Trang chủKinh tếNông nghiệpCơ hội mở rộng tín dụng cho chuỗi liên kết nông sản

Cơ hội mở rộng tín dụng cho chuỗi liên kết nông sản

Với hỗ trợ từ ngân sách cùng sự đổi mới, chuyên nghiệp hóa của các mô hình chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, hiện nay, hoạt động tài trợ vốn tín dụng cho các vùng nguyên liệu nông sản khá thuận lợi và ít rủi ro hơn.

Chuỗi liên kết ngày càng chặt chẽ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ khi triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP (về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp) đến nay, hoạt động phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã được các địa phương thúc đẩy khá mạnh.

Thống kê đến cuối năm 2023, cả nước đã có gần 2.050 chuỗi liên kết được hình thành với sự tham gia của 1.250 hợp tác xã nông nghiệp. Trong các năm từ 2018-2023, ngân sách trung ương đã phân bổ khoảng 767 tỷ đồng, hỗ trợ các địa phương xây dựng và vận hành gần 1.000 dự án, kế hoạch liên kết phát triển vùng nguyên liệu nông sản.

Cơ hội mở rộng tín dụng cho chuỗi liên kết nông sản
Ảnh minh họa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, mặc dù các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hiện nay chưa được chuẩn hóa thống nhất và phát triển mang tính tự phát cao, nhưng với sự tham gia của ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng các mô hình liên kết khép kín chuyên nghiệp đang tăng lên khá nhanh.

Phổ biến trong các chuỗi liên kết dọc ở các ngành hàng chủ lực như: lúa gạo, thủy sản (tôm, cá tra), rau quả là các “liên kết 4 nhà” khá chặt chẽ, được tổ chức bài bản từ sản xuất, cung ứng cây, con giống đến hỗ trợ vật tư đầu vào, bao tiêu đầu ra và hỗ trợ quản lý kỹ thuật sản xuất cũng như bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

Theo ông Lê Thanh Hạo Nhiên, Giám đốc tài chính Tập đoàn Lộc Trời, hiện các chuỗi liên kết của tập đoàn này được tổ chức chặt chẽ theo hướng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. Nông dân, hợp tác xã tham gia các liên kết được ký hợp đồng kinh tế, được doanh nghiệp hỗ trợ kết nối với ngân hàng để vay vốn đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

“Phía ngân hàng quản lý được dòng tiền của cả doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi liên kết nên thuận lợi trong việc cho vay. Trong khi doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu cũng sẽ đảm bảo được vòng quay dòng tiền”, ông Nhiên nói.

Tương tự, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng, việc tham gia tích cực của các tập đoàn lớn đang tạo điều kiện phát triển mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và số hóa đồng ruộng. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cả chục triệu USD cho các phần mềm quản lý dịch bệnh, quản lý tài chính theo chuỗi giá trị, có ghi chép, so sánh đối soát chi tiết. Vì thế, hiện việc tính toán các rủi ro, áp dụng các biện pháp đo lường, phòng ngừa là khá dễ dàng. Điều này cũng thuận lợi để các TCTD mạnh tay tham gia tài trợ vốn.

Tín dụng thúc đẩy vùng nguyên liệu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trương đầu tư các vùng nguyên liệu nông sản chủ lực gắn với phát triển bền vững hiện nay đang được ngành này thúc đẩy đầu tư khá mạnh. Trên quy mô cả nước, hiện Đề án xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025 đã được 13 địa phương triển khai kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đầu tư hợp tác để phát triển. Nhu cầu vốn tín dụng để các địa phương hình thành các mô hình chuỗi liên kết vùng nguyên liệu trong các năm 2024-2025 ước khoảng 552,3 tỷ đồng.

“Hiện nay, hệ thống Agribank và Công ty bảo hiểm ABIC đã cam kết sẽ triển khai tài trợ vốn và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp cho các vùng nguyên liệu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích tất cả các TCTD tham gia hợp tác với các địa phương để hoàn thành đề án này”, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói.

Ở góc độ địa phương, theo ghi nhận tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay, các chi nhánh Agribank đang chuẩn bị triển khai cho vay phát triển vùng nguyên liệu thông qua các gói tín dụng bảo lãnh, bao gồm: cho vay sỉ thông qua hợp tác xã, cho vay thế chấp bằng hợp đồng liên kết sản xuất và thu mua giữa 3 bên (ngân hàng – doanh nghiệp liên kết thu mua nông sản – hợp tác xã) và cho hợp tác xã vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay và vốn góp của hợp tác xã.

Đại diện Hiệp hội Tôm tỉnh Cà Mau cho hay, hiện địa phương này đã xây dựng được khoảng 20 chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nuôi tôm. Các liên kết của các công ty như: Tập đoàn Minh Phú, Năm Căn, Camimex, Tài Kim Anh… đều đã được các TCTD tham gia tài trợ vốn và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, giải ngân khoản vay.

Ngoài Agribank, hiện nay một số ngân hàng khác như NamABank, LPBank, HDBank, MB, SHB… cũng đã triển khai các chương trình tín dụng hướng vào các mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản. Chẳng hạn, NamABank đang cho vay các chuỗi ngành hàng thủy sản với lãi suất 3%/năm (đối với USD) và từ 8%/năm (đối với VND). SHB, HDBank tài trợ vốn cho cho các dự án sản xuất, chế biến lúa gạo có liên kết sản xuất tiêu thụ với nông dân đáp ứng các tiêu chí sản xuất xanh.

Theo nhận định của đại diện các NHTM, khả năng tăng trưởng tín dụng vào các mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản trong các năm tới là khá lớn. Bởi hiện nay, nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp và sẵn sàng đầu tư các vùng nguyên liệu lớn được tổ chức bài bản. Trong khi đó, các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, trang trại cũng có xu hướng số hóa, tái cơ cấu tổ chức và minh bạch hơn về tài chính, phương án kinh doanh, tạo điều kiện cho các ngân hàng dễ dàng thẩm định tham gia tài trợ vốn vay và triển khai các dịch vụ tài chính, thanh toán đi kèm.





Source link

Cùng chủ đề

Giá ngoại tệ hôm nay 23/3/2024: Duy trì đà tăng mạnh mẽ

Tỷ giá USD/VND hôm nay ngày 23/3/2024 tại thị trường trong nước Tỷ giá USD hôm nay 23/3/2024, USD VCB tiếp tục mức giá tăng 40 đồng ở hai chiều mua – bán, trong khi đó USD thế giới tiếp tục tăng phi mã. Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay (23/3) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.003 VND/USD, tăng 4 đồng so với phiên giao dịch ngày 22/3. Hiện tỷ giá được phép giao...

Giá nông sản ngày 23/3/2024: Cà phê tiếp tục tăng giá, hồ tiêu đứng im trên diện rộng

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 23/3/2024, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đồng loạt chững lại, dao động từ 92.500 - 95.500 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định như hôm qua. Cụ thể, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) tiếp tục được thu mua ở mức 92.500 đồng/kg, bằng so với giá hôm qua; Giá tiêu Đắk Lắk và giá tiêu Đắk Nông được...

Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023. Kim ngạch xuất khẩu cà phê có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàng chủ lực của ngành nông nghiệp. Ảnh: Internet. ...

Nhà mua hàng đổ về Việt Nam, nông sản đua nhau tăng giá

Giá nông sản tăng Thời điểm này, trên những cánh đồng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đang tất bật thu hoạch vụ lúa Đông Xuân 2024. Trên những cánh đồng liên kết sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã, niềm vui của nông dân như được nhân đôi khi doanh nghiệp bao tiêu, năng suất lúa đạt cao và bán được mức giá ổn định. Tại Sóc Trăng, ông Trần Văn...

Giá nông sản ngày 19/3/2024: Giá cà phê neo ở mức cao, giá tiêu giảm nhẹ

Giá cà phê trong nước Thị trường cà phê trong nước tăng mạnh so với cùng thời điểm hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật mới lúc 5h00 ngày 19/3/2024 như sau, giá cà phê tăng 1,300 - 1,400 đồng/kg. Mức giá trung bình hiện nay ở quanh mốc 93,100 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 93,200 đồng/kg. Lý giải về lý do khiến giá cà phê tăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Cùng chuyên mục

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I

Quý I/2024 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả kỳ vọng bứt phá ...

Quy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam

Thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển kinh tế - xã hội, mà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày...

51,5 triệu USD cho mục tiêu giảm phát thải qua bảo tồn rừng

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 21/3 thông tin, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh ("tín chỉ Carbon") do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng (thường được gọi là REDD+) và tăng cường lưu trữ Carbon thông qua trồng và tái tạo rừng. Cách tiếp cận mới trong đầu tư phát triển rừng...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất