Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCông tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới

Công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới


Mặc dù ngày 5-5-2023 vừa qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Điều đó có nghĩa là dịch Covid-19 vẫn còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu; vi rút SARS-CoV-2 chưa biến mất hay bớt nguy hiểm, vẫn đang biến đổi và có nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, gây ra các đợt gia tăng mới về số ca mắc, ca tử vong. Vì vậy, các quốc gia không nên mất cảnh giác và bỏ qua các biện pháp phòng, chống dịch.

Cục Quân y – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Bộ Quốc phòng đã ra công văn cập nhật thông tin sau khi WHO công bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp như sau:

Các khuyến cáo sau tuyên bố của WHO

WHO đưa ra 7 khuyến cáo đối với tất cả các quốc gia thành viên:

(1) Duy trì năng lực quốc gia đã đạt được và chuẩn bị cho các tình huống trong tương lai;

(2) Lồng ghép tiêm chủng Covid-19 vào các chương trình tiêm chủng suốt đời;

(3) Tập hợp thông tin từ các nguồn dữ liệu giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác để cho phép nhận thức tình huống toàn diện;

(4) Chuẩn bị các biện pháp đối phó y tế trong khuôn khổ quy định quốc gia để đảm bảo khả năng sẵn có và lâu dài;

(5) Tiếp tục các chương trình truyền thông và gắn kết cộng động mạnh mẽ, thực hiện đồng bộ các chương trình quản lý khủng hoảng thông tin;

(6) Tiếp tục dỡ bỏ các biện pháp y tế liên quan đến di chuyển quốc tế do Covid-19;

(7) Tiếp tục nghiên cứu sâu, đánh giá đúng về Covid-19.

Khuyến cáo của WHO và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam

Trong thời gian tới Việt Nam cần quan tâm đến các lĩnh vực bao gồm:

(1) Xây dựng chiến lược hoặc kế hoạch quản lý bền vững dịch Covid-19 căn cứ vào bối cảnh quốc gia và đánh giá nguy cơ, bao gồm cả việc phân loại nhóm bệnh đối với Covid-19; đảm bảo linh hoạt trong các biện pháp ứng phó;

(2) Duy trì năng lực quốc gia để phòng, chống và quản lý bền vững dịch Covid-19 và chủ động chuẩn bị đáp ứng khi dịch bùng phát mạnh;

(3) Lồng ghép tiêm vắc xin Covid-19 vào tiêm chủng thường xuyên, tăng cường tiêm mũi 3, mũi 4 vắc xin Covid-19 cho những người có nguy cơ cao;

(4) Tăng cường lồng ghép giám sát Covid-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, giám sát giải trình tự gen, giám sát các ca nặng;

(5) Tăng cường truyền thông vận động người dân không chủ quan, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Khuyến cáo của Bộ Y tế

Yêu cầu người dân không chủ quan, lơ là; tích cực, chủ động thực hiện thông điệp phòng, chống dịch Covid-19 “2K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”.

Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác phù hợp, hiệu quả:

(1) Chủ động, thường xuyên theo dõi, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh, nhất là Covid-19; chuẩn bị sẵn sàng kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch;

(2) Tổ chức triển khai các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu; giám sát, phát hiện sớm tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế;

(3) Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin năm 2023;

(4) Ban hành kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Việt Nam năm 2023-2024;

(5) Thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong;

(6) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm việc bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Cục Quân y dự báo tình hình trong thời gian tới

Hiện dịch đang được kiểm soát tốt, tất cả các địa phương đều đang ở cấp độ dịch 1 (màu xanh), đánh giá theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27-1-2022 của Bộ Y tế. Thời gian tới, dự báo số ca mắc hàng ngày dao động trong khoảng 2.000-3.000 trường hợp; số nhập viện, nặng, nguy kịch, tử vong không tăng tương ứng, chủ yếu tập trung ở nhóm người có bệnh nền, cao tuổi. Số ca mắc có thể giảm trong những tháng mùa hè năm 2023.

Trong quân đội, hiện dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác vẫn đang được kiểm soát tốt. Tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 3, mũi 4 cao hơn so với cộng đồng, cùng với sự chỉ đạo phòng, chống dịch quyết liệt, sâu sát của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, có kinh nghiệm trong ứng phó với các tình huống dịch nên số ca mắc có thể tăng lẻ tẻ ở các đơn vị, triệu chứng nhẹ, thời gian điều trị ngắn, khó phát triển thành chùm ca bệnh hoặc ổ dịch lớn.

Về công tác phòng, chống dịch trong quân đội trong thời gian tới

Cục Quân y đề nghị lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, quân y các cấp trong toàn quân thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

(1) Tiếp tục duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột xuất công tác phòng, chống dịch của các đơn vị thuộc quyền, kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, bền vững.

(2) Rà soát, bổ sung kế hoạch phòng, chống dịch của cơ quan, đơn vị; bổ sung nhân lực, trang thiết bị, hóa chất, test kít, vật tư tiêu hao…; có kế hoạch thu dung, điều trị bệnh nhân các mức độ,…sẵn sàng triển khai khi tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp. Việc chẩn đoán, điều trị Covid-19 ở các cơ sở điều trị thực hiện theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28-1-2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19.

(3) Thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời. Các trường hợp mắc Covid-19 phải thực hiện nghiêm cách ly y tế, theo dõi sát, điều trị tích cực, hạn chế tối đa tiến triển nặng, không để lây lan dịch bệnh trong cơ quan, đơn vị và cộng đồng.

(4) Tiếp tục tổng hợp tình hình tiêm vắc xin phòng Covid-19 của chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2023 và các nhóm đối tượng khác, đề xuất số lượng, địa điểm tiêm bổ sung, báo cáo về Cục Quân y để xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho các nhóm đối tượng này.

CỤC QUÂN Y





Nguồn

Cùng chủ đề

Du lịch Cà Mau kỳ vọng thăng hoa năm 2024

Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Trần Hiếu Hùng Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau cho biết, mặc dù năm 2024 còn nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Cà Mau vẫn sẽ phấn đấu đạt tổng số khách du lịch 2.350.000 lượt ( tong đó có 13.000 lượt khách quốc tế) với tổng thu du lịch 3.480 tỷ đồng. Nhiều khởi sắc năm 2023 Thông tin...

Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến diễn ra từ ngày 29/2

Thông tin trên được Chủ tịch UBND Thành phố Hưng Yên Doãn Quốc Hoàn xác nhận vào hôm 19/2. Theo đó, Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến là một trong những hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024; đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh...

Phát hiện biến thể JN.1 gây gia tăng người mắc COVID-19 nhập viện

Trong đó, 17 ca nặng phải thở oxy, không có ca tử vong do COVID-19. Các ca nặng đều thuộc nhóm nguy cơ (có bệnh nền nặng) và chưa tiêm đủ mũi vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM...

Cần giám sát chặt chẽ phát hiện sớm người mắc bệnh nhập cảnh vào nước ta

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh/thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xé toang “cánh cửa thép” Him Lam trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đúng ngày này cách đây 70 năm (13-3-1954/ 13-3-2024), Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những loạt đạn, pháo như sấm rền, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam, được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Dội bão lửa xuống “cánh cửa thép” Him Lam Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt...

Mầm xanh Trường Sa

Không nơi nào trên đất nước ta có nhiều nắng, nhiều gió, nhiều bão như các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Cát trắng, san hô, muốn mặn cùng gió, bão quanh năm tưởng như khiến các loài cây không thể mọc, lớn lên được. Thế nhưng, dưới bàn tay cần cù của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân... những mầm xanh ở Trường Sa vẫn vươn lên mỗi ngày. Những hòn đảo đã xanh...

BIDV đồng hành với các doanh nghiệp FDI

Nhận thức vai trò ngày càng tăng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nước ta, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xác định khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một phân khúc khách hàng quan trọng. Từ đó đưa ra các chính sách, gói tài chính phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng này. Kể từ năm 2016,...

Bài đọc nhiều

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Nhai kỹ thức ăn sẽ giảm bớt căng thẳng cho dạ dày...

Cải thiện sức bền để con thỏa sức khám phá và phát triển

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải cải thiện sức bền cho trẻ Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏi Đều đặn mỗi tuần hai buổi, chị Phương (TP.HCM) đón con...

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng có trong nước hầm xương Nước dùng xương hay ...

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh hen Hen ...

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Mới nhất