Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCứ 4 năm ĐBSCL lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực...

Cứ 4 năm ĐBSCL lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan


Con đường thích ứng tốt nhất là làm đúng quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL

Liên quan đến vấn đề mặn thọc sâu vào đất liền ở một số địa phương, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho hay, dù không gay gắt nhưng mùa khô năm 2016 và mùa khô năm 2020, nước sông Mekong không quá cạn kiệt nhưng trên các nhánh sông Cửu Long vẫn có hiện tượng mặn thọc sâu vào đất liền.

Mùa khô bất ổn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cứ 4 năm lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan (Bài 4)- Ảnh 1.

Dù không gay gắt nhưng mùa khô năm 2016 và mùa khô năm 2020, nước sông Mekong không quá cạn kiệt nhưng trên các nhánh sông Cửu Long vẫn có hiện tượng mặn thọc sâu vào đất liền. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo ông Thiện, vấn đề trên có thể giải thích do 2 yếu tố. Một là do thủy triều mùa khô này dâng cao hơn trung bình nhiều năm, lực biển mạnh nên đẩy nước mặn vào đất liền. Hai là do thủy triều vào ĐBSCL không còn không gian lan tỏa vì các công trình ngăn mặn (đê cống) đã đóng chặt. Nước thủy triều chỉ chảy được trong lòng các sông nhánh sông Cửu Long, không lan tỏa được nên thọc sâu.

“Từ đó có thể thấy, việc cố thủ ngăn mặn triệt để vùng ven biển sẽ đẩy vấn đề mặn vào sâu trong đất liền hơn theo các ngả sông chính” – ông Thiện nhận định.

Riêng về sụt lún ở tỉnh Cà Mau, ông Thiện cho hay, không chỉ năm nay, việc sụt lún đất nghiêm trọng bên trong các vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau (nhiều nhất ở huyện Trần Văn Thời) đã xảy ra vào mùa khô 2020.

Nguyên nhân của hiện tượng sụt lún đất này khá đơn giản. Trước đây các vùng này có hai mùa mặn và ngọt. Mùa mưa thì ngọt nhờ nước mưa, đến mùa khô khi nước mưa bốc hơi hết thì còn lại nước mặn từ biển vào.

Sau khi các vùng này được bao đê trữ nước mưa để ngọt hóa quanh năm thì nước mặn không còn vào được nữa. Trong những năm El Nino khô hạn cực đoan thì lượng nước mưa từ mùa mưa trước đã bị cạn kiệt ngay đầu mùa khô năm sau nên kênh mương nội đồng bị cạn, có khi đáy kênh cũng nứt đất làm cho đất bị co ngót dẫn đến sụt lún.

“Ở những nơi đắp đất làm đường giao thông ven kênh thì sụt lún càng mạnh hơn, làm hư hại đường sá” – ông Thiện nhấn mạnh.

Mùa khô bất ổn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cứ 4 năm lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan (Bài 4)- Ảnh 2.

Sụt lún đường giao thông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: C.M

Ông Thiện nêu rõ, hiện tượng sụt lún vùng ngọt hóa nói trên là sụt lún cục bộ, không liên quan đến tình hình sụt lún chung của toàn ĐBSCL (do khai thác nước ngầm tầng sâu gây nên).

Để không cần phải bị ám ảnh bởi hạn mặn mỗi khi mùa khô đến, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho rằng, con đường thích ứng tốt nhất là làm đúng theo quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/2/2022.

Theo quy hoạch tích hợp, ĐBSCL chia thành 3 vùng. Vùng lõi ngọt ở phía thượng lưu là vùng luôn luôn có nước ngọt kể cả những năm cực đoan nên ưu tiên cho cây lúa, cây trái, thủy sản nước ngọt. Tiếp đến là vùng lợ với chế độ nước luân phiên, nước ngọt vào mùa mưa có thể trồng lúa, nước mặn-lợ vào mùa khô. Đối với vùng này cần chuyển đổi hệ thống canh tác sang thích ứng với nước lợ-mặn vào mùa khô để nước mặn-lợ là cơ hội chứ không phải là mối ám ảnh mỗi mùa khô nữa. Còn vùng sát ven biển là vùng mặn quanh năm thì phát triển hệ thống canh tác thích ứng với chế độ mặn quanh năm.

“Nếu thực hiện đúng phân vùng theo Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thì chúng ta không cần phải “oằn mình chống mặn” mỗi khi mùa khô đến mà còn có thể tận dụng được cơ hội kinh tế trong nước mặn. Thay vì tiếp tục cố thủ, “chiến đấu” với hạn mặn bằng công trình ở vùng ven biển để dịch chuyển vấn đề hạn mặn vào sâu hơn trong đất liền như đã nói ở trên và làm các vùng ngọt hóa sẽ ngày càng mong manh hơn” – ông Thiện nói thêm.

4 năm 1 lần sẽ có đợt hạn mặn cực đoan trong mùa khô

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn – cố vấn khoa học Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), gần như theo chu kỳ từ năm 2016, rồi 2020 và nay là 2024, cứ 4 năm một lần sẽ có đợt hạn hán, xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm. Ngoài việc thiếu nước ngọt ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, thì vấn đề sụt lún rất đáng quan tâm.

Mùa khô bất ổn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cứ 4 năm lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan (Bài 4)- Ảnh 3.

Sạt lún gây thiệt hại nhà dân ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Huỳnh Xây

Ông Tuấn cho biết, ở ĐBSCL, hầu hết đường giao thông được hình thành bên cạnh việc đào các con kênh, mương lấy đất đắp lên. Đất ở đây, về mặt cơ học phải có một độ ẩm nhất định, khi độ ẩm quá lớn sẽ gây nhão, khi độ ẩm quá ít lại gây co ngót dẫn tới sụt lún, sạt lở.

Một số công trình ngăn mặn đưa nước ngọt vào, nhưng ở một số thời điểm khí hậu cực đoan như trong mùa khô năm nay, vấn đề sụt lún đã xảy ra, đặc biệt là ở Cà Mau. Điển hình như ở huyện Trần Văn Thời, có nơi sụt lún tới 2m, dù địa phương áp dụng một số giải pháp như hạn chế xe tải nặng qua các tuyến đường có nguy cơ sụt lún cao, tuy vậy ngay cả ban đêm không có xe chạy vẫn dẫn tới sụt lún, sạt lở cục bộ.

“Tôi đã có những chuyến đi về vùng sụt lút và nhận thấy, với các công trình ngăn được mặn, phần cấp nước ngọt bổ sung lại không có, nên đất co ngót, phản áp suất không còn, dễ dàng chịu tác động và sụt lún. Đôi khi chúng ta mong muốn ngăn mặn, giữ được ngọt, nhưng đôi khi lại dẫn tới hệ quả khác và tác hại không nhỏ, đất đã sụt lún thì không còn cách gì có thể nâng lên được. Đấy là thiệt hại chưa tính tới được” – ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn cho rằng, rất nhiều năm qua, người dân ven biển của ĐBSCL đã sống chung với hạn, họ sẽ phải tìm giải pháp để giảm thiệt hại. Có nhiều người dân tự đầu tư trang bị máy đo mặn, sau đó thông báo trong cộng đồng với nhau. Ở các vùng ngọt, chưa cần tới dự báo của cơ quan chức năng, họ đã tự dự báo và chuẩn bị ứng phó, như xuống giống sớm hơn để tránh hạn, mặn. Mặc dù chỉ đạo của cấp chính quyền là xuống giống trước cuối tháng 12/2023, nhưng có nhiều vùng giữa tháng 11/2023 đã xuống giống rồi.

Người dân cũng biết cách chuyển đổi sản xuất, thay vì làm lúa 2 vụ, người dân luân canh lúa – tôm để thích nghi. Người dân cũng biết trữ nước trong điều kiện của họ, hình ảnh lu chứa nước luôn có nên giảm nhiều áp lực cho cấp nước sinh hoạt.

Tuy nhiên, do diễn biến của hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng phức tạp hơn, cần phải tăng cường dự báo và cảnh báo sớm, thông tin cho người dân. Song song đó là có giải pháp tạo sinh kế cho mới cho người dân, lúc đó có thể coi hạn, mặn không phải là vấn đề gì nghiêm trọng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Sụt lún, sạt lở gây thiệt hại nặng nề chưa từng có

Sụt lún vùng đất ngọt hóa tỉnh Cà Mau, gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồngTheo tìm hiểu của phóng viên, mùa khô năm 2024, trong vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau, nhất là huyện Trần Văn Thời xảy ra nhiều vụ sụt lún đất. Tình...

19 người thiệt mạng và 2 người mất tích trong vụ sạt lở ở Indonesia

Người đứng đầu cơ quan thảm họa địa phương Sulaiman Malia cho biết những người thiệt mạng và hai người sống sót đã được sơ tán khỏi hai ngôi làng bị lở đất ở huyện Tana Toraja, tỉnh Nam Sulawesi vào tối thứ Bảy. ...

Chuyên gia giới thiệu người có khả năng cầu mưa cho TPHCM nói gì?

TPO - Đại diện đơn vị giới thiệu người cầu mưa đến TPHCM cho biết đây là lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu tiềm năng con người và cần được kiểm chứng qua thực tiễn. Mạng xã hội đang lan truyền văn bản của Trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ (CTCS, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) gửi Chi cục Thủy lợi TPHCM về việc "giới thiệu...

Đường sắt Bắc-Nam qua hầm Bãi Gió tê liệt, khoan núi để vá vết sạt lở

Ngày 14/4, ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Phú Khánh thông tin, sau khi khảo sát, nghiên cứu đã tìm ra được phương án khắc phục sạt lở bên trong hầm Bãi Gió (huyện Vạn Ninh) khiến đất đá tràn xuống đường ray, dẫn đến đường sắt Bắc – Nam gián đoạn. Theo ông Vinh, đơn vị chuyên môn phát hiện một lỗ hổng mới bên ngoài, nằm phía trên điểm sạt lở...

Cận cảnh sự cố sạt lở hầm Đèo Cả khiến đường sắt bắc

Theo ông Vinh, nguyên nhân là do tầng đất đá ở trên hầm bị phong hóa lâu năm, rữa ra và vỡ hết nắp hầm. "Công tác khắc phục tưởng chừng là đến 4 giờ 30 sáng hôm nay là đã hoàn thành nhưng đất đá lại tiếp tục sạt lở một lần nữa. Khối lượng lần đầu tương đương khoảng 180 mét khối đất đá, đến lần thứ 2 là hơn 50 mét khối đất đá và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng đu đủ mà chả thấy trái đâu, sao anh nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn thu 150 triệu/năm?

Dễ trồng, dễ chăm sóc, nhanh thu hoạch và được thị trường ưa chuộng, anh Nguyễn Thanh Tùng, SN 1988, ấp Đạt Thành, xã Quảng Thành (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mạnh dạn đưa giống đu đủ đực về trồng lấy...

Bàn phương án để phát triển Mang Yang thành “thiên đường” bò sữa

Tại tọa đàm "Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa" do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay (16/4), tại TP.HCM, ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho...

Hội Nông dân xã Phủ Lý ra mắt Tổ tự quản bảo vệ môi trường

Ngày 15/4 vừa qua, Hội Nông dân xã Phủ Lý (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức chương trình ra mắt Tổ tự quản bảo vệ môi trường và tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ, hội viên, nông dân phân loại rác thải...

Bài đọc nhiều

Syngenta giới thiệu giống ngô chuyển gen NK6101BGT mới

Clip: Syngenta giới thiệu giống ngô chuyển gen NK6101BGT mới tại thị trường Việt NamGiới thiệu giống ngô chuyển gen NK6101BGT mớiTham dự chương trình có bà Cầm Thị Phong- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La, đại diện lãnh đạo huyện Vân Hồ, Mộc...

Kim Tiểu Long làm nhiều tiền mà không thấy ăn xài gì hết

Kim Tiểu Long nghe xong rất thích và quyết định đầu tư làm như một câu chuyện không dừng ở việc thể hiện ca khúc như thông thường.Ly hôn nói về đôi vợ chồng trẻ ở miền Tây, vì suốt ngày hục hặc nhau nên họ quyết định ly hôn. Con trai của họ là bé Long gởi lại cho bà ngoại...

Cùng chuyên mục

Ông bà không nề hà cháu nội, cháu ngoại, ở xa càng bồn chồn nhớ nhung

Bà Nguyễn Thị Thu quê Gia Lai đang sang Mỹ để chăm cháu ngoại thứ hai của mình. Cách đây 5 năm, bà cũng sang Mỹ khi con gái của bà sinh con đầu lòng. Con gái bà Thu làm việc tại Mỹ, lập gia đình cùng đồng nghiệp...

Ùn tắc kéo dài, phương tiện ‘xếp hàng’ đứng im trên nhiều tuyến đường Hà Nội

TPO - Chiều nay, nhiều tuyến đường Hà Nội xảy ra ùn tắc kéo dài, khiến phương tiện đứng im trên đường, không thể nhích bánh. Nguyên nhân được CSGT Hà Nội cho biết, do va chạm giao thông và lưu lượng xe tăng cao trong giờ cao điểm. Tại tuyến đường Vành đai 2, ùn tắc xảy ra cả đường Trường Chinh bên dưới và đường trên cao. Thời điểm 18h30, ùn tắc ở đường trên...

Hình ảnh hoang tàn sau cháy lớn tại công ty bao bì ở Bình Dương

Diện tích khu vực chứa giấy phế liệu khoảng 500m², trong đó diện tích cháy khoảng 300m²; chất cháy chủ yếu là giấy phế liệu. Sáng nay (14-4), lực lượng PCCC & CNCH- Công an tỉnh Bình Dương vẫn đang phối hợp với lực lượng PCCC & CNCH cơ sở, dân phòng, khu công nghiệp VSIP để dập tàn đám cháy tại một công ty sản xuất bao bì trên...

Mới nhất

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4, Lễ rước kiệu từ các đình, đền của 7 xã, thị trấn ven Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra ở Trung tâm hành lễ, tri ân công đức các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng,...

Đội hình dự kiến U23 Việt Nam vs U23 Kuwait: Chọn Văn Tùng hay Nguyên Hoàng?

U23 Việt Nam bắt đầu hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á 2024 bằng trận đấu với U23 Kuwait. Sau 2 tuần chuẩn bị, U23 Việt Nam phiên bản của huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn sẽ ra mắt các cổ động viên. Đội hình mà nhà cầm quân người Khánh Hòa lựa chọn nhiều khả...

Thói quen tốt về dinh dưỡng, lối sống giúp tăng cường trí nhớ 

Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin từ môi trường ngoài tác động lên cơ thể qua các giác quan, được cơ thể ghi nhận và lưu trữ lại. Nơi lưu trữ thông tin chủ yếu là ở các cấu trúc não, những thông tin này sẽ được cơ thể tái hiện, khai thác, sử dụng...

Đảm bảo mạch máu giao thông cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", trên 26 vạn dân công trong cả nước đã thầm lặng vận chuyển số lượng lớn vũ khí, lương thực và các vật chất khác cho chiến trường.Trong kháng chiến, các tuyến đường ở Tây Bắc đã trở thành huyết mạch giao thông nối đồng...

Mới nhất