt phá mạnh mẽ


Và với truyền thống năng động, sáng tạo vốn có, TP.HCM sẵn sàng đón nhận những cơ chế tạo động lực mới để phát triển không chỉ cho riêng mình mà còn đóng góp nhiều hơn cho cả nước.

Trong hàng chục cuộc hội thảo, tọa đàm về cơ chế đặc thù cho TP.HCM được tổ chức thời gian qua, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đều thống nhất rằng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho TP.HCM – đô thị khoảng 13 triệu dân là điều cần thiết và càng cụ thể càng dễ thực hiện.

Cơ chế vượt trội sẽ giúp bứt phá mạnh mẽ  - Ảnh 1.

Dự án mở rộng QL13 (TP.Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa thể khởi công sau 22 năm lên kế hoạch đầu tư, gây tắc nghẽn giao thông khu vực kết nối về hướng Bình Dương

TIÊN PHONG VÌ CẢ NƯỚC

Theo GS-TS Nguyễn Trọng Hoài (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), để xứng với vị trí đầu tàu kinh tế “vì cả nước”, từ thập niên 1990 đến nay, TP.HCM đã hình thành những mô hình tiên phong như khu chế xuất, khu công nghệ cao, trung tâm giao dịch chứng khoán…, tạo tác động lan tỏa vùng và khu vực, tạo động lực mạnh mẽ đóng góp vào phát triển chung của cả nước.

Những mô hình tiên phong nói trên chỉ là đại diện cho nhiều đột phá khác xuất phát từ tư duy vượt ra khỏi những khuôn khổ thể chế chưa hoàn thiện để đáp ứng đòi hỏi sinh động và biến chuyển nhanh từ bối cảnh TP.HCM. Và TP đã tạo ra những kết quả kinh tế – xã hội rất có ý nghĩa được nhiều tỉnh, thành khác đến quan sát để cùng đổi mới.

Trong gần 40 năm sau đổi mới và gần 50 năm thống nhất đất nước, giai đoạn nào T.Ư cũng ban hành nghị quyết về phát triển TP.HCM xứng tầm. Với vai trò đầu tàu kinh tế, một thời gian dài, TP đóng góp từ 20% vào GDP và ngân sách nhà nước, đồng thời là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, dân số hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã tăng gấp 4 lần và TP đã trở thành một siêu đô thị có dáng dấp phát triển hiện đại theo tư duy hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, TP.HCM cũng đang đối diện thách thức của một siêu đô thị bị tắc nghẽn vì cơ sở hạ tầng giao thông và xã hội quá tải, cản trở nguồn lực phát triển. Những thách thức này biểu hiện khá rõ là tốc độ tăng trưởng đang chậm lại và thấp hơn các thập niên trước, và gần đây nhất là quý 1/2023 có thể là thấp nhất trong lịch sử.

“Phát huy truyền thống trong bối cảnh mới với tâm thế phải tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế cả nước, ngoài việc TP.HCM tiếp tục vì cả nước thì cả nước vì TP.HCM thông qua việc thiết kế thể chế vượt trội, huy động đủ nguồn lực và triển khai các nguồn lực đó vào TP.HCM vượt qua các thách thức hiện nay. Trong trung hạn, triết lý bao trùm của Nghị quyết 31 được Bộ Chính trị ban hành đã thể hiện sự khát vọng của cả nước về sự phát triển TP.HCM xứng tầm khu vực và quốc tế”, GS-TS Nguyễn Trọng Hoài chia sẻ.

KHÔNG XIN TIỀN, CHỈ XIN CƠ CHẾ

Cuối năm 2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 31 đặt ra nhiều mục tiêu lớn đối với TP.HCM như phải có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, và đến năm 2045 phải phát triển ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới, trở thành điểm đến hấp dẫn toàn cầu. PGS-TS Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) nhận định đó là cơ sở chính trị quan trọng để Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa thành các chính sách, cơ chế vượt trội nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu trên.

Trong quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 năm 2017 của Quốc hội (về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM), TP.HCM không đặt vấn đề xin thêm tiền từ T.Ư mà chỉ xin cơ chế mới để huy động, phát huy nguồn lực. Hướng tiếp cận này được nhiều chuyên gia ủng hộ bởi cơ chế phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cấp bách.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, chia sẻ Nghị quyết 54 hiện hành tập trung nhiều vào khai thác nguồn thu vì thời điểm đó có điều kiện và nhu cầu. Tuy nhiên khi xây dựng nghị quyết mới, TP.HCM không đặt nặng khai thác nguồn thu mà xin thí điểm cơ chế vượt trội, đột phá để huy động nguồn lực nhằm phát huy hết tiềm năng. Cụ thể, TP.HCM xin thí điểm những việc mà luật chưa quy định, hoặc có quy định nhưng chồng chéo, không giải quyết rốt ráo được yêu cầu từ thực tiễn.

Sự phát triển của TP.HCM gắn liền với vai trò “nhạc trưởng” của vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nghị quyết 24 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã giao sứ mệnh cho TP.HCM là nguồn động lực tăng trưởng của nền kinh tế và là đầu tàu, trung tâm về nhiều mặt, có năng lực hội nhập quốc tế trong so sánh các thành phố trong khu vực. “TP.HCM phát triển thì sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của vùng và của cả nước”, ông Phan Văn Mãi chia sẻ thêm.

NGĂN “ĐẦU TÀU GIẢM TỐC”

Nhiều năm làm công tác nghiên cứu gắn với TP.HCM, PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho rằng thông qua thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị từ năm 1982 đến nay, TP.HCM đã thể hiện vai trò đầu tàu của mình, là địa phương có đóng góp vào GDP cả nước lớn nhất và đóng góp 26 – 27% trong tổng thu ngân sách.

Dù vậy, đà tăng trưởng của TP.HCM trong thập niên qua đã chậm lại, nhiều động lực giảm sút, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh. Nếu như giai đoạn 1996 – 2010, kinh tế TP.HCM tăng trưởng bình quân 10,2%, cao hơn 1,6 lần mức bình quân cả nước thì đến giai đoạn 2011 – 2015 giảm còn 7,2%, giai đoạn gần nhất 2016 – 2020 chỉ còn 6,4%.

CÔNG BẰNG, MINH BẠCH VÀ BỀN VỮNG KHI ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM

Ở góc độ nghiên cứu quản lý nhà nước, PGS-TS Vũ Tuấn Hưng, Phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN), đồng tình việc mạnh dạn cho TP.HCM thí điểm các cơ chế vượt trội, giao quyền chủ động lớn hơn để tạo động lực và khuyến khích sự năng động, sáng tạo, kiến tạo phát triển mạnh mẽ.

“Để có nguồn thu và chủ động cân đối đầu tư phát triển đòi hỏi cần có một phương thức công bằng, minh bạch và bền vững khi áp dụng thí điểm. Tức TP.HCM sẽ thí điểm tiên phong trước, nếu tốt sẽ là tiền đề khuyến khích các tỉnh, thành cùng thực hiện để chính sách công bằng tới mọi địa phương, chứ không phải là một sự đặc thù theo kiểu ưu đãi”, ông Hưng nói.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội của TP.HCM nhiều năm qua vẫn còn ngổn ngang từ kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường cho đến thiếu trường lớp, bệnh viện quá tải và các công trình thiết chế văn hóa, thể thao… chưa đáp ứng nhu cầu thụ hưởng chính đáng của người dân. Các chương trình, kế hoạch, dự án để khắc phục những bất cập này đều có nhưng lại thiếu nguồn lực từ ngân sách.

Nghị quyết 54 năm 2017 của Quốc hội đã kịp thời tạo không gian phát triển mới và thúc đẩy tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho TP. Dù vậy, báo cáo tổng kết Nghị quyết 54 cũng chỉ ra hạn chế khi nhiều cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện còn chậm và hiệu quả chưa cao, trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, tình hình thế giới biến động kéo dài.

Đơn cử như TP.HCM kỳ vọng các cơ chế tài chính giúp huy động thêm 40.000 – 50.000 tỉ đồng/năm để đầu tư phát triển hạ tầng, nhưng thực tế cả giai đoạn 2018 – 2022 huy động chưa tới 18.000 tỉ đồng từ các nguồn thưởng vượt thu ngân sách, cổ phần hóa và thoái vốn, phát hành trái phiếu, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Các nguồn tiềm năng, có số thu lớn chưa được triển khai như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu khai thác tài sản, đất đai…

Nhiều chuyên gia nhận định 5 năm là chưa đủ để đánh giá toàn diện hiệu quả các cơ chế, chính sách mang lại, nhất là khi TP.HCM mất đến 2 năm (2020, 2021) ứng phó đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng. Do đó, việc tiếp tục các chính sách đột phá là cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chính sách và có đủ độ trễ để nhìn nhận khách quan hơn. 



Source link

Cùng chủ đề

Bắt người đàn ông trộm tài sản hơn 2 tỷ đồng của con gái cựu Bí thư Tỉnh ủy

Ngày 23/3, Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đang tạm giữ Huỳnh Ngọc Tân (SN 1991, ngụ tỉnh Vĩnh Long) để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản”.Trước đó, ngày 21/3, người phụ nữ sinh năm 1993 (ngụ TP Thủ Đức) đến Công an phường Thảo Điền (TP Thủ Đức, TP.HCM) trình báo về việc bị mất trộm nhiều tài sản tại căn hộ chung cư Thảo Điền Masteri. Người phụ nữ cho biết, tài sản...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Người dân hoang mang vì nhiều tuyến đường “bỗng dưng” bị cấm

Thời gian gần đây, xung quanh khu vực Quảng trường Lam Sơn (thuộc phường...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan. Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan - Ảnh: P.D. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Cùng chuyên mục

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 nhấn mạnh, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ với khát vọng xây dựng...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần vì thể lực không đảm bảo của đôi bên. Ở phút 87, tiền đạo vào sân thay người Nguyễn Quốc...

Oi nóng lan rộng khắp miền Bắc, nồm ẩm trở lại

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 24/3, nhiều nơi trên cả nước ghi nhận nắng nóng. Tại Tây Bắc Bộ, vùng núi phía tây khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, nắng nóng xảy ra cục bộ với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C. Tại miền Bắc, thời tiết lạnh về đêm và sáng sớm với mức nhiệt thấp nhất 21-23 độ C. Ban ngày, trời...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Hàng trăm thùng bia văng xuống đường, CSGT cùng người dân thu dọn giúp tài xế

Tối 23/3, lãnh đạo Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết, vào khoảng 16h10 cùng ngày, tại đường dẫn vành đai 3 trên cao giao với Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn.  Khi đó, ô tô đầu kéo mang BKS 29LD-314.XX kéo theo container chở bia do anh H.V.B. (SN 1987, ở Con Cuông, Nghệ An) điều khiển, đến khúc cua...

Mới nhất

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lại

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lạiCảng quốc tế Long An hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ cảng hàng đầu Philippines; HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở...

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

Mới nhất