Trang chủNewsKinh tếĐẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững,...

Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Năm 2023, thị trường lương thực toàn cầu có nhiều biến động bất thường nhưng với sự chỉ đạo điều hành sát sao, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương, cùng sự nỗ lực bền bỉ của người nông dân, sự kiên trì của doanh nghiệp, cùng các giải pháp khơi thông thị trường, lưu thông hàng hoá, ngành lúa gạo đã đạt được kết quả đáng ghi nhận cả về sản xuất và xuất khẩu (xuất khẩu trên 8,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và 35,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 và là mức cao nhất trong 16 năm qua), góp phần quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành hàng lúa gạo nước ta còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục: (i) Chưa chủ động được nguồn vật tư đầu vào, giá cả chưa được kiểm soát chặt chẽ, luôn ở mức cao, tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều khâu sản xuất thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo nước ta; (ii) chuỗi liên kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững; (iii) chưa đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, vẫn phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.

Những tháng đầu năm 2024, thị trường lúa gạo khu vực và thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý một số doanh nghiệp và người nông dân. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số cơ quan liên quan thì tình hình xuất khẩu gạo vẫn thuận lợi, nhu cầu gạo của các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn duy trì ở mức cao do tác động của hiện tượng El Nino và xung đột vũ trang. Tuy nhiên, hiện nay, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nhưng có hiện tượng doanh nghiệp chờ đợi giá lúa xuống thấp còn người dân mong muốn bán được giá lúa cao như các tháng cuối năm 2023; nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa. 

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh, minh bạch, phản ứng linh hoạt, kịp thời trong tình hình thị trường có nhiều biến động, hướng đến phát triển ngành lúa gạo bền vững, hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD I), Tổng công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II) và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu hoạch lúa vụ Đông Xuân theo đúng thời vụ, giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch; kịp thời chỉ đạo tổ chức sản xuất vụ Hè Thu; chủ trì, phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi sát tình hình, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về diễn biến thị trường lúa, gạo để người dân, doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ổn định giá cả thị trường. 

b) Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

c) Chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp; phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, đôc đốc các địa phương triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.

d) Chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ lúa, gạo; đẩy mạnh tập huấn trang bị kiến thức cho nông dân về thị trường, kinh doanh nông nghiệp, chuyển đổi tư duy, áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lúa gạo, nhất là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị.

đ) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

e)  Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực và thế giới; đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. 

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương

a) Chủ trì đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030” và các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại các Chỉ thị, Công điện về thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật; theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu, kịp thời thông tin đến các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. 

c) Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, công bằng, thuận lợi và đảm bảo lợi ích chính đáng của người nông dân trồng lúa, giữ uy tín cho mặt hàng gạo của Việt Nam; nghiên cứu tinh giản đầu mối xuất khẩu gạo, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh nhưng không quá phân tán, hiệu quả kinh doanh, uy tín của gạo Việt Nam.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng gạo gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế; nghiên cứu thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch hàng hóa nông sản, trong đó có sàn giao dịch thóc gạo để đảm bảo công khai, minh bạch trong kinh doanh lúa, gạo.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa các “thương lái” vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo để vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý vướng mắc về hoàn thuế VAT theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương tính toán, có phương án mua dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định.

c) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua lúa và xuất khẩu gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân 2023-2024 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Chỉ đạo quyết liệt triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; tổ chức sản xuất lúa, gạo trong từng mùa vụ; chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình thu mua lúa, gạo trên địa bàn để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp và cung cấp cho các bộ, ngành liên quan phục vụ công tác điều hành sản xuất và xuất khẩu gạo của cả nước.

 b) Lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tổ chức triển khai có hiệu quả các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa nguồn cung vật tư đầu vào phục vụ sản xuất.

c) Tổ chức cập nhật, phổ biến thông tin thị trường thường xuyên, định kỳ để người nông dân, doanh nghiệp nhận định đúng tình hình, diễn biến thị trường và đưa ra các quyết định vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia. 

5. Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch, Tổng Giám đốc  Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

a) Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường theo dõi, cập nhật, dự báo, cung cấp thông tin, diễn biến tình hình sản xuất và thị trường lúa, gạo trong nước và thế giới tới các bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội tích cực tham gia thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” và các mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

b) Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo: (i) thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và dự trữ lưu thông theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; (ii) có giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và triển khai các giải pháp truy xuất nguồn gốc; chủ động theo dõi tình 

hình thương mại gạo toàn cầu, động thái của các nước xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu, tính toán phương án kinh doanh đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và người sản xuất; xây dựng kế hoạch cụ thể từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nắm bắt, khai thác thông tin thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại. Chủ động tham gia Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” và các mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

6. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.



Nguồn

Cùng chủ đề

113.000 đại biểu dự Hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết 46, Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam

Đồng chí Lương Quốc Đoàn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự, chỉ đạo và trực tiếp quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết tại điểm cầu Trung ương...

Châu Á gặp khó với nhiều điểm nghẽn lương thực

Nguyên nhân khiến giá đường tiếp tục đà tăng trên toàn thế giới MC13: Các nước G-33 đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực lâu dài Trong những năm gần đây, an ninh lương thực toàn cầu phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng chồng chéo do xung đột, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn...

Không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22 ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Theo đó, thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Để tăng cường các biện pháp quản lý và phát triển thị...

Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

Tham dự Hội nghị có: nhà báo Lê Quốc Minh - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM lần đầu trao giải “Nữ doanh nhân xuất sắc”

Lần đầu tiên giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc TPHCM được tổ chức nhằm vinh danh đóng góp của các doanh nhân nữ xuất sắc với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố...

VN-Index cán mốc 2.180 điểm, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường

VN-Index chốt tuần với 2.181,8 điểm, ngưỡng cao kỷ lục 18 tháng qua. Thị trường khép lại tuần biến động, nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" thành công. ...

Giá vàng liên tục lao dốc, vì sao?

Giá vàng miếng SJC trong nước vẫn tiếp tục theo đà lao dốc mặc dù trước đó vài tuần, giá vàng trong nước vẫn "leo thang" bất chấp giá vàng thế giới tạm thời dao động đi ngang. ...

Bài đọc nhiều

Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023. Kim ngạch xuất khẩu cà phê có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàng chủ lực của ngành nông nghiệp. Ảnh: Internet. ...

Điều gì khiến đảo Vũ Yên thành nơi tọa lạc độc nhất vô nhị của Thành phố đảo Hoàng gia?

Điều gì khiến đảo Vũ Yên thành nơi tọa lạc độc nhất vô nhị của Thành phố đảo Hoàng gia?Sở hữu những lợi thế đắt giá “ngàn năm có một”, nơi sinh khí và tinh hoa hội tụ, đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang trở thành tâm điểm khi được lựa chọn để kiến tạo nên “đảo tỷ phú” mới của thế giới - Vinhomes Royal Island. ...

Tâm điểm giao thương sầm uất bậc nhất Văn Giang

Hội tụ giá trị hiện hữu hiếm có cùng tiềm năng vượt trội trong tương lai, Vaquarius kiến tạo tâm điểm giao thương sôi động và sầm uất bậc nhất Văn Giang. Đặc quyền trung tâm, giá trị hiện hữu  Văn Giang là vùng đất trù phú bên dòng sông Hồng, nổi tiếng với nghề sản xuất hoa cây cảnh lớn nhất cả nước. Nhờ sự phát triển...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Cùng chuyên mục

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. Theo đó, Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá;...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Theo tờ trình, nếu lợi nhuận sau thuế của công ty đạt dưới 110% kế hoạch,...

Pacific Airlines trả slot không khai thác

Trong báo cáo mới nhất gửi đến Cục Hàng không Việt Nam, Pacific Airlines cho biết, phương án mới nhất về slot (lượt cất hạ cánh) sẽ được hãng phối hợp với Vietnam Airlines hoàn trả trong quá trình tạm ngừng khai thác.Trả lời PV VTC News, đại diện hãng Pacific Airlines thông tin, việc trả các slot khi quá thời hạn 2 tháng bị thu hồi chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC), hoặc các chặng...

Vé số trúng độc đắc Vietlott hơn 4,2 tỷ đồng lại được tìm ra

Theo thông báo của Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1012 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào tối nay (23/3), Hội đồng quay thưởng của Vietlott xác định giá trị giải thưởng Jackpot 1 là hơn 281 tỷ đồng. Nhưng chưa có người chơi may mắn nào trúng giải thưởng này. Tuy nhiên, hệ thống của Vietlott đã xác định có một khách hàng...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Việt Nam gửi điện chia buồn về vụ tấn công khủng bố ở Nga

Ngày 23/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công khủng bố vào tối 22/3 khiến 143 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Trước đó, một nhóm các tay súng được cho thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo...

Mới nhất