Trang chủNewsChính trịĐẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế,...

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam


NDO – Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Cục diện mới đa cực đang định hình

Theo ông Vũ Duy Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại (Bộ Ngoại giao), tình hình thế giới, khu vực có ảnh hưởng nhất định đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhận định.

Theo ông Thành, đặc trưng nổi bật của cục diện thế giới hiện nay khác so với các giai đoạn trước là “thế giới đang đứng trước thời điểm bước ngoặt, dịch chuyển nhanh hơn sang cục diện mới đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc”.

Cùng với đó là tính bất ổn, bất định và bất trắc gia tăng, như từ Trung Đông đến châu Âu, các điểm nóng khu vực xung đột nổi lên ngày càng nhiều. Trên thế giới hiện nay, mức độ bất ổn, bất định lớn hơn nhiều, thí dụ như ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine, Israel-Hamas, căng thẳng ở Biển Đỏ… có tác động đến mọi mặt đời sống quốc tế.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 1

Ông Vũ Duy Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Thêm vào đó, các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường, an ninh mạng… ngày càng gia tăng. Đơn cử như biến đổi khí hậu, theo ông Thành, nếu không được kiềm chế thì đến năm 2050, mức độ thiệt hại của biến đối khí hậu gây ra có thể lên tới 3.100 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới, trong đó Việt Nam cũng là nước đang gánh chịu nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu, hơn 60% lượng thủy hải sản của Việt Nam đang chịu tác động lớn do hạn mặn khi tần suất và cường độ năm nay mạnh hơn rất nhiều so với các năm trước. Ngoài ra, các dự án lớn của các nước trong vùng cũng có tác động trực tiếp đến các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới hiện nay đối mặt nhiều khó khăn hơn giai đoạn trước, tăng trưởng kinh tế có khả năng chậm hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, với nhiều cơn gió ngược hơn bao giờ hết. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và từ các điểm nóng trên thế giới như như xung đột Israel-Hamas, căng thẳng ở Biển Đỏ, xung đột Nga-Ukraine…

Biếm họa: CHAMARA SUPUN
Bất ổn leo thang trên Biển Đỏ

“Riêng vấn đề Biển Đỏ, việc lực lượng Houthi tấn công tàu chở hàng trên Biển Đỏ đã đẩy chi phí bảo hiểm lên gấp khoảng gần 10 lần. Đối với Việt Nam, chi phí chở hàng đến địa bàn phải đi qua Biển Đỏ đội lên rất nhiều. Thí dụ, một container cuối năm 2023 có chi phí là 750 USD/container, đến quý I/2024 con số này đã lên mức 6.000-6.500 USD/container. Điều này đánh trực tiếp vào túi tiền của doanh nghiệp, địa phương và đằng sau là người dân,” ông Thành chia sẻ.

Theo nhận định của Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tiếp tục là trung tâm phát triển năng động hàng đầu trên thế giới, song cũng là địa bàn cạnh tranh, tập hợp lực lượng giữa các nước lớn và tiềm ẩn nhiều tranh chấp, bất ổn rất dễ bùng phát, có tác động trực tiếp đến an ninh và sự phát triển của Việt Nam.

Cụ thể, trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 4 nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Điều này cho thấy trọng tâm, sức nặng kinh tế thế giới của khu vực. Tuy nhiên, khu vực cũng nổi lên nhiều điểm nóng như vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên….

Đưa quan hệ Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu ổn định, bền vững

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023. (Ảnh: VGP)

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế mở ra nhiều cơ hội đi kèm thách thức kể trên, ông Thành nhấn mạnh, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã được nêu rất rõ trong Báo cáo chính trị Đại hội XIII, Nghị quyết 34-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như trong phát biểu kết luận quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc năm 2021 và Hội nghị Ngoại giao 32 năm 2023, được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực đối ngoại.

Theo đó, Đại hội XIII xác định rõ nguyên tắc đối ngoại: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa”. Đặc biệt, “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc”, trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực bên trong là quyết định, cơ bản, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 12/12/2023. Ảnh: DUY LINH
Nổi bật bản sắc cây tre Việt Nam

Dĩ bất biến, ứng vạn biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược; linh hoạt về sách lược. Thực hiện ngoại giao “cây tre Việt Nam” với gốc vững là “kiên định độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì lợi ích quốc gia-dân tộc”, đồng thời uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, cơ động trong sách lược để thích ứng với tình hình mới.

Việc khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại trong văn kiện Đại hội XIII là bước phát triển về tư duy đối ngoại của Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng giữ nước mang tính chủ động cao của dân tộc, đúc kết thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đều đánh giá kết quả của công tác đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay là “những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, là điểm sáng nổi bật”.

Nói một cách khái quát, đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Đáng chú ý, dư luận quốc tế cũng đánh giá rất cao chính sách và việc triển khai đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là chính sách đối ngoại năng động, cân bằng, linh hoạt và khôn khéo, giúp Việt Nam duy trì tốt quan hệ với tất cả các nước lớn trong bối cảnh các nước này cạnh tranh gay gắt.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 5

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 10-11/9/2023 (Ảnh: VGP)

5 chủ trương, định hướng lớn trong triển khai công tác đối ngoại

Triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam thời gian tới, ông Thành nêu rõ 5 chủ trương, định hướng lớn tới đây, bao gồm đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đặc biệt với các nước láng giềng, nước lớn, các nước có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến an ninh, vị thế của Việt Nam.

Lần đầu tiên kể từ khi lập nước, Việt Nam có cục diện đối ngoại rộng mở, toàn diện và mang tính chiến lược như hiện nay. Chúng ta đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 193 nước, khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, bao gồm toàn bộ các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, toàn bộ các nước G7, 17/20 nước G20, toàn bộ các nước ASEAN.

Mạng lưới đối tác chiến lược/đối tác toàn diện chiếm 59% dân số, 61% GDP, 68% thương mại toàn cầu, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển của ta. Các đối tác này chiếm 8/10 thị trường xuất khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách; đóng góp 74% FDI tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đơn cử như nhìn vào mạng lưới FTA đã tham gia, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia Đông Nam Á tham gia nhiều FTA nhất trong khu vực, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP. Ông Vũ Duy Thành nhấn mạnh, điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn.

Ngoài ra, hội nhập về quốc phòng-an ninh, chính trị và ngoại giao đạt bước tiến lớn. Trong 5 năm qua, ta đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc 2020-2021.

Đặc biệt vừa qua, ta đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, đang thực hiện vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và tái đắc cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế với số phiếu cao, thể hiện uy tín ngày càng cao của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia sâu hơn vào các cơ chế hoạch định chính sách khác của Liên hợp quốc.

Phiên họp toàn thể Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris.
Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025

Đồng thời, từ năm 2014 đến nay, ta bắt đầu tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hiện ta đã triển khai gần 600 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại nhiều quốc gia như Trung Phi, Nam Sundan…

Từ tháng 10/2022, Tổ công tác sĩ quan công an của ta cũng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Từ 2023, ta bắt đầu tham gia vào công tác cứu hộ, cứu nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các hoạt động này được Liên hợp quốc và các nước sở tại đánh giá cao.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 7

Tổ phụ nữ và Đoàn thanh niên Bệnh viện dã chiến cấp 2.4 của Việt Nam tổ chức các hoạt động dân vận (hoạt động CIMIC) tại một trường học ở Nam Sudan. (Ảnh do Bệnh viện dã chiến số 2.4 của Việt Nam cung cấp)

Nâng tầm đối ngoại đa phương, cùng các nước lớn và đối tác đóng góp, xây dựng, định hình các cơ chế đa phương, ta đã chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể.

Một nhiệm vụ lớn tiếp theo là đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ phát triển đất nước. Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam (khoảng gấp đôi mức trung bình của thế giới và cao hơn mức trung bình của ASEAN), kể cả khi các nền kinh tế lớn vẫn gặp khó khăn. Tuy tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nhưng về tổng thể kinh tế Việt Nam tiếp tục được coi là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị.
Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024

Ngoại giao phục vụ phát triển có bước chuyển biến mạnh mẽ với tinh thần lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; nhạy bén hơn, tranh thủ được cơ hội, nhờ đó thu hút được nhiều nguồn lực phục vụ phát triển đất nước, tiêu biểu là sự thành công của chiến lược ngoại giao vaccine, ngoại giao y tế vừa qua.

Thời gian tới, cần tích cực thu hút các nguồn lực quốc tế để nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, trên cơ sở đó nâng cao sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, trọng tâm là các cam kết trong WTO, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, APEC, 16 FTA đã có hiệu lực, đặc biệt là CPTPP, RCEP, EVFTA…; tích cực cùng các nước thúc đẩy đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực hiện các hiệp định đa phương.

Tập trung ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và lao động Việt Nam, thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nhất là FDI hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước.

Bên cạnh đó, ngoại giao phục vụ phát triển cần phát huy vai trò tư vấn chính sách, chú trọng học tập, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước các biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tình hình mới.

Cuối cùng, công tác đối ngoại phối hợp với công tác quốc phòng, an ninh làm tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Trong đó nhấn mạnh chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982. Củng cố đường biên giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng.





Nguồn: https://nhandan.vn/day-manh-cong-tac-doi-ngoai-gop-phan-nang-cao-vi-the-uy-tin-viet-nam-post806896.html

Cùng chủ đề

Thải thêm hàng triệu tấn CO2 vì tránh Biển Đỏ

Theo một báo cáo từ Công ty tư vấn Inverto, lượng khí thải carbon đi từ châu Á đến Địa Trung Hải đã tăng 63% trong quý trước so với 3 tháng cuối năm 2023. Việc các hãng tàu điều hướng tàu ra khỏi Biển Đỏ để tránh các cuộc tấn công của lực lượng Houthi đang thải thêm khoảng 13,6 triệu tấn khí thải CO2 trong 4 tháng qua -...

Houthi tấn công 4 tàu ở Ấn Độ Dương, Biển Đỏ

Hành động này như một phần trong chiến dịch đang diễn ra của họ chống lại vận tải biển quốc tế nhằm đoàn kết với người Palestine chống lại các hành động quân sự của Israel ở Gaza. Theo dữ liệu của LSEG, tàu MSC Orion mang cờ Bồ...

Tin thế giới 26/4: Mỹ

Nga bắt nghi phạm âm mưu khủng bố, cảnh báo hậu quả nếu Kiev tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Toyota xây nhà máy xe điện 1,4 tỷ USD ở Mỹ, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc Mỹ (ECNA), nối châu Á với các cảng phía đông Bắc Mỹ qua châu Âu. ECNA bao gồm các điểm huyết mạch hàng hải quan trọng như eo biển Malacca, Bab el-Mandeb và Gibraltar cũng như các kênh đào Suez và Panama. Gần 58% thương mại toàn cầu đi qua...

Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số

Trong không gian trưng bày trải nghiệm số rộng gần 200m2 ở tầng 2 Bảo tàng Nghệ An, anh Nguyễn Hữu Công đến từ huyện Diễn Châu không nghĩ ngay giữa thành phố Vinh lại có một không gian số đẹp và thú vị như thế này. Anh chia sẻ, chỉ với một thao tác, tay tôi như được chạm vào hiện vật có niên đại cách đây hàng nghìn năm. Những thông tin, những chi...

Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.   Bài báo về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Resumen Latinoamericano của Argentina Theo TTXVN, trong bài viết dưới tiêu đề “Bài học của Chiến thắng Ðiện Biên Phủ vĩ đại trong cuộc chiến chống thực dân”, tờ báo rất có uy tín trong lực lượng...

Kỳ tích từ đội quân xe đạp thồ và chiếc xe cút-kít chở lương từ bàn thờ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thành công trong công tác bảo đảm hậu cần góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Trong đó vận tải thô sơ đã trở thành nét độc đáo, sáng tạo của quân và dân ta khi tiến hành trận quyết chiến, chiến lược này. Trong những ngày tháng 5 lịch...

Những hình ảnh ấn tượng tại Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo...

Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

NDO - Mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.    Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng

Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy luôn nhấn mạnh các yêu cầu về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý đối với công tác nắm bắt, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội; nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội về vai...

Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

Kết quả: Cụm pháo địch ở Hồng Cúm bị tê liệt hoàn toàn; một kho đạn 3.000 viên bị phá hủy; một kho lương thực, thực phẩm bốc cháy. Đợt pháo kích kéo dài gần một giờ đồng hồ, bộ đội ta đồng loạt tiến đánh nhiều vị trí. Trên dãy đồi phía đông, Trung đoàn 98 (Đại đoàn 316) nhanh chóng tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm C1 (Eliane 1), thừa thắng đẩy mạnh vây lấn...

Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các đối tác, chuyên gia, tổ chức quốc tế, hiệp hội, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1319/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh có...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác...

Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai bên đã đi sâu trao đổi về tình hình quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí thúc đẩy và triển khai hiệu quả “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa...

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng mang ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng tham dự Hội nghị WEF Davos và thăm chính thức Hungary và Romania có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng. (Ảnh: Bảo Chi) Xin Thứ trưởng cho biết, ý nghĩa nổi bật và tầm quan trọng trong lần Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 này tại Thụy Sỹ? Hội...

Cùng chuyên mục

Mường Phăng, dưới trời ban trắng

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Mường Phăng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn là nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch. Cũng tại đây, Đại tướng đã đưa ra những quyết sách, chiến lược tài tình để làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu. Về thăm Mường Phăng những ngày tháng lịch sử này để cảm nhận về một cuộc sống yên bình, no ấm đang hiện hữu nơi đây. Đổi thay...

Bổ nhiệm lãnh đạo 8 đơn vị

Theo các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Sở Xây dựng được điều động công tác, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Giao thông...

Kiện toàn lãnh đạo chủ chốt tại thị xã Kỳ Anh

Chiều 4/5, thị xã Kỳ Anh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ và kỳ họp thứ 14 HĐND thị xã khóa II, nhiệm kỳ 2021-2026.Theo đó, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu...

Còn 3 bộ chưa phê duyệt vị trí việc làm

Theo ông Minh, để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, trong suốt thời gian qua Bộ Nội vụ tích cực chủ động phối hợp với Bộ Lao động, thương binh và xã...

Cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn

Tờ trình dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (PCCC&CHCN) cho thấy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách...

Mới nhất

Cắt vốn dự án ì ạch để chuyển sang dự án giải ngân cao

Do tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I/2024 thấp và không đạt mục tiêu đề ra, nên TP.HCM quyết định cắt vốn ở những dự án ì ạch để chuyển sang dự án có tỷ lệ giải ngân cao. Theo báo...

Doanh nghiệp địa ốc lên kế hoạch kinh doanh có lãi

Sau một năm kinh doanh khó khăn, một số doanh nghiệp bất động sản đã tự tin lên kế hoạch có lãi trong năm 2024 khi thị trường đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Kinh doanh khởi sắc Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên...

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024): Viết về chiến tranh – hướng tới hòa bình

Gần 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, chiến tranh vẫn là một đề tài quan trọng trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Ký ức chiến tranh đã trở thành di sản trong kho tàng văn hóa dân tộc, nhắc nhớ những bài học giá trị trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Vấn đề đặt ra...

Thông cáo báo chí: Các hoạt động trọng tâm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mục đích, ý nghĩa việc tổ chức kỷ niệm sự kiện Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954, được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, có ý nghĩa to lớn đối với Nhân dân Việt...

Vĩnh Phúc: Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri là công nhân lao động

Tại Hội nghị, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đã thông tin tới cử tri dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV;...

Mới nhất