Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐâu là những điểm bất cập liên quan đến chương trình giáo...

Đâu là những điểm bất cập liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018


Đoàn giám sát của Quốc hội vừa có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trong đó đoàn đã có báo cáo chi tiết về việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

dau la nhung diem bat cap lien quan den chuong trinh giao duc pho thong 2018 hinh 1

Giáo dục Việt Nam đang có nhiều bước tiến nhưng cũng còn nhiều tồn tại (ảnh minh họa – nguồn Internet).

Cụ thể, qua giám sát thực tiễn và nghiên cứu tổng hợp ý kiến của cử tri, dư luận xã hội, Đoàn giám sát nhận thấy, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được xây dựng bài bản, công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, lý luận và thực tiễn;

Đã quán triệt các quan điểm và tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nêu tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Đến nay, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm học 2020-2021 theo đúng lộ trình quy định.

Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng chỉ ra việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, ban hành và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn một số bất cập như tiến độ xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa bảo đảm theo lộ trình đặt ra ban đầu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015.

Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành chậm so với yêu cầu 30 tháng; chương trình các môn học tiếng dân tộc thiểu số, chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, chương trình một số môn ngoại ngữ (ngoài Tiếng Anh) chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ với chương trình tổng thể.

Điều này là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tiến độ biên soạn sách giáo khoa và lộ trình triển khai đổi mới giáo dục phổ thông theo yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13;

Chính phủ đã phải báo cáo với Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/2017/QH14 điều chỉnh lộ trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ máy chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng, thẩm định chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn bất cập.

Ban chỉ đạo đổi mới chương trình có sự thay đổi về nhân sự nhiều lần, ảnh hưởng tới tiến độ, hiệu quả trong công tác chỉ đạo xây dựng Chương trình.

Thành phần Ban Phát triển chương trình tổng thể là các nhà khoa học giáo dục, không có thành phần là các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông.

Ban phát triển chương trình các môn học cũng chủ yếu là các nhà khoa học giáo dục, nhà giáo giảng dạy ở các trường đại học sư phạm; chỉ có hai người là giáo viên phổ thông; không có thành phần nhà khoa học, nhà giáo chuyên sâu về nghiên cứu, dạy học ngoại ngữ, quốc phòng an ninh.

Quy định về việc biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông còn có nội dung chưa chặt chẽ ; không quy định cụ thể về việc tổ chức tập huấn cho người soạn thảo chương trình;

Không quy định cụ thể về thời gian, phạm vi, đối tượng thực nghiệm và trách nhiệm của cơ quan, cá nhân tổ chức thực nghiệm chương trình.

Hồ sơ tài liệu liên quan tới quy trình biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được cung cấp đầy đủ.

Quy mô, phạm vi thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Việc thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Phạm vi thực nghiệm nhỏ, trong 9.732 giờ học/15 môn học/1.165 lớp tại 48 trường phổ thông thuộc 6 địa phương đại diện 6 vùng kinh tế – xã hội trên phạm vi cả nước ; chỉ thực hiện đối với những điểm mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, hoạt động giáo dục.

Việc đánh giá tác động của Chương trình mới còn chưa được kỹ lưỡng. Việc lấy ý kiến và tiếp thu, giải trình ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và của người dân cũng như việc đánh giá tác động về mặt chính sách trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Chương trình còn chưa đầy đủ, chất lượng.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng chỉ ra, việc xây dựng và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới chưa đồng bộ với công tác chuẩn bị các điều kiện bảo đảm.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, được thực hiện đồng thời ở các cấp học phổ thông trên quy mô toàn quốc, tác động tới đông đảo đội ngũ giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết về thể chế, nhân lực, kinh phí chưa kịp thời, thiếu đồng bộ.

Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới còn lúng túng ở nhiều cơ sở giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai theo hình thức cuốn chiếu đồng thời ở cả ba cấp học, nên trong giai đoạn đầu, một bộ phận học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 ở cấp học dưới sẽ học tiếp Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp học trên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch giáo dục, bổ sung kiến thức một số môn học cho học sinh lớp 5 và lớp 9 (theo Chương trình 2006) để có thể học Chương trình lớp 6, lớp 10 (theo Chương trình 2018).

Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu quả dẫn tới chậm trễ trong xây dựng và hoàn thiện chương trình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Hiệu trưởng chia sẻ 5 lưu ý khi thi vào lớp 10

Thứ tư, cần tham khảo điểm chuẩn tuyển sinh của trường những năm trước để ước tính khả năng đậu vào trường đó, cũng như căn cứ vào tên tuổi của trường để xem cá nhân học sinh có thực sự phù hợp hay không.Thứ năm, cần căn cứ vào định hướng nghề nghiệp của học sinh, có phù hợp với trường...

‘Xuồng ba lá quê tôi’ của chàng trai 9X được in trong sách giáo khoa

Là giáo viên tiểu học và đặc biệt là yêu trẻ con, thầy giáo trẻ Nguyễn Chí Ngoan (33 tuổi), ngụ tại tỉnh Kiên Giang đã có nhiều sáng tác văn chương dành cho thiếu nhi. Mới đây, một tác phẩm của anh được in trong sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (gọi tắt là sách giáo khoa mới). Chưa từng nghĩ tác phẩm của mình sẽ được in trong sách giáo khoa Là giáo viên dạy lớp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ireland chuẩn bị có Thủ tướng trẻ nhất lịch sử

Trong bài phát biểu nhậm chức lãnh đạo đảng cầm quyền Fine Gael tại hội nghị đảng ở quận West Meath ngày 24/3, ông Harris cho biết: "Tôi rất vinh dự vì hôm nay chính thức có mặt ở đây với mọi người để trở thành lãnh đạo của đảng...

Chung kết Hội diễn Nghệ thuật quần chúng huyện Gia Viễn năm 2024

Dự đêm chung kết hội diễn có ông Trần Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; ông Hoàng Mạnh Hùng, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; bà Lưu Thị Huyền, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy. Cùng dự có các đồng chí...

Thị trưởng trẻ nhất Ecuador bị ám sát

Cảnh sát quốc gia cho biết họ đang điều tra cái chết của Garcia, thị trưởng 27 tuổi của San Vicente và giám đốc truyền thông của bà là Jairo Loor, sau khi thi thể của họ được phát hiện ở tỉnh Manabi. Cảnh sát cho biết trong một tuyên...

Bài đọc nhiều

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích sàn dưới chuẩn đều là các trường công lập."Yêu cầu chỉ 2,8m² mà nhiều trường kêu tôi thấy cũng lạ....

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các thủ pháp đồ họa,...

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Đề thi văn học sinh giỏi ở Quảng Nam bị cộng đồng mạng chê ‘rối rắm’, Sở Giáo dục nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thái Viết Tường - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - cho hay sẽ cho kiểm tra rồi trao đổi lại.Trong khi đó ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên phòng giáo dục trung học, cán bộ phụ trách môn văn của Sở Giáo dục và Đào tạo - nói...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Mới nhất

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức...

Trường đại học Việt Nam quá chật chội

Tuy nhiên vì chuẩn chỉ có 2,8m² nên việc nhiều trường đạt cũng không có gì lạ. Điều lạ là có một số trường chưa đạt chuẩn này. Đáng chú ý cả ba trường mà chúng tôi thống kê có diện tích...

Đinh Y Nhung và dàn diễn viên nữ trong Lật mặt 7 của Lý Hải

Đạo diễn Lý Hải từng tuyên bố phim của anh không cần đến các ngôi sao phòng vé nên có rất nhiều cơ hội cho những gương mặt mới.Lật mặt 7: Một điều ước do Lý Hải giữ các vai trò đạo...

Sở thích và năng khiếu không cùng ’hệ’, chọn ngành thế nào?

Chia sẻ thêm về ngành thiết kế đồ họa, ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương, giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay ngành này thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết...

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cam kết sẽ ‘liên tục hỗ trợ’ Việt Nam trong lĩnh vực y tế

Tại buổi làm việc, ông Kim Jin Pyo - chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc - cũng đã gửi video chúc mừng sự kiện mở rộng Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.Ông Kim nói rằng Bệnh viện Trung ương Huế...

Mới nhất