Trang chủNewsThế giớiĐảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc...

Đảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc ở châu Phi?


Cuộc đảo chính gần đây ở Niger và các cuộc xung đột từ Mali, Burkina Faso, Chad đến Sudan đã tạo ra sự không chắc chắn về tương lai của chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ở Sahel và các khu vực khác của châu Phi.

Sáng 26/7, một nhóm binh sĩ thuộc lực lượng bảo vệ Tổng thống đã xông vào cung điện và bắt giữ Tổng thống Niger Mohamed Bazoum, với lý do tình hình an ninh ngày càng xấu đi và quản lý kinh tế – xã hội yếu kém.

Ngay lập tức, đại sứ quán Trung Quốc đã đề nghị tất cả Hoa kiều ở Niger đề cao cảnh giác, tăng cường bảo vệ, tránh ra ngoài và thực hiện các biện pháp phòng ngừa an ninh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Niger và kêu gọi các bên liên quan hành động vì lợi ích của đất nước và người dân, đồng thời giải quyết các khác biệt một cách hòa bình thông qua đối thoại.

Pháo đài cho lợi ích an ninh phương Tây

Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ mối quan ngại tương tự như những mối quan ngại trước đây đã nêu ở Sudan, họ xem xét tình hình ở Niger với mối quan tâm lớn hơn. Là nền tảng của cấu trúc an ninh phương Tây ở Tây Phi, quốc gia này đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và an ninh để giữ cho nền kinh tế mong manh của mình phát triển.

Vai trò của Niger như một pháo đài cho các lợi ích an ninh của phương Tây xoay quanh 3 vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, quốc gia này là bức tường thành chống lại sự mở rộng của các cuộc nổi dậy Hồi giáo ở khu vực Hồ Chad và gần biên giới với Burkina Faso và Mali.

Thứ hai, phương Tây coi quốc gia này là đồng minh chính của EU trong việc hạn chế dòng di cư bất thường từ châu Phi cận Sahara. Cuối cùng, Niger là một trong số ít quốc gia trong khu vực không dựa vào mô hình Wagner của Nga để bảo vệ lợi ích của mình.

Thế giới - Đảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc ở châu Phi?

Tổng thống Niger Mohamed Bazoum là một trong số ít nhà lãnh đạo thân phương Tây ở khu vực Sahel của châu Phi. Ảnh: naijanews.com

Mặc dù Tổng thống Bazoum là một đồng minh thân cận của Pháp và các quốc gia phương Tây khác, nhưng Bắc Kinh đã và đang xâm nhập vào Niger cũng như với các quốc gia khác trong khu vực.

Ông Rahmane Idrissa, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Đại học Leiden ở Hà Lan, cho biết, Trung Quốc hiện diện ở Niger với tư cách là đối tác kinh tế trong việc khai thác dầu mỏ ở miền đông nước này. “Thỏa thuận này sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc đảo chính,” ông Idrissa nhận định.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) đã đầu tư lần lượt 4,6 tỷ USD và 480 triệu USD vào ngành công nghiệp dầu mỏ và uranium của Niger. Ngành công nghiệp uranium của nước này cung cấp khoảng 5% quặng uranium cấp cao nhất thế giới.  Ngoài uranium, Niger cũng xuất khẩu vàng và hạt có dầu.

“Việc Niger sở hữu các mỏ uranium quan trọng và các nguồn tài nguyên quý giá khác, chẳng hạn như vàng, làm dấy lên lo ngại về những tác động sâu rộng có thể xảy ra đối với nền kinh tế toàn cầu”, ông Mohammed Soliman, giám đốc Viện Trung Đông ở Washington, Mỹ, nhận định.

Theo ông Soliman, nếu tình hình ở khu vực Sahel leo thang hơn nữa, nó có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với lợi ích kinh tế và đầu tư của Trung Quốc ở Niger và các nước láng giềng.

“Sự bất ổn có thể làm gián đoạn các dự án cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp khai thác và các dự án kinh doanh khác mà Trung Quốc đã đầu tư, gây rủi ro cho lợi ích kinh tế của nước này trong khu vực”, ông Soliman cảnh báo.

Sáng kiến Vành đai và Con đường bị đe dọa

Những gì vừa xảy ra ở Niger chỉ là một trong hàng loạt các cuộc đảo chính ở Mali, Burkina Faso, Guinea, Chad và Sudan, khu vực được gọi là “vành đai đảo chính châu Phi” trong những năm gần đây.

Sự bất ổn ngày càng tăng ở Tây Phi, một khu vực đã phải vật lộn với những tác động của biến đổi khí hậu và giá cả các mặt hàng chủ lực tăng vọt kể từ khi diễn ra cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Năm 2022, Niger phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có, với ước tính 4,4 triệu người trong tổng số 26 triệu dân phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Những yếu tố này làm phức tạp quá trình phát triển cơ sở hạ tầng dài hạn của Trung Quốc, bao gồm đường ống dẫn dầu Niger – Benin trị giá 4,5 tỷ USD dài khoảng 2.000 km của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và việc nâng cấp các cơ sở khai thác quặng uranium ở phía bắc Niger.

Kể từ năm 2000, Trung Quốc ngày càng mong muốn đầu tư vào Niger, nhất là khi nước này bày tỏ ý định phát triển dự án đường ống dẫn dầu thô và khai thác các mỏ uranium địa phương.

Tại Diễn đàn Đầu tư Trung Quốc – Niger được tổ chức tại Niamey vào tháng 4, Bắc Kinh cho biết họ sẵn sàng xây dựng một khu công nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ và bất động sản.

Thế giới - Đảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc ở châu Phi? (Hình 2).

Tổng thống Niger Mohamed Bazoum tiếp ông Jiang Feng, Đại sứ Trung Quốc tại Niger hôm 3/7. Ảnh: Twitter

Mặc dù ngành năng lượng của Trung Quốc đã được chuẩn bị tốt để có thể hoạt động trong một môi trường phức tạp, lĩnh vực khai thác mỏ của nước này lại phải gánh chịu gánh nặng bạo lực gia tăng ở châu Phi. Trung Quốc do đó đang buộc phải lựa chọn giữa việc đáp ứng nhu cầu khơi dậy nền kinh tế ở đại lục và giữ cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đi đúng hướng.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, hầu hết hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong BRI sẽ chủ yếu liên quan đến việc hồi sinh các dự án còn lại, không bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của môi trường an ninh.

Mặc dù Bắc Kinh đang tìm cách củng cố dấu ấn ngày càng mở rộng của mình ở châu Phi, tình hình an ninh ngày càng xấu đi nhanh chóng, đặc biệt là ở Sahel, đang thúc đẩy Bắc Kinh xem xét lại khả năng tồn tại của một số dự án cơ sở hạ tầng và chuyển sang các lĩnh vực an toàn hơn.

Sự bất ổn và xung đột kéo dài ở Sahel có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu chiến lược và ảnh hưởng rộng lớn hơn của Trung Quốc ở châu Phi, khiến Trung Quốc phải đánh giá lại sự can dự và hiện diện của mình trên lục địa này, theo ông Soliman từ Viện Trung Đông.

Trong khi các dự án mới có tổng trị giá lần lượt là 36 và 8 tỷ USD ở các quốc gia Bắc Phi là Algeria và Ai Cập đã được Bắc Kinh bật đèn xanh, thì các sự kiện đang diễn ra từ Niger đến Sudan khiến cho tương lai chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ở Sahel trở nên mờ mịt.

Nguyễn Tuyết (Theo Think China, SCMP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Hội nghị thượng đỉnh châu Âu bàn nhiều chuyện “nóng”

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày (21 và 22-3) tập trung thảo luận về các vấn đề cấp bách hiện nay như đẩy nhanh viện trợ cho Ukraine; xây dựng chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu; tình hình nhân đạo tại Gaza; chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh... Thay đổi nhận thức Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn...

Chung tay giảm thải khí methane

Diễn đàn Khí thải nhà kính methane toàn cầu 2024 tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 18 đến 21-3, được kỳ vọng có thể tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề khí thải gây biến đổi khí hậu này. Diễn đàn do Sáng kiến ​​Khí methane toàn cầu, Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu, Trung tâm Khí methane toàn cầu...

EU công bố gói viện trợ 8 tỷ USD cho Ai Cập để giải quyết vấn đề di cư

Thỏa thuận về gói viện trợ được ký vào chiều 17/3 tại thủ đô Cairo bởi Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo các nước Bỉ, Ý, Áo, Cyprus và Hy Lạp....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đến dự. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ...

Tạo dáng “sống ảo” ở mỏm đá, nữ du khách suýt mất mạng

Sự việc xảy ra vào ngày 17/3 vừa qua tại mỏm đá trong khu du lịch núi Paiya ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo hình ảnh trong đoạn video được chia sẻ, nữ du khách quay lưng và bám hai tay vào mỏm đá rồi tạo dáng hình chữ L khá nguy hiểm. Trong khi đó, một người đàn ông đảm nhận việc chụp ảnh cho nữ du khách. Thế nhưng, do bám không...

Vịnh Hạ Long thu gần 200 tỷ tiền bán vé trong 3 tháng đầu năm 2024

Ngày 23/3, theo thông tin từ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tính từ đầu năm đến cuối tháng 3/2024, Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đón hơn 610.000 lượt khách du lịch. Trong đó, có gần 82.000 lượt du khách trong nước và hơn 529.000 lượt du khách quốc tế. Trong số khách du lịch kể trên, gần 145.000 lượt lưu trú. Chỉ có hơn 9.200 lượt khách trong nước lưu trú, còn du...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Cách EU có thể chuyển lợi nhuận tài sản Nga cho Ukraine

EU có thể dùng chính sách "hàng rào khoanh vùng" để tách lợi nhuận phát sinh từ tài sản bị đóng băng của Nga rồi chuyển cho Ukraine để tránh rắc rối pháp lý. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/3 đồng ý xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga để viện trợ Ukraine. "Điều này sẽ tạo ra nguồn tài chính để...

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức. Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn "đề xuất bãi nhiệm" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ...

Cùng chuyên mục

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Tạo dáng “sống ảo” ở mỏm đá, nữ du khách suýt mất mạng

Sự việc xảy ra vào ngày 17/3 vừa qua tại mỏm đá trong khu du lịch núi Paiya ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo hình ảnh trong đoạn video được chia sẻ, nữ du khách quay lưng và bám hai tay vào mỏm đá rồi tạo dáng hình chữ L khá nguy hiểm. Trong khi đó, một người đàn ông đảm nhận việc chụp ảnh cho nữ du khách. Thế nhưng, do bám không...

Tự lực cánh sinh về vũ khí – lối thoát cho Ukraine giữa chiến sự

Ukraine không sản xuất vũ khí nào trước khi chiến sự với Nga xảy ra, còn giờ ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang bùng nổ. Các nhà máy Ukraine đang gấp rút chế tạo đạn pháo, đạn cối, phương tiện quân sự, tên lửa và những vật tư quân sự thiết yếu khác cho chiến sự. Trong cuộc họp chính phủ Ukraine hồi tháng 1, Thủ tướng Denys Shmyhal tuyên bố sản lượng công nghiệp quốc phòng...

Nhân chứng kể khoảnh khắc ‘người hùng’ đối đầu kẻ khủng bố nhà hát Nga

Bà Elena cho biết một người đàn ông đã dũng cảm lao vào giằng súng của kẻ khủng bố trong nhà hát Crocus, giúp hàng chục người trốn thoát. Bà Elena, 61 tuổi, tối 22/3 tới nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, để xem ban nhạc Picnic biểu diễn. Nhưng khi buổi diễn chưa bắt đầu, tiếng súng đã rộ lên trong khán phòng, khi 4 kẻ khủng bố xông vào và nã đạn bừa bãi.Elena không...

Mới nhất

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng...

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến...

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi....

Bình Định: Mãn nhãn với những màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Các tay đua tập luyện, làm quen với đường đua Trong ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, 55 tay đua đến từ 26 quốc gia đã có mặt ở khu vực thi đấu (Đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn, Bình Định) để tập luyện, làm quen với đường đua. Sáng 22/03, Aquabike Promotion – nhà quảng...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!