Trang chủNewsThế giớiDấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Dấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương


Ảnh dựng về tàu ngầm hạt nhân lớp SSN-AUKUS. (Nguồn: BAE Systems)
Ảnh dựng về tàu ngầm hạt nhân lớp SSN-AUKUS. (Nguồn: BAE Systems)

Ngày 13/3, tại căn cứ Hải quân ở San Diego, California, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã công bố thỏa thuận tàu ngầm năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh ba bên Australia – Anh – Mỹ (AUKUS) “vì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và tự do”. Có gì trong thỏa thuận này?

Kế hoạch ba thập kỷ

Trước hết, đây là lần đầu tiên Washington chia sẻ công nghệ động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu hạt nhân từ khi nước này làm điều tương tự với Anh những năm 1950.

Đồng thời, trớ trêu thay, điều được cả ba nước nhấn mạnh trong lễ công bố thỏa thuận vừa qua lại là yếu tố phi hạt nhân. Đây là lần đầu tiên các quốc gia khai thác lỗ hổng trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968. Mặc dù NPT cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, song lại cho phép vật liệu phân hạch được sử dụng cho mục đích quân sự không gây nổ như động cơ đẩy, miễn là có sự giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Trong bối cảnh đó, ba nước đã một mặt áp dụng công nghệ hạt nhân để vận hành tàu ngầm, mặt khác khẳng định hợp tác chặt chẽ với IAEA. Cụ thể, Mỹ và Anh sẽ chuyển nhiên liệu Uranium đã làm giàu và hàn kín cho Australia để không thể sử dụng lại. Về phần mình, Australia khẳng định sẽ không xây dựng lò phản ứng hạt nhân, không làm giàu hoặc tái xử lý nhiên liệu hạt nhân. Đặc biệt, cả ba nước sẽ không chuyển giao vũ khí hạt nhân. Như vậy, Mỹ, Anh cùng Australia sẽ không vi phạm các điều khoản của Hiệp ước NPT mà họ đã ký kết.

Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại các nước khác sẽ “theo chân” để tận dụng lỗ hổng, thậm chí che giấu vật liệu phân hạch đã làm giàu khỏi sự giám sát quốc tế.

Thứ hai, với ngân sách lên tới 368 tỷ AUD (244,36 tỷ USD) trải dài ba thập kỷ, thỏa thuận trên sẽ là kế hoạch xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân quy mô chưa từng có. Ba nước sẽ hợp tác sản xuất và vận hành dòng tàu ngầm năng lượng hạt nhân “SSN – AUKUS” với thiết kế từ Anh, công nghệ Mỹ hiện đại, được hoàn thiện tại Anh và Australia.

Kể từ năm 2023, các sĩ quan và nhân viên dân sự của Australia sẽ tham gia đào tạo tại Anh và Mỹ. Đồng thời, các tàu ngầm hạt nhân của Washington và London tăng cường thăm cảng của Canberra từ năm 2023 và năm 2026. Sớm nhất là năm 2027, hai nước dự kiến tăng tốc quá trình phát triển nguồn nhân lực, vật lực, cơ sở hạ tầng và quy định cần thiết để xây dựng năng lực tàu ngầm độc lập cho Canberra. Dự kiến, trong nửa cuối những năm 2030, London sẽ bàn giao tàu ngầm lớp SSN – AUKUS đầu tiên cho Hải quân, trong khi Hải quân Australia dự kiến hoàn thành chiếc SSN – AUKUS của mình một thập kỷ sau.

Thứ ba, kế hoạch dài hạn với nguồn ngân sách khổng lồ này đồng nghĩa rằng Australia sẽ phải chờ hơn hai thập kỷ để có trong tay tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc lớp SSN – AUKUS. Do đó, thỏa thuận đã “cài” thêm một điều khoản: Mỹ sẽ bán cho Australia ba tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia vào những năm 2030, kèm quyền mua hai tàu nữa nếu muốn. Sự bổ sung này sẽ giúp Canberra tăng cường lực lượng trong trung hạn để ứng phó biến động của thế giới.

Thỏa thuận AUKUS: Một dấu mốc lớn
Từ trái qua phải: Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại lễ công bố thỏa thuận về tàu ngầm hạt nhân lớp SSN-AUKUS ngày 13/3 ở cảng Hải quân Mỹ tại San Diego, California. (Nguồn: Financial Times)

Phản ứng trái ngược

Ngay lập tức, Nga và Trung Quốc đã lên tiếng phản đối thỏa thuận nêu trên. Phát biểu trên truyền hình cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “AUKUS cùng nỗ lực xây dựng một Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Á đang đặt thế giới Anglo – Saxon trước nhiều năm đối đầu”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho rằng thỏa thuận làm dấy lên quan ngại về mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân và khẳng định “cần có sự giám sát quốc tế”.

Một ngày sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cảnh báo: “Tuyên bố chung đã chứng tỏ ba nước này, vì lợi ích địa chính trị của mình, hoàn toàn coi thường mối quan ngại của cộng đồng quốc tế và đang đi xa hơn trên con đường sai lầm và nguy hiểm”.

Liên minh châu Âu lại nhấn mạnh yếu tố NPT trong triển khai AUKUS. Đài CBC (Canada) dẫn lời tướng lĩnh, chuyên gia nước này nhận định sự vắng mặt của Ottawa trong AUKUS là tín hiệu đáng ngại. Còn theo Quỹ nghiên cứu các nhà quan sát (ORF) của Ấn Độ, dù đã tỏ thái độ ủng hộ Australia, song New Delhi dường như không hào hứng với viễn cảnh tàu ngầm hạt nhân của Canberra hoạt động trong khu vực.

Nhật Bản, Hàn Quốc, hai đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á đã ủng hộ thỏa thuận. Đông Nam Á tỏ ra thận trọng hơn. Indonesia, Malaysia mong các bên sẽ giữ đúng cam kết phi hạt nhân hóa. Campuchia hy vọng thỏa thuận không làm leo thang căng thẳng khu vực, trong khi Singapore tin tưởng AUKUS sẽ đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Từ góc độ học giả, ông James Acton, đồng giám đốc chương trình hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) chia sẻ quan ngại rằng thỏa thuận sẽ tạo tiền lệ để các nước lách việc kiểm tra vật chất hạt nhân dưới danh nghĩa nhiên liệu vận hành tàu.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn quá sớm để nhận định về kết quả của AUKUS, đặc biệt khi đây là kế hoạch kéo dài hàng thập kỷ này. Song chắc chắn rằng những gì được công bố ngày 13/3 vừa qua là một dấu mốc lớn trong hợp tác quân sự giữa Mỹ, Anh và Australia nói riêng và tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung.

Anh, Mỹ, Australia chuẩn bị công bố thiết kế tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc ra sức phản đối Anh, Mỹ, Australia chuẩn bị công bố thiết kế tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc ra sức phản đối

Thủ tướng hai nước Anh và Australia sẽ tới Mỹ vào giữa tháng 3 để công bố dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân …

Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’? Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’?

Thủ tướng Anthony Albanese đã đến San Diego vào ngày 12/3, chuẩn bị tham dự cuộc họp đặc biệt liên quan đến thỏa thuận mua …

Hậu công bố thỏa thuận tàu ngầm AUKUS: Tổng thống Mỹ muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc, Australia bị Bắc Kinh phớt lờ? Hậu công bố thỏa thuận tàu ngầm AUKUS: Tổng thống Mỹ muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc, Australia bị Bắc Kinh phớt lờ?

Ngày 13/3, phát biểu với các phóng viên, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, nước này mong muốn tái thiết …

Quốc gia Đông Nam Á bình luận về thỏa thuận AUKUS Quốc gia Đông Nam Á bình luận về thỏa thuận AUKUS

Ngày 14/3, Malaysia đã ra thông cáo báo chí về thỏa thuận tàu ngầm của các nước Hiệp ước Đối tác an ninh tăng cường …

Thỏa thuận AUKUS: Trung Quốc quan ngại, IAEA kêu gọi không phổ biến vũ khí hạt nhân Thỏa thuận AUKUS: Trung Quốc quan ngại, IAEA kêu gọi không phổ biến vũ khí hạt nhân

Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại của nước này trước tuyên bố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử …





Nguồn

Cùng chủ đề

Đại sứ Nga phớt lờ yêu cầu triệu tập của Ba Lan

Ba Lan nói Đại sứ Nga tại Warsaw không xuất hiện dù được triệu tập để làm rõ vụ tên lửa của Moskva "xâm phạm" không phận Ba Lan. "Đại sứ đã không xuất hiện tại Bộ Ngoại giao hôm nay để giải thích sự cố liên quan tên lửa hành trình của Nga", Pawel Wronski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan, ngày 25/3 cho biết, đề cập tới ông Sergey Andreyev.Quân đội Ba Lan hôm 24/3...

THACO đồng hành cùng tỉnh An Giang xây mới 2 cây cầu

Ngày 22/3, đại diện THACO - ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc THACO AGRI An Giang tham dự Lễ khánh thành cầu Kênh 15 tại thị trấn...

Taj Mahal trong khoảnh khắc bình minh

Ấn ĐộDu khách Việt chọn đến vào thời khắc bình mình lên để cảm nhận hết vẻ đẹp của ngôi đền đá cẩm thạch Taj Mahal - biểu tượng của kiến trúc và tình yêu ở Ấn Độ. Độc giả Minh Phạm, 30 tuổi, Hà Nội, đã du lịch Ấn Độ hai lần. Anh chia sẻ cảm nhận về đền Taj Mahal - biểu tượng du lịch của Ấn Độ.Để đi đến Taj Mahal ở thành phố Agra, bang...

Mất bao lâu để con người đi bộ 1 vòng quanh sao Hỏa?

Nếu đi bộ theo xích đạo, phi hành gia cần vượt 21.400 km để hoàn thành đủ một vòng quanh sao Hỏa và mất 4.290 giờ nếu đi liên tục. Mô phỏng phi hành gia đứng quan sát trên sao Hỏa. Ảnh: dottedhippo/iStock Con người từ lâu đã quan tâm đến sao Hỏa và NASA cũng lập những kế hoạch đầy tham vọng nhằm đưa phi hành gia tới hành tinh này trong vài thập kỷ nữa. Khi sao Hỏa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất (2023-2025) là giải thưởng do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Cùng chuyên mục

Đại sứ Nga phớt lờ yêu cầu triệu tập của Ba Lan

Ba Lan nói Đại sứ Nga tại Warsaw không xuất hiện dù được triệu tập để làm rõ vụ tên lửa của Moskva "xâm phạm" không phận Ba Lan. "Đại sứ đã không xuất hiện tại Bộ Ngoại giao hôm nay để giải thích sự cố liên quan tên lửa hành trình của Nga", Pawel Wronski, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan, ngày 25/3 cho biết, đề cập tới ông Sergey Andreyev.Quân đội Ba Lan hôm 24/3...

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga đẩy mạnh tấn công, kho đạn chiến lược của Ukraine bị phá hủy

Hôm Chủ Nhật (24/3), Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những thành công đáng kể của lực lượng vũ trang nước này ở Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, pháo binh và hàng không Nga đã phá hủy một số mục tiêu quan trọng chiến lược, bao gồm kho chứa đạn dược và máy bay không người lái, 4 trạm radar và một trạm tác chiến điện tử. Tham gia các hoạt động tấn công của quân...

Mới nhất

Có nhiều cách để tới Phú Quốc vào mùa đẹp nhất trong năm

Di chuyển thuận lợi không cần máy bay Di chuyển đến Phú Quốc, du khách vẫn thường quen thuộc với hình thức bay. Tuy nhiên, để tránh phụ thuộc vào giá vé hay thoải mái lựa chọn khung giờ khởi hành, du khách tại khu vực Nam Bộ, miền Tây có thể chọn đi bằng tàu hoặc phà...

Những mốc lịch sử dân tộc qua 15 bức vẽ ‘Tự hào một dải non sông’

TPO - 15 bức tranh phác họa lại 15 mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam đã được nhóm 3 giáo viên dạy Mỹ thuật trên địa bàn Nghệ An thực hiện trong vòng 1,5 tháng. Những bức tranh được trưng bày trong cuộc triển lãm tại Lễ khởi động Tháng Thanh niên 2024 và nhận được...

Diễu hành xe hoa trước Lễ hội Quán Thế Âm

7 xe hoa được trang trí hình rồng, hoa sen, phía trên đặt tượng Phật Quan Âm diễu hành qua nhiều tuyến phố chính của Đà Nẵng, tối 25/3. Hơn 18h, đoàn xe khởi hành từ khu di tích - danh thắng Ngũ Hành Sơn, di chuyển trên các đại lộ Lê Văn Hiến, Ngũ Hành Sơn, Ngô Quyền,...

Lào Cai: Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo...

Tham dự hội nghị có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường; Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang; Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cùng lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị...

Mới nhất