Trang chủNewsThời sựCông tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây...

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước


Bộ Ngoại giao đã nỗ lực cùng các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, qua đó duy trì môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (phải) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahorm Sar Kheng dự Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 12, tháng 4/2023. (Nguồn: TTXVN)

Với truyền thống là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Công cuộc xây dựng, bảo vệ các đường biên giới, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, các quyền và lợi ích của quốc gia gắn với các đường biên giới, chủ quyền lãnh thổ có vai trò trọng yếu đối với việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định, giữ vững quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trên bộ, trên biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Bám sát những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, Bộ Ngoại giao đã nỗ lực cùng các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, qua đó duy trì môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể là:

Về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, biển đảo

Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương biên giới, các cơ quan, lực lượng liên quan của các nước láng giềng triển khai toàn diện công tác phối hợp quản lý biên giới theo các văn kiện pháp lý về biên giới giữa Việt Nam và các nước. Các vụ việc phát sinh trong công tác quản lý biên giới được xử lý thỏa đáng, không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và các nước cũng như giữa các địa phương biên giới. Tình hình trên toàn tuyến biên giới đất liền cơ bản ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới, chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo, tạo thuận lợi cho công tác đàm phán, quản lý cũng như phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh biên giới và cả nước nói chung.

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Phiên làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15. (Nguồn: TTXVN)

Trên biển, tình hình Biển Đông diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường hơn, làm tăng nguy cơ cọ xát, tác động trực tiếp đến môi trường hoà bình và thịnh vượng của khu vực nói chung, công tác bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích trên biển của ta nói riêng. Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao đã chủ động theo dõi sát tình hình, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, các lực lượng chức năng kịp thời đề xuất, tham mưu các biện pháp đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của ta trên Biển Đông từ sớm, từ xa; có các biện pháp thích hợp đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền lợi của ta ở Biển Đông. Nhờ đó, các hoạt động hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên và đánh bắt thủy hải sản được bảo đảm diễn ra bình thường trên thềm lục địa và các vùng biển Việt Nam.

Về công tác đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới

Về một số vấn đề tranh chấp còn tồn đọng, thời gian qua Bộ Ngoại giao tiếp tục duy trì, thúc đẩy các cơ chế đàm phán với các nước liên quan, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đối với 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia, Bộ Ngoại giao cũng đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tích cực, chủ động thúc đẩy đàm phán với phía Campuchia để tìm kiếm giải pháp thỏa đáng.

Với việc giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiên trì phấn đấu nhằm đạt được giải pháp cơ bản, lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, chúng ta đã duy trì và thúc đẩy nhiều cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển với các nước như cơ chế đàm phán với Trung Quốc trong khuôn khổ Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, Nhóm công tác ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, cơ chế đàm phán biển với Indonesia, Philippines, Malaysia. Bên cạnh đó, Việt Nam cùng các nước ASEAN duy trì lập trường thống nhất của khối về Biển Đông, cùng các nước ASEAN và Trung Quốc tích cực triển khai hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán, xây dựng nội dung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cùng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông tiến hành cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, đi sâu trao đổi về quan hệ song phương, các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm, ngày 9/11/2023, tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Hòa)

Về công tác phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu biên giới và hợp tác quốc tế

Bên cạnh việc nỗ lực giải quyết các vấn đề biên giới, một trong những điểm sáng là Bộ Ngoại giao đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được Quốc hội thông qua năm 2023, góp phần định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là các khu vực biên giới, biển đảo.

Cùng với đó, Bộ Ngoại giao thường xuyên phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ban, ngành hỗ trợ các địa phương biên giới trong công tác mở/công nhận/nâng cấp cửa khẩu, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông ở khu vực biên giới; nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động thông quan hàng hóa, xuất khẩu các mặt hàng nông sản… Công tác hiện đại hóa quản lý và phát triển biên giới, cùng với việc đưa vào vận hành cửa khẩu số, nghiên cứu hợp tác thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh bước đầu đã đem lại hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Trong lĩnh vực phát triển du lịch biên giới, một trong những dấu ấn nổi bật thời gian qua phải kể đến sự kiện Việt Nam và Trung Quốc chính thức vận hành thí điểm khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) ngày 15/9/2023, góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển và đi vào chiều sâu.

Trên biển, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ta đã tích cực trao đổi và mở rộng hợp tác quốc tế về biển với các nước trong và ngoài khu vực có cùng quan tâm như Ấn Độ, Pháp, Australia… trên nhiều lĩnh vực, đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Bên cạnh đó, ta tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế về biển và đại dương; chủ động nghiên cứu tham gia điều ước quốc tế về biển, ký kết các dự án, chương trình hợp tác về biển. Qua đó, thúc đẩy kinh tế biển phát triển, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị, tăng cường xây dựng lòng tin, xây dựng cơ chế phối hợp tích cực trong hợp tác quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh trên biển, tạo môi trường thuận lợi để sớm hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ chủ trì Hội thảo quốc tế về pháp luật biên giới lãnh thổ tổ chức tại Hà Nội, tháng 9/2023.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ chủ trì Hội thảo quốc tế về pháp luật biên giới lãnh thổ tại Hà Nội, tháng 9/2023. (Nguồn: TTXVN)

Về công tác thông tin, tuyên truyền

Với nhiều nỗ lực trong công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức mới đa dạng, phong phú, các cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đã có được nhận thức đúng đắn đối với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Lập trường chính nghĩa của ta được đông đảo đối tác, bạn bè quốc tế ủng hộ. Nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới lãnh thổ, tập huấn nâng cao năng lực quản lý biên giới được Bộ Ngoại giao chú trọng đẩy mạnh đã góp phần làm sâu sắc hơn hiểu biết và nhận thức của người dân về công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới lãnh thổ, trong đó phải kể đến Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho các già làng, trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam – Lào (12/2022), các hội thảo quốc tế tuyên truyền kỷ niệm 40 năm ký kết UNCLOS 1982, 10 năm ban hành Luật Biển Việt Nam, 20 năm ban hành Luật Biên giới quốc gia…

Có thể nói, từ sau Hội nghị Ngoại giao 31 đến nay, công tác biên giới lãnh thổ tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, thực chất với các nước; qua đó thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại được đề ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng; nâng cao rõ rệt vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Công tác biên giới lãnh thổ đóng góp thiết thực trong xây dựng, bảo vệ đất nước
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tham luận tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho các Trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam-Lào, ngày 6/12/2022.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn nhiều bất ổn, thách thức, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ cũng như phát huy tốt tiềm năng để phát triển ở các vùng biên giới, biển đảo, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương thời gian tới cần làm tốt một số nhiệm vụ: (i) quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về biên giới, lãnh thổ quốc gia; phát huy hiệu quả các cơ chế phối hợp quản lý biên giới; (ii) kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh trên biên giới; (iii) ứng phó hiệu quả, sáng tạo, linh hoạt với những vấn đề, thách thức mới nổi tại khu vực biên giới cũng như trên biển; (iv) tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quản lý đường biên giới; (iv) đẩy mạnh hơn nữa giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương biên giới của ta với các địa phương các nước láng giềng tiếp giáp; (v) làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm củng cố vững chắc lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đường lối, chính sách về biên giới lãnh thổ.

Để sớm đạt được những mục tiêu này, điều quan trọng là cần thúc đẩy sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, lực lượng làm công tác biên giới, bám sát các nguyên tắc chỉ đạo và mục tiêu cụ thể đã đề ra tại Đại hội XIII, tận dụng điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giải quyết, xử lý vấn đề biên giới lãnh thổ và thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế – xã hội.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả yêu sách trái luật về Biển Đông

Sáng 23/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/3 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/3 về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch...

Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách về Biển Đông

Ngày 23/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/3 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/3 về vấn đề Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế “kiềng ba chân” trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này. Có nhiều ý nghĩa đằng sau sự kiện lần đầu tiên này, đặc biệt nó kết nối lợi ích quan trọng của cả ba bên ở thời điểm hiện tại.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Đoàn giám sát Quốc hội làm việc với Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Chính phủ sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Trọng Quỳnh/VPQH Ngày 22.3, tại Nhà Quốc hội,...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan. Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan - Ảnh: P.D. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Nhiều công trình, sáng kiến được trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn: Hòa nhịp hơi thở cuộc sống

Hàng chục sân chơi cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa được hình thành từ vật liệu sau sản xuất; Ứng dụng chuyển đổi số vào việc học tập các bài lý luận chính trị cho đoàn viên và thanh niên; Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh với thanh thiếu nhi được thực hiện từ năm 1999 đến nay; hay chương trình “Chuyến xe mùa xuân” đưa hàng chục ngàn...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất